MỤC LỤC
Các hình thức xuất khẩu
Những biến đổi này không chỉ xảy ra trong phương diện cung, chúng còn ảnh hưởng thay đổi các yếu tố của cầu cả về số lượng và cơ cấu nhu cầu, làm thay đổi phương thức mua bán truyền thống…Sự ra đời và phát triển thương mại điện tử là một ví dụ điển hình về ảnh hưởng của sự tiến bộ khoa học công nghệ đối với thương mại nói chung và xuất khẩu nói riêng. Bao gồm những đặc điểm tự nhiên như vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, yếu tố hạ tầng như hệ thống vận tải, hạ tầng thông tin, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ đào tạo, nguồn năng lượng, nguồn nhân lực…Tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu.
Tình hình nghiên cứu khoa học, số lượng các phát minh sáng chế và các tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng gia tăng nhanh chóng, sự bùng nổ của cách mạng về thông tin và truyền thông, thời gian ứng dụng của phát minh sáng chế ngày càng được rút ngắn…. Những mặt hàng được Nhà nước khuyến khích xuất khẩu sẽ được tạo điều kiện thuận lợi như cho vay vốn với lãi suất thấp hoặc không phải thế chấp tài sản, giảm thuế nguyên vật liệu và các thiết bị phục vụ….
Hệ thống cơ sở hạ tầng, thông tin thương mại cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu, đặc biệt là hệ thống giao thông vận tải, ngân hàng…để đảm cho quá trình vận chuyển, thanh toán quốc tế…. Trong nền kinh tế thị trường, nguồn lực của doanh nghiệp được đặc biệt quan tâm với ý nghĩa là toàn bộ các điều kiện có khả năng huy động và sử dụng để thực hiện mục đích tổ chức, phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá trên thị trường.
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM DỆT MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY
Ngày mồng 2 tháng 3 năm 1968, trên cơ sở máy móc, thiết bị và nhân lực của trạm may Lê Trực (thuộc Công ty Gia công dệt kim sợi cấp I Hà Nội) và xưởng May cấp I (Hà Tây), Bộ Nội Thương quyết định thành lập xí nghiệp May Chiến Thắng có trụ sở tại số 8B phố Lê Trực, Quận Ba Đình, Hà Nội và giao cho cục Vải sợi may mặc quản lý. Năm 1985 và năm 1986 vinh dự là đơn vị tiên tiến của ngành May 2 năm liền do đó năm 1987 cán bộ công nhân viên Xí nghiệp May Chiến Thắng phấn khởi bước vào thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh theo hướng tự chủ mà Quyết định 217/HĐBT đã đề ra.Các Quyết định 217/HĐBT đã gợi mở cho lãnh đạo xí nghiệp đổi mới tư duy và phong cách quản lý nhằm phát triển Xí nghiệp về cả bề rộng lẫn chiều sâu.
− Phòng kinh doanh tiếp thị : Thực hiện các công tác tiếp thị giao dịch và nhận đặt hàng của khách nội địa, giao dịch với khách hàng ngoại trong phương thức mua nguyờn liệu bỏn sản phẩm (FOB), theo dừi và quản lý các cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm, thực hiện công tác chào hàng và quảng cáo.Quản lý các kho đầu tấm, phục vụ công tác tiếp thị. − Phòng hành chính tổng hợp: Tiếp nhận và quản lý công văn, thực hiện các nghiệp vụ văn thư, trực tiếp đón khách.Tổ chức công tác phục vụ hành chính, các hội nghị, hôị thảo và công tác vệ sinh công nghiệp.Lập kế hoạch và sửa chữa, nâng cấp các công trình nhà xưởng, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất (điện, nước, máy vi tính…).
− Phòng thiết kế: Tại đây công ty trưng bày các mặt hàng sản xuất, vừa giới thiệu sản phẩm vừa bán đồng thời đây cũng là nơi tiếp nhận ý kiến đóng góp phản ánh từ người tiêu dùng. − Các phân xưởng sản xuất: Tổ chức quản lý sản xuất đảm bảo tính hiệu quả của quá trình sản xuất (Năng suất - Chất lưọng - Tiết kiệm).
Mục tiêu hàng đầu mà công ty đặt ra là duy trì tăng trưởng không ngừng về số lượng, mở rộng gia tăng các mặt hàng, chủng loại sản phẩm, chú trọng cải tiến, quản lý kỹ thuật, nâng cao chất lượng, sản phẩm, chất lượng phục vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng tạo được chỗ đứng, vị trí vững chắc cho sản phẩm của công ty mình. Kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty cũng tăng nhanh được thể hiện qua các chỉ tiêu sau: thứ nhất đó là giá trị hợp đồng xuất khẩu của công ty năm 2005 chỉ mới đạt được ở mức là 4,684 USD thì sang năm 2006 đã tăng lên 5,775 USD và năm 2007 thì còn tăng cao hơn nữa đó là 13,303 USD điều này chứng tỏ số lượng các sản phẩm xuất khẩu của công ty cổ phần may Chiến Thắng đang ngày một tăng lên.
