MỤC LỤC
Tuy rằng công ty cũng dành nhiều nỗ lực cho việc phát triển sản phẩm nhưng với tiềm lực hiện có, với cơ cấu tổ chức (phòng Marketing mới cơ cấu thành lập, nhân viên ít, nhiều vị trí vẫn còn kiêm nhiệm…) cũng như lịch sử kinh doanh cộng với các yếu tố đã trình bày ở trên nên thực tế công ty cũng chưa có các chương trình du lịch đặc biệt mới, đặc sắc, định giá cao mang nhãn hiệu Asia Sun. Điều này chỉ phù hợp dựa trên quan điểm “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” tức là tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn còn nếu xét trên chiến lược kinh doanh của công ty vì mục tiêu thị phần là không phù hợp bởi những khách hàng có khả năng chi trả thấp nhiều khi lại là đối tượng tiếp tục mua sản phẩm dịch vụ của công ty và quan trọng hơn là họ góp phần quảng bá cho công ty. Để hoạt động trong môi trường có tính cạnh tranh cao trong khi mức độ dị biệt của các sản phẩm cùng loại là không cao, công ty có áp dụng phương pháp định giá dựa vào cạnh tranh tức là trong một số trường hợp công ty chỉ căn cứ vào giá trên thị trường hoặc giá của đối thủ cạnh tranh để ra quyết định giá mà ít quan tâm đến chi phí cá biệt của mình.
Tóm lại trong vấn đề quản lý kênh tiêu thụ, công ty Asia Sun mới chỉ dừng lại ở chỗ là thiết lập các mối quan hệ hợp tác, thiết lập các quan hệ thành viên (công ty là thành viên của các tổ chức du lịch quốc tế như: PATA, JATA…) còn trong việc xây dựng kế hoạch tiêu thụ, xác định định mức tiêu thụ cho các doanh nghiệp gửi khách và các đại lý lữ hành độc lập cũng như xác định kế hoạch tiêu thụ cho các kênh trực tiếp chưa được thực hiện tốt. Trong du lịch hiện đại người ta đã đề cập tới khái niệm “Xúc tiến hỗn hợp”, thực chất đây là quá trình kết hợp truyền thông nhằm mục đích truyền cho người tiêu dùng trên thị trường mục tiêu các thông tin về sản phẩm là các chương trình du lịch nhằm thu hút quyến rũ người tiêu dùng (mục tiêu) tiêu thụ và trung thành với sản phẩm của doanh nghiệp. Điều này được thể hiện rất rừ trong cỏc văn bản, nghị quyết của Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam nhiệm kỳ IX, X; trong Kết luận 179 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trong thời kỳ mới; trong các nghị định, chỉ thị của Chính phủ; trong Chiến lược phát triển du lịch Quốc gia năm 2010, các chương trình hành động du lịch Quốc gia… Về phía thành phố Hà Nội điều này cũng được khẳng định trong các Nghị quyết của Hội nghị đảng bộ thành phố khóa 14, 15.
Bắt đầu từ việc ra đời của Luật Doanh nghiệp tháng 01/2000 đã cởi trói cho các nhà đầu tư vào các lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó du lịch là ngành có sức hấp dẫn cao; kế đó việc Luật Du lịch được ban hành và có hiệu lực đã tạo môi trường thuận lợi trong quan hệ của các hãng lư hành với nhà cung cấp sản phẩm du lịch và giữa các hãng lữ hành với nhau, đảm bảo sự bình đẳng trong kinh doanh giữa các thành phần, các tổ chức, các cá nhân được phép kinh doanh lữ hành. Số lượng các nhà cung cấp trên thị trường du lịch Việt Nam là khá phong phú, với chủng loại sản phẩm đa dạng dễ thay thế, doanh nghiệp ít phải tổn thất khi chuyển đổi các nhà cung cấp và có vai trò khá mạnh đối với các nhà cung cấp cũng như mức độ quan trọng của sản phẩm (dịch vụ) đối với người mua (doanh nghiệp) là không cao do đó có thể nói sức ép của các nhà cung cấp đối với công ty là không lớn. Chỉ có một số đơn vị sự nghiệp (ban quản lý khu du lịch), dịch vụ công (hải quan, công an, bưu điện…) là có thể gây sức ép nào đó đối với công ty nhưng nhờ sự chú trọng cải cách hành chính của chính phủ đã góp phần tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (chính phủ có dự định giảm thuế GTGT cho ngành du lịch ở mức thuế suất của ngành kinh doanh xuất khẩu để thúc đẩy kinh doanh lữ hành quốc tế nhận khách; điều chỉnh mức giá điện nước…, lập ngân hàng đầu, quỹ phát triển du lịch…, các cơ quan hữu quan như công an, hải quan… đã có những cải cách thủ tục hành chính giúp cho việc xuất nhập cảnh, khai báo hải quan được thuận tiện).
