MỤC LỤC
Cho vay là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu (NHTM) sang người sử dụng (KH), sau một thời gian nhất định lại quay về với lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu. Nguồn vốn vay từ các NH rất quan trọng đối với sự phát triển của các doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức kinh tế, đặc biệt nguồn vốn vay từ NH thúc đẩy tiêu dùng và góp phần quan trọng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Vì triển vọng về lợi nhuận cũng như phạm vi KH trong lĩnh vực CVTD là rất lớn nên đối với hầu hết các nước phát triển hiện nay, CVTD đã trở thành một trong những nguồn thu chủ chốt của các NHTM, đóng vai trò chủ đạo trong dịch vụ NH, mang ý nghĩa quan trọng trong quản lý NH. • Đối với người tiêu dùng: CVTD giúp người tiêu dùng thoả mãn và nâng cao chất lượng tiêu dùng, cho phép người tiêu dùng sử dụng trước khả năng thanh toán của mình trong tương lai, hưởng các dịch vụ tiện ích trước khi có đủ nguồn tài chính, đặc biệt trong trường hợp chi tiêu cấp bách.
• Đối với toàn bộ nền kinh tế: Có thể nói, hoạt động CVTD là đòn bẩy kích thích sản xuất phát triển, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống dân cư, góp phần thực hiện xoá đói giảm nghèo. Xét trên góc độ kinh tế vĩ mô: dịch vụ ngân hàng bán lẻ đẩy nhanh quá trình lưu chuyển tiền tệ, tận dụng tiềm năng lớn trong dân cư để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống người dân, hạn chế dùng tiền mặt và tiết kiệm chi phí thời gian, tiền bạc cho xã hội.
• Dư nợ cho vay và doanh số cho vay đối với các khoản vay tiêu dùng: Dư nợ là số tiền mà NH đang cho vay vào thời điểm cuối kỳ. Nếu dư nợ CVTD kỳ này lớn hơn kỳ trước, hoặc doanh số cho vay trong kỳ lớn hơn kỳ trước, có thể khẳng định rằng, chất lượng CVTD đang được nâng cao.
• Quy mô và giới hạn tín dụng: Bên cạnh các quy định của pháp luật về giới hạn cho vay, mỗi NH thường có quy định riêng về quy mô và các giới hạn đối với từng KH cụ thể. Ví dụ như quy mô cho vay tối đa đối với từng KH, từng ngành nghề, quy mô cho vay trên giá trị vật đảm bảo… Chính sách về quy mô và giới hạn tín dụng ảnh hưởng trực tiếp tới quy mô các khoản tín dụng mà KH nhận được từ NH. • Chính sách về các khoản đảm bảo: Chính sách đảm bảo bao gồm các quy định về: trường hợp vay vốn phải có tài sản đảm bảo, các hình thức đảm bảo, tỷ lệ phần trăm cho vay trên đảm bảo… Thông thường, các NH chỉ cho vay với giới hạn thấp hơn giá trị thị trường của đảm bảo.
Do đó, quy trình thủ tục cho vay của NH cần phải đơn giản, hợp lý, vừa đảm bảo để NH có được các thông tin cần thiết, vừa không gây phiền hà cho KH. Vì thế, việc nâng cao chất lượng CVTD sẽ đạt hiệu quả hơn nếu như NHTM có mạng lưới chi nhánh dày và rộng, trụ sở, phòng giao dich khang trang, lịch sự….
Như vậy,tình hình tài chính, năng lực tài chính và tài sản đảm bảo là những yếu tố quyết định tới khả năng đáp ứng điều kiện vay của KH vay tiêu dùng. Mụi trường phỏp lý rừ ràng, minh bạch với hệ thống cỏc văn bản pháp luật hợp lý, thống nhất là điều kiện để KH tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vốn của NHTM. • Môi trường chính trị xã hội: Môi trường chính trị xã hội ổn định giúp đời sống người dân được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng tăng cả về chất và lượng.
Trái lại, môi trường chính trị xã hội kém ổn định sẽ làm cho xu hướng tiêu dùng của người dân giảm sút, dẫn đến sự thu hẹp hoạt động CVTD của NHTM. Tóm lại, việc nâng cao chất lượng CVTD không chỉ chịu ảnh hưởng từ những nhân tố bên trong NHTM, mà còn từ nhiều nhân tố khách quan khác.
Lãi suất cho vay được xác định tuỳ thuộc vào mức độ rủi ro, thời hạn cho vay của từng món vay trên cơ sở năng lực tài chính, khả năng trả nợ, biện pháp bảo đảm tiền vay và mức độ tín nhiệm của khách hàng…, đảm bảo trang trải đủ chi phí huy động vốn, chi phí quản lý món vay, trích dự phòng rủi ro và có lãi. Văn bản uỷ quyền của các thành viên từ đủ 18 tuổi trở lên trong hộ gia đình cho người đại diện ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và cam kết cùng chịu trách nhiệm trả nợ cho Chi nhánh NHCT Ba Đình (Bản chính, có công chứng/chứng thực, nếu khách hàng là đại diện hộ gia đình);. Quy trình cho vay được Phòng Chính sách và quản lý tín dụng soạn thảo với mục đích giúp cho quá trình cho vay diễn ra thống nhất, khoa học, hạn chế, phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng, đồng thời được áp dụng chung cho toàn hệ thống Ngân Hàng Công Thương.
