Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tại Sở Nội vụ tỉnh Lai Châu

MỤC LỤC

Cơ cấu tổ chức bộ máy 1. Các tổ chức chuyên môn, nghiệp vụ

- Giám đốc Sở Nội vụ là người đứng đầu Sở Nội vụ, chịu trách nhiệm trước Ủy ban Nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh và tước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Nội vụ; thực hiện các chức trách, nhiệm vụ của Giám đốc Sở quy định tại Điều 7 Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố tưc thuộc Trung ương. • Phòng Tổ chức, biên chế và tổ chức phi chính phủ là phòng chuyên môn thuộc Sở Nội vụ, giúp Giám đốc Sở quản lý nhà nước các lĩnh vực gồm: tổ chức bộ máy, biên chế các cơ quanh hành chính, sự nghiệp nhà nước; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước cấp huyện và cấp tỉnh; tỏ chức hội, quỹ, tổ chức phi chính phủ.

Kế hoạch hoạt động trong thời gian tới

Tham mưu UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo Công tác tôn giáo tỉnh lựa chọn những điểm nhóm đủ điều kiện tiếp tục cho đăng ký sinh hoạt tôn giáo theo Chỉ thị 01 của Thủ tướng Chính phủ; tiếp tục tham mưu tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo cho cán bộ, hội viên và tín đồ các tôn giáo; thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo và các điểm nhóm tôn giáo trên địa bàn; tiếp tục triển khai Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo, Nghị định 92/2012/NĐ-CP của Chính phủ, Chỉ thị 01 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của tỉnh về công tác tôn giáo. Tăng cường quản lý hoạt động công tác văn thư, lưu trữ trên phạm vi toàn tỉnh; bảo vệ, bảo quản an toàn và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ phục vụ có hiệu quả sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn nghiệp vụ để quản lý công tác văn thư, lưu trữ; nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa công tác văn thư, lưu trữ; xây dựng kế hoạch công tác văn thư, lưu trữ năm 2016; tiếp tục triển khai thu tài liệu lưu trữ của 04 cơ quan, đơn vị và 01 huyện thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào lưu trữ lịch sử; thẩm định tài liệu hết giá trị cần tiêu hủy của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh.

Khái quát các hoạt động tổ chức công tác Quản trị nhân lực

- Tham mưu cho Giám đốc Sở quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng; Phối hợp với các Phòng, Ban, Chi cục (sau đây gọi chung là Phòng) tham mưu cho Giám đốc Sở quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các phòng chuyên môn trực thuộc Sở. - Đảm bảo thường xuyên nhiệm vụ bảo vệ cơ quan; quản lý kho, quỹ; phương tiện thiết bị làm việc và sinh hoạt; đảm bảo trật tự trị an, phòng cháy chứa cháy và các tệ nạn xã hội khác trong phạm vị cơ quan và các khu vực; điều hành ô tô phục vụ lãnh đạo và cán bộ CC, VC cơ quan.

Bảng 1.2.1. Bảng năng lực cán bộ đảm nhiệm công tác quản trị nhân lực tại đơn vị.
Bảng 1.2.1. Bảng năng lực cán bộ đảm nhiệm công tác quản trị nhân lực tại đơn vị.

Thực trạng hệ thống chính sách nhân sự của Sở Nội vụ tỉnh Lai Châu

Đảng ta là do chủ tịch Hồ Chí Minh Sáng tạo và rèn luyện, luôn luôn thấm nhuần tư tưởng, quan điểm của chủ nghĩa Mác, Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của người cán bộ, luôn coi cán bộ là nhân tố quyết định đối với việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, là vấn đề chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng. Theo lời của đồng chí Nguyễn Văn Linh: " Nếu không kiên quyết đổi mới về tổ chức bộ máy và công tác cán bộ thì không một chủ trương, chính sách nào có thể thực hiện tốt được.." Văn kiện đại hội Đảng IX đã khẳng định "Đổi mới cán bộ lãnh đạo các cấp là mắt xích quan trọng nhất mà Đảng ta phải nắm vững để thúc đẩy những cuộc cải cách có ý nghĩa cách mạng..Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tuỵ với dân, biết phát huy sức dân; trẻ hoá đội ngũ, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở".

Sơ đồ 1.3.1. Quy trình tuyển dụng tại Sở Nội vụ tỉnh Lai Châu.
Sơ đồ 1.3.1. Quy trình tuyển dụng tại Sở Nội vụ tỉnh Lai Châu.

Cở sở lý luận về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực trong tổ chức 2. Các khái niệm liên quan

Theo TS Lê Thanh Hà, Giáo trình Quản trị nhân lực, trường Đại học Lao động – xã hội: “Nguồn nhân lực của tổ chức là nguồn lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên lao động trong tổ chức trong mối quan hệ phối kết hợp các nguồn lực riêng của mỗi con người, sự hỗ trợ những khác biệt trong nguồn lực của mỗi cá nhân thành nguồn lực của tổ chức.”. Để thực hiện đào tạo bổ sung, người ta thường căn cứ vào tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật của công nhân hoặc tiêu chuẩn chức danh công việc hoặc bản mô tả công việc và bản yêu cầu đối với người thực hiện công việc để xác định các kiến thức và kỹ năng mà người lao động còn thiếu, từ đó xây dựng chương trình đào tạo và rèn luyện kỹ năng thích hợp giúp người lao động đáp ứng với yêu cầu của công việc được giao.