Phần lớn các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành ở Việt Nam có quy mô nhỏ, vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng và lao động không quá 30 người, mối quan hệ tỷ lệ giữa vốn cố định và vốn lưu động thường không phù hợp với tính chất của kinh doanh lữ hành (công ty điều hành hướng dẫn du lịch có tỷ lệ vốn lưu động thấp nhất trong tổng vốn qua các năm là 1%). Trong kinh doanh lữ hành, có nhiều phương án để đa dạng hóa sản phẩm, hơn thế sản phẩm du lịch mang những nét độc đáo riêng và hiện nay sản phẩm thay thế còn rất hạn chế, tuy vậy nếu xét với một vùng, một tuyến hoặc một loại hình du lịch thì khả năng thay thế không phải là nhỏ (trong khi doanh nghiệp không hoặc ít tạo ra được những cản trở đối với khách hàng khi thay đổi nhà cung cấp). Cho đến thời điểm hiện tại mặc dù trong từng giai đoạn, hoàn cảnh khác nhau công tác Marketing được hiểu và thể hiện khác nhau nhưng phần lớn những mục tiêu và chiến lược Marketing đưa ra đều đã đem lại những thành quả nhất định mà biểu trưng của nó không gì khác hơn chính là sự tồn tại và phát triển của công ty trong suốt thời gian qua (số lượng khách, doanh thu, lợi nhuận của công ty luôn tăng ở mức 2 con số trong những năm qua).
Như vậy có thể nói trong những năm qua dù tổ chức bộ máy Marketing chưa phải là đã hoàn thiện, phòng Marketing mới được tách ra riêng biệt, các chiến lược và kế hoạch Marketing không phải lúc nào cũng được thực hiện đầy đủ và đồng bộ, chính quy và hiện đại, nhưng xét một cách tổng thể công tác Marketing ở công ty Asia Sun có thể coi là đã hoàn thành nhiệm vụ (xét trên quan điểm những đầu tư, chi phí đã bỏ ra cho công tác này và kỳ vọng về kết quả của nó). + Bộ phận marketing đề ra chỉ tiêu đến năm 2010 toàn bộ hệ thống sản phẩm dịch vụ do công ty sản xuất ra cũng như do các đối tác, nhà cung cấp khác cung cấp nằm trong các chương trình du lịch, các dịch vụ của công ty phải đạt đầy đủ tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn môi trường, tiêu chuẩn về công nghệ… của các quốc gia, khu vực (Mỹ, EU,…) cũng như các quy định về tiêu chuẩn chất lượng do các tổ chức, hiệp hội du lịch trên thế giới quy định, đề ra. + Mục tiêu của công ty đến năm 2010 là tăng số kênh phân phối truyền thống từ 3 kênh hiện nay lên thành 5 kênh, với sự tham gia của các đại lý bán buôn và đại lý bán lẻ nhằm mục đích tận dụng thế mạnh của các doanh nghiệp này để công ty có thể tập trung nguồn lực vào nghiên cứu sản suất các chương trình du lịch, đồng thời công ty xác định kênh trực tiếp (kênh 1) sẽ là kênh phân phối chính với hình thức kinh doanh trực tuyến làm chủ đạo.
Công ty sử dụng hai chiến lược (đối với vấn đề thị trường) là chiến lược thâm nhập sâu hơn vào thị trường tức là phấn đấu bán nhiều hơn sản phẩm hiện tại cho khách du lịch quen – thị trường hiện tại hoặc bán sản phẩm du lịch hiện tại cho khách du lịch mới tại phân đoạn thị trường hiện tại, bán sản phẩm hiện tại cho thị trường khách du lịch mới. Thứ hai, công ty có thể áp dụng chiến lược hạ thấp chi phí trong ngắn hạn (với thời điểm, đặc điểm cụ thể) nhưng phải tránh làm suy giảm năng lực đổi mới, sáng tạo bằng việc thực hiện các hình thức như: cải tiến cơ cấu tổ chức, tăng cường mối quan hệ với các nhà cung cấp, đào tạo và huấn luyện, loại trừ sai sót, thu hút những đoàn khách lớn, áp dụng quy mô tối ưu trong các hoạt động quảng cáo.