MỤC LỤC
Hơn nữa, thông qua sự cải tiến kỹ thuật thì đầu tư sẽ nâng cao kỹ năng của người lao động và điều này đến lượt nó sẽ làm tăng năng suất lao động giúp cho quá trình sản xuất trở nên có hiệu quả hơn và cuối cùng là làm tăng trưởng kinh tế bỡi vì lao động có kỹ năng cao hơn sẽ vận hành máy móc dễ dàng và hiệu quả hơn cũng như tiếp thu những công nghệ mới hơn. Hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia thị trường thế giới sẽ thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đó là: thúc đẩy sử dụng các yếu tố đầu vào như công nghệ cao, việc sử dụng các công nghệ này sẽ sản xuất hàng hóa có chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của các nước trên thế giới; thúc đẩy đầu tư cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ từ bên ngoài và đặc biệt là thúc đẩy sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
Chẳng hạn ở xã Quỳnh Thắng huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An khi hạch toán đối với cây dứa cho thấy suất đầu tư khoảng 6 tấn phân NPK cho một ha, thời gian đầu do chưa chủ động được chồi giống nên phải nhập với giá 600-650 đồng/chồi, nay nhờ áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật nên đã giảm được suất đầu tư giống xuống còn một nữa [36]. Chẳng hạn như ở An Giang, “toàn tỉnh có 4 nhà máy chế biến thuỷ sản đông lạnh trong đó có 1 nhà máy của tư nhân với công suất thiết kế trên 12.000 tấn/năm với trang thiết bị hiện đại” [16,84], đã góp phần không nhỏ trong việc nâng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của An Giang lên trên 66 triệu USD năm 2002 và giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương.
Cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường, nhiều khách sạn được nâng cấp, xây dựng mới; nhiều sản phẩm du lịch, đặc biệt là sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng được chú trọng đầu tư và đưa vào khai thác như: khu du lịch Lăng Cô, nước nóng Mỹ An, Tân Mỹ, Thanh Tân, Thiên An, suối Voi, Nhị Hồ, Vườn quốc gia Bạch Mã… Tổng lượng khách du lịch hàng năm đạt trên 1,4 triệu người, tăng bình quân 13,4%/năm, doanh thu tăng 18,9%. - Nông nghiệp phát triển theo chiều hướng tích cực, có tiến bộ vượt bậc trong ứng dụng khoa học công nghệ mới về giống và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, làm năng suất tăng nhanh, hiệu quả sản xuất cao hơn trước, góp phần nâng cao giá trị sản lượng bình quân trên diện tích canh tác; từng bước đa dạng hoá ngành nghề trong nông thôn, nông nghiệp, tạo bước ngoặt quan trọng về nâng cao đời sống các tầng lớp dân cư, góp phần cơ bản giữ vững ổn định kinh tế - xã hội.
Vị trí địa lý của huyện là một thế mạnh tạo cho huyện những điều kiện thuận lợi để phát triển một nền sản xuất hàng hóa với những ngành mũi nhọn đặc thù, tuy nhiên là một trong những huyện ở xa trung tâm tỉnh (thành phố Huế) nên bộc lộ một số hạn chế, thách thức, đặt ra cho huyện nhiệm vụ hết sức nặng nề để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội phải mở rộng liên kết kinh tế trong tỉnh, trong vùng, đưa nền kinh tế huyện nhanh chóng hòa nhập theo xu thế chung, không bị tụt hậu so với toàn tỉnh. Tài nguyên khoáng sản của huyện khá phong phú, đáng kể nhất là khoáng sản phi kim loại: mỏ đá vôi Phong Xuân có trữ lượng trên 240 triệu m3; mỏ than bùn Phong Chương trữ lượng trên 5 triệu m3; suối nước nóng Thanh Tân có tác dụng chữa bệnh tốt; cát, sạn, sỏi trữ lượng khai thác hàng năm trên 10.000 m3; sét gạch ngói phân bố nhiều điểm trên địa bàn huyện tạo điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp phát triển, đặc biệt là công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
- Tài liệu thứ cấp: cần thiết cho nghiên cứu được thu thập từ các nguồn thích hợp: Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế và Phòng Thống kê, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Công thưong và một số phòng ban khác ở huyện và ở các Sở của tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2000 đến năm 2005. Đối với ngành nông nghiệp: các chỉ tiêu đánh giá trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nông, lâm, ngư nghiệp dựa vào hệ thống chỉ tiêu đánh giá trình độ đánh giá trình độ ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, cơ giới hóa, thủy lợi hóa, điện khí hóa trong nông nghiệp, nông thôn.
Như vậy, qua phân tích quá trình tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất (GO) và giá trị gia tăng (VA) nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp huyện Phong Điền giai đoạn 2000-2005 cho chúng ta thấy rằng thực trạng chuyển dịch cơ cấu trên là hoàn toàn phù hợp với xu hướng khách quan của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp của huyện. Năm 2000, cơ cấu giá trị gia tăng trồng và nuôi rừng chiếm tỷ trọng nhỏ 14,7% trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp và tạo ra giá trị tăng thêm là 1.352 triệu đồng; năm 2005 do công tác trồng rừng kinh tế phát triển, trở thành nghề đem lại hiệu quả cao cả về kinh tế lẫn môi trường, rừng phòng hộ được chú trọng phát triển nên cơ cấu giá trị gia tăng của nhóm ngành trồng và nuôi rừng có xu hướng tăng lên 26,1% (tăng 11,4%).