Quy trình đào tạo nhân lực

Thực trạng công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức tại Sở Nội vụ tỉnh Lai Châu

Tham mưu thực hiện tốt công tác tổ chức bộ máy, biên chế, đã tiếp nhận 02 công chức; tiếp nhận và bổ nhiệm 01 Trưởng phòng thuộc Ban TĐKT; tiến hành rà soát, tổng hợp nâng lương trước thời hạn, nâng lương thường xuyên và thực hiện phụ cấp thâm niên vượt khung cho cán bộ, công chức trong cơ quan; tham mưu thực hiện chế độ chính sách nâng lương thường xuyên cho 11 công chức, viên chức (trước thời hạn 07 công chức; thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung 05 công chức, phụ cấp thâm niên nghề cho 01 công chức). Tham mưu thực hiện tốt công tác tổ chức bộ máy, biên chế, đã tiếp nhận và bổ nhiệm 01 Trưởng phòng; điều động và bổ nhiệm 02 Phó Trưởng phòng; thực hiện quy trình bổ nhiệm 01 Phó Trưởng phòng; giao phụ trách 01 trưởng Chi cục; tiến hành rà soát, tổng hợp nâng lương trước thời hạn, nâng lương thường xuyên và thực hiện phụ cấp thâm niên vượt khung cho cán bộ, công chức trong cơ quan; tham mưu thực hiện chế độ chính sách nâng lương thường xuyên cho 11 công chức, viên chức; trước thời hạn 07 công chức; thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung 04 công chức.

Bảng 2.2.1.3. Ngân sách chi cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
Bảng 2.2.1.3. Ngân sách chi cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

Đánh giá về công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức tại Sở Nội vụ tỉnh Lai Châu

Kết quả của công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ ở nước ngoài cũng chỉ dừng ở đánh giá về số lượng cán bộ, công chức được đào tạo chưa đánh giá được chất lượng của hoạt động, chưa đánh giá trình độ nhận thức của học viên nhận được sau đào tạo, đặc biệt là chưa có đánh giá, báo cáo so sánh về lợi ích và chi phí của hoạt động đào tạo và bồi dưỡng cán bộ ở nước ngoài. Một số con em là người dân tộc thiểu số được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ nhưng chưa có chính sách phù hợp để tiếp nhận họ vào công tác ở cơ sở, còn hiện tượng cá nhân phải tự đi xin việc làm..Mặt khác, tỉnh cũng chưa gắn công tác đào tạo với bồi dưỡng cán bộ, mặc dù công tác bồi dưỡng cán bộ là hết sức quan trọng và thiết thực, cho thấy hiệu quả rừ nột trong những năm gần đõy.

Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác đào tạo tại Sở Nội vụ tỉnh Lai Châu 1. Nhân tố bên ngoài

- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý Nhà nước, tin học nhằm trang bị những kiến thức cần thiết về lý luận chính trị, quản lý hành chính Nhà nước, phương pháp và kỹ năng quản lý, điều hành nâng cao năng lực của cán bộ chính quyền cơ sở trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm được giao; nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác lãnh đạo quản lý, điều hành của chính quyền cơ sở. - Phấn đấu 100% cán bộ công chức tốt nghiệp Đại học trở lên; 100% cán bộ công chức được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ từ cao đẳng trở lên và được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, tin học … và có trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên, trong đó 100% cán bộ chủ chốt có trình độ từ trung cấp lý luận chính trị trở lên.

Giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tại sở Nội vụ tỉnh Lai Châu

Mở rộng các loại hình đào tạo cho phù hợp với từng đối tượng đào tạo, có thể phát triển loại hình đào tạo tại chức tập trung ở tỉnh, mở hội thảo chuyên đề để đúc rút loại hình đào tạo này, vì trong thực tế nếu duy trì loại hình đào tạo tại chức tập trung ở tỉnh thì sẽ thuận lợi hơn cho cán bộ, công chức của Sở vì sẽ giảm được thời gian đi lại, có điều kiện để tham gia công tác và giúp đỡ gia đình. Nên nghiên cứu để lồng ghép chương trình nội dung đào tạo để sao cho ngoài việc trang bị cho cán bộ những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ chính có thể năm bắt các kỹ năng nghiệp vụ, tác nghiệp cụ thể và các kiến thức cần thiết như quản lý nhà nước, quản lý nhân sự, công tác vận động quần chúng.

Khuyến nghị

Đứng trước sự phát triển của đất nước và để đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển hoàn thiện bộ máy nhà nước nói chung và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đồng bào các dân tộc thiểu số trong toàn tỉnh thì công tác xây dựng và củng cố chính quyền cơ sở trong đó bao gồm cả việc xây dựng và củng cố đội ngũ cán bộ, công chức tại Sở là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách cần phải thực sự được quan tâm tổ chức thực hiện thường xuyên có chất lượng, hiệu quả cụ thể. Muốn làm được điều đó thì cần phải đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dưỡng để trang bị những kiến thức cần thiết cho cán bộ, công chức cần phải xây dựng một chiến lược lâu dài về công tác quy hoạch, xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở, để đội ngũ cán bộ cơ sở càng ngày càng lớn mạnh đủ sức đảm đương được nhiệm vụ ở địa phương góp phần củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh.