Đánh giá tính vệ sinh của các loại giày phổ biến tại Tp.HCM

MỤC LỤC

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    Trong quá trình sử dụng, giày tiếp xúc chặt chẽ với bàn chân và tác động liên tục lên nó, cho nên việc sử dụng những đôi giày không hợp vệ sinh trong thời gian dài có thể làm phát sinh bệnh lý cho bàn chân, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và khả năng làm việc của người sử dụng. Vì thế đề tài “Nghiên cứu và đánh giá tính vệ sinh của giày tại Tp.HCM” với mục đích đánh giá và so sánh tình trạng vệ sinh của những loại giày phổ biến đang được sản xuất và tiêu thụ tại Tp.HCM, với mong muốn cung cấp cho các nhà sản xuất, người tiêu dùng những thông tin về tình hình vệ sinh hiện nay của các loại giày đang được sử dụng để các nhà sản xuất có thể đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao tính vệ sinh của giày, khách hàng có thể lựa chọn những loại giày có tính vệ sinh phù hợp với mục đích và môi trường sử dụng. Vì thế đế ngoài thường là các vật liệu tổng hợp (nhựa, cao su, chất dẻo) với các tính chất vệ sinh – vật lý không cao nên thực chất đế ngoài đã không tham gia mà còn cản trở phần lót đế thoát hơi ẩm và nhả ẩm ra môi trường bên ngoài.

    Lòng bàn chân là nơi tập trung nhiều tuyến mồ hôi và thải ra lượng mồ hôi nhiều nhất trên cơ thể, vì thế việc sử dụng lớp lót đế, ngoài mục đích tạo độ êm cho chân khi đi giày thì lót đế cần phải có khả năng hút ẩm, hút nước tốt, nhả ẩm và thải nước nhanh chóng nhằm khắc phục những nhược điểm kể trên của đế ngoài, góp phần cải thiện tính vệ sinh của giày. Đối với quá trình thải ẩm, do sự cản trở của đế ngoài, nên hệ vật liệu lót đế chỉ có thể tiến hành thải ẩm từ một phía như quá trình hút, còn hệ vật liệu mũ giày có thể thải ẩm ra cả hai phía từ hai mặt của hệ. Nghiên cứu thực nghiệm tính chất vật lý của các loại vật liệu, hệ vật liệu Trong công nghệ sản xuất giày, nên chú ý hai thuật ngữ “phương pháp liên kết các lớp chi tiết” và “phương pháp lắp ráp các chi tiết”.

    Các tính chất vật lý của các lớp vật liệu riêng biệt cùng với phương pháp liên kết chúng trong hệ sẽ hình thành nên các tính chất vệ sinh – vật lý của hệ vật liệu làm giày và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trao đổi nhiệt, ẩm của giày giữa bàn chân và môi trường bên ngoài, nghĩa là ảnh hưởng trực tiếp đến tính vệ sinh của giày. Các thí nghiệm xác định tính chất vật lý của hệ vật liệu giày phải được tiến hành trong điều kiện có xét đến đặc điểm sử dụng các hệ vật liệu trên giày (thời gian thí nghiệm 8 tiếng theo thời gian sử dụng giày liên tục hàng ngày, nhiệt độ và độ ẩm của môi trường tương ứng với nhiệt độ phòng v.v.). Ivanov đã đưa ra các công thức lý thuyết tính toán các tính chất vật lý: Độ thông hơi, độ hút ẩm và độ hút nước của hệ vật liệu dựa vào tính chất vật lý của từng lớp vật liệu thành phần, vào số lượng lớp chi tiết và phương pháp liên kết chúng trong hệ.

    Như vậy, việc kết hợp hai phương pháp phân tích đồ thị và phân tích số liệu sẽ cho kết quả trực quan và đầy đủ về chỉ số vệ sinh tổ hợp, tạo thuận lợi cho quá trình so sánh, đánh giá và lựa chọn các loại hệ vật liệu theo mục đích sử dụng. Nếu coi tốc độ thoát hơi nước, mồ hôi từ các phần trên bề mặt bàn chân (lòng, mu bàn chân) là như nhau, có thể lấy giá trị trung bình 18 mg/cm2.h là tốc độ thoát hơi nước từ bề mặt da bàn chân (hoạt động bình thường) để làm cơ sở so sánh với tốc độ ngấm, hút và thải ẩm ra bên ngoài của giày. Nhiều nghiên cứu cho thấy khoảng 50% lượng mồ hôi thoát ra từ bàn chân được giày tích tụ, khoảng 40% được loại khỏi giày qua các khe hở giữa phần mũ và phần đế giày, giữa chân và mũ giày khi di chuyển và chỉ có khoảng 10 – 15% thoát ra khỏi vật liệu làm giày nhờ tính chất thông hơi.

    Thời gian bàn chân được khô ráo “t” là khoảng thời gian được xác định kể từ khi bắt đầu đi giày đến lúc giày hút ẩm hoàn toàn (lượng hơi ẩm giày có thể hút được trong thời gian 8 tiếng khi đi giày) và thông hơi ra bên ngoài. Độ dày của vật liệu ảnh hưởng đến độ cứng, tỷ trọng, độ chống mài mòn, tổ hợp các tính chất vệ sinh,… Vì vậy, phải xác định đúng quy cách vật liệu cần thí nghiệm để tiến hành xác định các tính chất vật lý của vật liệu đó được chính xác. -Để mẫu khô tự nhiên trong môi trường nhiệt độ phòng bình thường trong 14 giờ (khoảng thời gian chân không mang giày mỗi ngày), sau đó đem cân mẫu xác định khối lượng mẫu sau khi nhả ẩm – m2 với độ chính xác tới 0,001g. Trong quá trình sấy các lỗ thông hơi trên bề mặt tủ sấy cần mở để thoát hơi nước ra ngoài. Trước khi cân cần mở nắp cốc cân rồi đậy lại ngay để cân bằng áp suất không khí giữa trong và ngoài cốc. Tiếp tục sấy sau ít nhất 20 phút cân lại một lần. Quá trình sấy được kết thúc nếu giữa hai lần cân liên tiếp kết quả không lệch nhau quá 0,005g).

    Vì thế, Luận văn đã tiến hành thí nghiệm xác định các tính chất vật lý của các hệ vật liệu giày dựa trên cơ sở các Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và các Tiêu chuẩn GOCT của LB Nga dành cho xác định các tính chất vật lý của vật liệu giày với điều kiện thí nghiệm có xét đến đặc điểm sử dụng các hệ vật liệu trên giày: thời gian thí nghiệm tương đương với thời gian mang giày liên tục hàng ngày là 8 tiếng (từ 8 giờ sáng đến 4 giờ chiều); nhiệt độ thí nghiệm là tại nhiệt độ phòng (độ ẩm tương đối của không khí: (70±5)% và nhiệt độ (32±5)oC); các hệ hút ẩm, hút nước từ một mặt, lót đế giày thải ẩm, thải nước từ một mặt – mặt tiếp xúc với bít tất ẩm hoặc bàn chân và chỉ xác định độ thông hơi đối với các mẫu mô phỏng hệ vật liệu mũ giày (đã giải thích ở phần đối tượng nghiên cứu). Việc đánh giá tính vệ sinh của giày theo các công thức (3) và (4) ở phần tổng quan là chưa hợp lý, vì tác giả [10] cho toàn bộ diện tích mũ giày đều có khả năng thông hơi như nhau, cố định lượng ẩm lót đế thấm hút là 15% tổng lượng ẩm thoát ra từ bàn chân.

    Hình 2.2  Các chi tiết phần đế giày
    Hình 2.2 Các chi tiết phần đế giày