Thị trường Mỹ đã chấp nhận sản phẩm may mặc của công ty may Chiến Thắng với kim ngạch xuất khẩu lên tới 3,311,014 USD cho trị giá gia công và 4,799,968 USD cho trị giá FOB chiếm hơn 45% tồng kim ngạch xuất khẩu của công ty trong năm 2006.Đây là một kết quả đáng khích lệ.Song các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty may Chiến Thắng nói riêng sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận thị trường Mỹ do tính phức tạp trong hệ thống luật pháp của Mỹ.Chính vì vậy khi định hướng xuất khẩu sang thị trường Mỹ cần tập trung tìm khả năng tiếp cận thị trường trên cơ sở nghiên cứu các quy định, luật thương mại được Mỹ áp dụng, liên kết với các nhà đầu tư Mỹ trong việc sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may. Số liệu thống kê cho thấy, nếu năm 2006 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của công ty may Chiến Thắng sang EU chỉ đạt 822,313 USD trị giá gia công và 1,285,178 USD theo trị giá FOB.Theo các chuyên gia Vụ Xuất nhập khẩu, đặc điểm của khu vực thị trường EU là nhiều thị trường “ngách” có mức sống và nhu cầu hàng dệt may rất đa dạng từ hàng có phẩm cấp thấp đến hàng có chất lượng cao phù hợp năng lực sản xuất nhiều thành phần của Việt Nam.Tuy nhiên, việc mất giá của đồng đôla Mỹ so với đồng euro là một nhân tố ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu sang thị trường này.
Công ty đã đầu tư thêm máy móc thiết bị và nhân công vật lực để nghiên cứu sản xuất và cho ra đời những sản phẩm phù hợp để tiêu thụ ở thị trường nội địa, có sử dụng những sản phẩm dệt có chất lượng cao của các công ty dệt trong nước nhằm thắt chặt hơn các mối quan hệ liên kết dệt may vốn đang lỏng lẻo. Như vậy ta có thể thấy mặc dù doanh thu đạt được của mặt hàng này là cao nhưng tốc độ tăng lại giảm dần và ngày càng mất vị trí dẫn đầu trong các sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Mỹ thế nhưng đây vẫn là một trong những mặt hàng quan trọng của công ty khi xuất khẩu.
Trong một môi trường công nghệ tiên tiến, hiện đại nên các tiêu chuẩn công nghệ của Mỹ đối với các sản phẩm nhập khẩu cũng rất chặt chẽ như tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh, tiêu chuẩn dây chuyền công nghệ…Đây cũng là một rào cản đối với các hàng hoá của Việt Nam khi xâm nhập vào thị trường Mỹ. Không chỉ chịu áp lực cạnh tranh từ các đối thủ tầm cỡ quốc tế đã nêu ở trên, mà công ty còn phải chịu áp lực cạnh tranh ở trong nước vì ở trong nước cũng có rất nhiều doanh nghiệp cũng sản xuất các sản phẩm tương tự hoặc giống sản phẩm của công ty và họ đều là đối thủ cạnh tranh của công ty.
− Thứ nhất: Nền kinh tế thế giới có nhiều biến động và phức tạp, đặc biệt là các cuộc khủng hoảng kinh tế - chính trị: nạn khủng bố chiến tranh tôn giáo, chiến tranh sắc tôn…là có tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động kinh doanh của các công ty kinh doanh quốc tế. Ngoài những nguyên nhân trên đây thì nguyên nhân nội tại trong chính công ty cổ phần may Chiến Thắng cũng góp phần không nhỏ làm giảm hiệu quả kinh doanh quốc tế của công ty, đó là những nguyên nhân chủ quan, những nguyên nhân nằm trong tầm kiểm soát của công ty.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM DỆT MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN
Chỉ đến khi Mỹ áp dụng biện pháp tự vệ (áp dụng hạn ngạch với 28 mặt hàng dệt may của Trung Quốc đến năm 2008) thì xuất khẩu của Việt Nam mới tăng trưởng trở lại, nhưng cũng chỉ chiếm được 3,2% thị phần dệt may Mỹ. Như vậy, khi Trung Quốc được bãi bỏ hoàn toàn hạn ngạch vào năm 2008, nếu doanh nghiệp dệt may Việt Nam chuẩn bị không tốt thì không những xuất khẩu vào Mỹ khó tăng, mà khả năng quay trở lại mức tăng trưởng âm cũng dễ trở thành hiện thực.
Dự báo nhu cầu thế giới về hàng dệt may trong thời gian 2005-2010
85% năm 2010 để nâng cao giá trị xuất khẩu đồng thời tạo công ăn việc làm cho người lao động, lãnh đạo ngành công nghiệp có định hướng đưa dệt may thành ngành xuất khẩu số 1 vào những năm tới; trong khi đó các doanh nghiệp dệt may dù lớn của Việt Nam cũng không làm hết đơn hàng, giá nhân công ở các thành phố lớn ngày càng tăng; các địa phương khác trong cả nước lại có nguồn nhân lực dồi dào, đất đai nhà xưởng thuận lợi cho phát triển sản xuất. − Đẩy mạnh công tác thiết kế mẫu thời trang, tạo thêm nhiều sản phẩm mới, cải tiến công tác quản lý chất lượng sản phẩm, quản lý hệ thống sản xuất, áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm và nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm may mặc của công ty trên thị trường Mỹ cũng như thị trường thế giới.
Định hướng chiến lược của công ty cổ phần may Chiến Thắng trong thời gian tới
Nhất là đối với công ty cổ phần may Chiến Thắng, một công ty chú trọng đến kinh doanh quốc tế, đòi hỏi nhân viên đặc biệt là những người trực tiếp làm việc đối với đối tác nước ngoài cần có trình độ ngoại ngữ thành thạo bên cạnh đó là năng lực và kinh nghiệm làm việc cũng rất quan trọng cần phải được quan tâm. Những ưu đãi về thuế không xác định theo thành phần kinh tế, nguồn gốc đầu tư mà phân biệt theo quy mô doanh nghiệp, theo vùng, theo sự tác động tới việc giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội như tạo công ăn việc làm…Nhà nước cần nhanh chóng hoàn thành lịch trình cắt giảm thuế để tham gia CEPT và chính sách thuế đối với các quốc gia không thuộc khối ASEAN.