Giá trị sản xuất được tạo ra từ một triệu đồng chi phí trung gian của ngành dịch vụ năm 2000 là 3,1 triệu đồng và giá trị gia tăng là 2,1 triệu đồng, do dịch vụ ở địa phương chưa phòn phú, đa dạng, hầu hết được đầu tư phát triển từ bằng nguồn vốn của nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của một huyện nên hiệu quả kinh tế từ ngành dịch vụ chưa cao và có xu hướng giảm xuống còn 2,94 triệu đồng giá trị sản xuất được tạo ra từ một triệu đồng của chi phí trung gian vào năm 2005 và 1,94 triệu đồng giá trị gia tăng. Qua kết quả phân tích trên cho chúng ta thấy rằng, mặc dù tốc độ tăng trưởng của giá trị sản xuất, giá trị gia tăng trên một triệu đồng chi phí trung gian của ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ tăng nhưng trong nội bộ của ngành công nghiệp và dịch vụ giảm nên hiệu quả kinh tế của hai ngành này chưa cao.
Bước đầu đã hình thành các cụm làng nghề - TTCN tập trung sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ xuất khẩu và cụm làng nghề - TTCN sản xuất mây tre đan nhằm phục vụ du lịch. Huyện Phong Điền đã tận dụng lợi thế so sánh của địa phương mình để hình thành các cụm làng nghề - TTCN tập trung, đã giải quyết việc làm nông nhàn trong nông thôn, làm bộ mặt nông thôn ngày càng thay đổi góp phần cải thiện đời sống dân cư nông thôn cả về vật chất lẫn tinh thần và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của huyện Phong Điền theo hướng CNH, HĐH.
Bên cạnh đó điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và địa hình dốc từ Tây sang Đông, thường xuyên xảy ra lũ lụt vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô, các chỉ tiêu diện tích được tưới tiêu chủ động đạt thấp làm cho sản xuất trong nông nghiệp bấp bênh và phục thuộc vào điều kiện tự nhiên, chưa chủ động để sản xuất nông nghiệp hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước cùng như xuất khẩu. Năm 2000, trên địa bàn huyện Phong Điền có 03 đơn vị sản xuất công nghiệp là xí nghiệp sản xuất gạch tuynel thuộc Công ty Xâp lắp Thừa Thiên Huế, sản xuất mang tính chất cơ giới hóa; xí nghiệp sản xuất phân vi sinh thuộc Công ty Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế, sản xuất mang tính cơ giới hóa và hàng hóa sản xuất xuất ra chỉ mới có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh; cơ sở sản xuất nước khoáng đóng chai Thanh Tân trên dây chuyền bán tự động với công suất 3,5 triệu lít/năm.
Cơ cấu vốn đầu tư bắt đầu có sự chuyển dịch theo hướng ưu tiên cho cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế dân doanh có tốc độ phát triển cao và chiếm tỉ trọng ngày càng lớn; bắt đầu tranh thủ được nguồn vốn viện trợ không hoàn của chính phủ nước ngoài (Phần Lan) trong chương trình phát triển nông thôn giai đoạn 2004-2008. Tuy năng suất, chất lượng, hiệu quả năng suất được nâng lên một bước việc sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi mới vẫn còn hạn chế; chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi chưa mạnh mẽ; phát triển thuỷ sản chưa tương xứng với tiềm năng, chăn nuôi chưa có bước đi lâu dài và vững chắc; chưa gắn kết sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp với các cơ sở chế biến để làm tăng cao giá trị sản phẩm.
Trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung đến năm 2020, một số chương trình, dự án lớn có những tác động tích cực đến quá trình phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và huyện Phong Điền nói riêng như: Chiến lược phát triển hành lang kinh tế Đông - Tây liên kết phát triển kinh tế, thương mại 3 nước Việt Nam-Lào-Thái Lan; xây dựng vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung (trong đó có Thừa Thiên Huế) trở thành vùng phát triển năng động, hình thành tuyến hành lang thương mại Lao Bảo - Đông Hà - Chân Mây (qua địa phận huyện Phong Điền);. Mục tiêu tổng quát của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện Phong Điền trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 là khai thác tốt các tiềm năng và lợi thế để tiếp tục phát triển kinh tế trong đó tập trung đẩy nhanh quá trình phát triển toàn diện nền nông nghiệp hàng hoá; phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản và các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, xây dựng các làng nghề truyền thống; phát triển các loại hình dịch vụ nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội, ổn định và cải thiện tốt hơn đời sống vật chất tinh thần của người dân trong huyện đồng thời đưa nền kinh tế Huyện đi lên và phát triển bền vững.
Đẩy mạnh trồng rừng trên đất trống đồi núi và đất bằng chưa sử dụng khoảng 9.000 ha, trong đó khoảng 3.300 ha rừng phòng hộ đầu nguồn sông Bồ và sông Ô Lâu thuộc các xã Phong Xuân, Phong Mỹ, Phong Sơn và khoảng 2.000 ha trồng rừng phòng hộ ven biển chắn cát, chống xói lở ven biển và bảo vệ khu vực nuôi trồng thuỷ sản ở các xã vùng Ngũ Điền. Cần có cơ chế hỗ trợ, khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế trang trại tập; hỗ trợ vốn vay phát triển sản xuất cho nông dân; thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào các dự án phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm nông-lâm-ngư nghiệp, đặc biệt là đầu tư phát triển các cây trồng, vật nuôi có thế mạnh của huyện, tạo các sản phẩm hàng hóa khối lượng lớn và xuất khẩu.