Bởi lẽ, trong những năm gần đây, thị trường ngân hàng diễn ra cạnh tranh gay gắt, thị trường CVTD trước đây bị xem nhẹ, dần dần trở thành mục tiêu mở rộng kinh doanh đối với các NH, để đạt được điều đó các NH buộc phải nâng cao chất lượng CVTD để thu hút khách hàng. Qua những phân tích trên đây, có thể nhận định rằng, chất lượng CVTD của chi nhánh đang được nâng cao, biểu hiện ở sự tăng trưởng dư nợ cho vay, chuyển biến cơ cấu cho vay, gia tăng doanh số cho vay… Mặc dầu vậy, xét về tỷ trọng dư nợ thì giữa CVTD và cho vay kinh doanh vẫn còn chênh lệch quá lớn.
Những điều kiện cho vay còn khắt khe, thủ tục phức tạp, mất thời gian khiến cho nhiều KH vay tiêu dùng, tuy có tình hình tài chính và thu nhập tốt, phương án vay khả thi khó tiếp cận được nguồn tín dụng từ chi nhánh. Vẫn biết lĩnh vực CVTD hàm chứa rất nhiều rủi ro, nhưng chi nhánh còn quá chặt chẽ trong việc xác định tài sản cầm cố thế chấp và các thủ tục nhằm tránh rủi ro, sự chặt chẽ đó đã khiến cho nhiều KH không thể vay được vốn. Hiện nay cho vay tiêu dùng đã trở thành mục tiêu của các tổ chức tín dụng, nhất là các Ngân hàng ngoài Quốc doanh, điển hình là các ngân hàng thương mại cổ phẩn lớn như ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB), ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank), ngân hàng kỹ thương (Techcombank), ngân hàng Nhà Hà Nội (HaBuBank)… Cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt làm cho các ngân hàng quốc doanh dường như đã thức tỉnh trước thị trường đầy tiềm năng này.
Họ ngày càng chú trọng đến các khách hàng cá nhân, hộ gia đình để đáp ứng nhu cầu vay tiêu dùng như Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (AgriBank), Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Đầu tư và phát triển (BIDV). Nếu như chi nhánh không có những giải pháp kịp thời thì những hạn chế nêu trên không những không được giải quyết mà ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, đe doạ tới sự phát triển của chi nhánh nói chung, và tới hoạt động CVTD nói riêng trong tương lai.
Về chất lượng khoản vay: Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Ba Đình luôn xác định chất lượng của khoản vay là tiêu chí hàng đầu khi xét duyệt cho vay cho nên Ngân hàng tập trung vào các khoản vay mà người vay có mức thu nhập cao, ổn định, đã có quan hệ tốt với Ngân hàng. Bởi lẽ nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân, hộ gia đình là rất phong phú không chỉ vay để mua nhà đất, sửa chữa nhà cửa, vay mua ô tô mà còn vay để thanh toán hàng hoá - dịch vụ, để mua sắm đồ dùng sinh hoạt gia đình hoặc là nhu cầu tài trợ du học, khám chữa bệnh… Tuy nhiên chi nhánh mới chỉ chú trọng đến những nhu cầu mua nhà đất, mua sắm đồ dùng sinh hoạt, phương tiện đi lại và xây sửa nhà cửa là chủ yếu, trong khi các nhu cầu khác như: học hành, chữa bệnh, du lịch, hay các nhu cầu tiêu dùng tiện ích khác vẫn chưa được quan tâm. • Thực hiện các chương trình quảng cáo, tài trợ cho các sự kiện để thương hiệu Ngân hàng Công Thương Việt Nam trở nên phổ biến hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh thu hút được nhiều khách hàng, qua đó thúc đẩy động lực nâng cao chất lượng CVTD tại chi nhánh.
• Tăng cường công tác kiểm tra để đảm bảo việc nâng cao chất lượng CVTD của chi nhánh phải gắn liền với tăng trưởng tỷ trọng CVTD trong hoạt động cho vay tại chi nhánh, đảm bảo an toàn cho hoạt động của chi nhánh và của toàn hệ thống Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Hơn thế nữa, các giải pháp đó phải được thực hiện với sự đầu tư lớn và quyết tâm cao, để hoạt động nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng thực sự đạt hiệu quả, góp phần tăng cường sức mạnh của chi nhánh trong cuộc cạnh tranh với các NHTM Việt Nam và nước ngoài.