Giải pháp hoàn thiện chuẩn bị đầu tư cho dự án FDI tại Việt Nam

MỤC LỤC

NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ DỰ ÁN FDI VÀ CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN FDI

Lí luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài và dự án FDI 1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài

    Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt quan tâm tới việc đưa ra một dự án khả thi, đây là căn cứ để họ quyết định bỏ vốn đầu tư cũng như là cơ sở để họ trình lên cơ quan có thẩm quyền tại nước tiếp nhận đầu tư để xin cấp giấy chứng nhận đầu tư, được hưởng các ưu đãi, được cấp đất, cấp phép xây dựng trong giai đoạn thực hiện dự án…Ngoài ra, đây cũng là căn cứ để họ thuyết phục các tổ chức tín dụng tài trợ vốn cho dự án của mình thông qua chứng minh tính khả thi của dự án về mặt tài chính. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: trong giai đoạn này, chủ đầu tư phải thực hiện các công việc như nghiên cứu tìm hiểu cơ hội đầu tư thông qua các bước tìm hiểu thị trường, môi trường đầu tư, điều kiện kinh tế xã hội của nước nhận đầu tư, sau đó là lập dự án khả thi và tiền khả thi, tìm kiếm lựa chọn đối tác trong trường hợp đầu tư theo hình thức liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC, hoàn thiện hồ sơ dự án để cơ quan có thẩm quyền nước tiếp nhận đầu tư xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư, sau giai đoạn này dự án FDI đã hình thành về mặt pháp lý.

    NHÀ ĐẦU TƯ

    Chuẩn bị đầu tư của dự án FDI

      Chuẩn bị đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài và các hoạt động thu hút đầu tư từ phía nước tiếp nhận đầu tư là hai quá trình được tiến hành song song với nhau trong đó các hoạt động chuẩn bị đầu tư là công việc của bản thân nhà đầu tư nước ngoài nhưng thông qua các hoạt động thu hút đầu tư từ phía nước nhận đầu tư như các biện pháp xúc tiến đầu tư, các quy định pháp lý có liên quan tới môi trường đầu tư và thực hiện dự án FDI sẽ tạo thuận lợi hơn rất nhiều cho nhà đầu tư khi tiến hành tìm kiếm cơ hội đầu tư cũng như thực hiện chuẩn bị đầu tư. Vì vậy, để được chấp thuận cấp giấy chứng nhận đầu tư cũng như hỗ trợ triển khai dự án của chính quyền địa phương, của cộng đồng dân cư nơi đặt dự án, nhà đầu tư phải nghiên cứu kĩ những tác động của dự án tới các điều kiện kinh tế - xã hội như môi trường, tạo việc làm cho lao động địa phương, tác động tới cân đối ngoại tệ, cán cân xuất nhập khẩu, đóng góp cho ngân sách cũng như có tác động tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, phát triển các ngành nghề.

      THỰC TRẠNG CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ CỦA CÁC DỰ ÁN FDI TẠI VIỆT NAM

      Thực trạng chuẩn bị đầu tư của dự án FDI ở Việt nam

        Từ hình trên, ta có thể thấy, một trong những nguyên nhân khiến dự án FDI bị giải thể là do mụi trường phỏp lý của Việt nam vẫn cũn chưa rừ ràng, thủ tục hành chính còn phiền hà và các nguyên nhân khác như nhà đầu tư thay đổi phương thức kinh doanh, nhà đầu tư nước ngoài thiếu thiện chí, vi phạm pháp luật..thì vẫn có nguyên nhân do công tác chuẩn bị đầu tư chưa tốt, nhà đầu tư khi lập dự án đã không tính tới các rủi ro có thể gặp phải, nghiên cứu thị trường không chuẩn xác hay trong các liên doanh là sự yếu kém của phía Việt nam sự chuẩn bị cần thiết trước khi tiếp cận đối tác nước ngoài cũng như kinh nghiệm đàm phán thấp, thiếu thông tin về nhà đầu tư nước ngoài cũng như không đủ năng lực thẩm định dự án nên các cuộc đàm phán thường kéo dài, chất lượng hợp đồng thấp, hồ sơ dự án phải sửa đổi nhiều lần dẫn tới thua thiệt về lợi ích cho phía Việt nam. Tuy nhiên, do khác biệt về ngôn ngữ, trình độ quản lý cũng như khả năng công nghệ nên trong quá trình triển khai thực hiện dự án của hình thức này đã nảy sinh rất nhiều mâu thuẫn, bất đồng từ quan điểm sở hữu, trình độ, quyền lợi..Mặt khác, xuất phát từ những yếu kém của phía Việt nam trong thẩm định năng lực tài chính, kinh nghiệm quản lý, năng lực thẩm định giá trị công nghệ của phía nước ngoài nên trong quá trình đàm phán thường bị lúng túng, lấn át dẫn tới các hợp đồng được kí kết không tốt, thường bị phía nước ngoài khai tăng giá trị máy móc thiết bị trong khi tỷ lệ góp vốn liên doanh của bên Việt Nam chỉ chiếm 23% vốn pháp định, khoảng hơn 10% vốn thực hiện mà chủ yếu là góp vốn bằng quyền sử dụng đất, nhà xưởng có sẵn, chỉ có 1-2% là bằng tiền nên hay chịu thua thiệt về lợi ích cho phía Việt nam, đặc biệt là khi các doanh nghiệp quốc doanh sử dụng vốn Nhà nước đi tiến hành liên doanh. Trong thời gian qua, số lượng các dự án FDI ngày càng nhiều, cùng với sự hỗ trợ của địa phương, của ban quản lý, các dự án được soạn thảo ngày càng có chất lượng hơn, minh chứng là nhiều dự án được soạn thảo tốt đã nhanh chóng được cấp giấy chứng nhận đầu tư, không mắc phải những sai sót về trình bày, về số liệu tính toán…Tuy nhiên, với điều kiện của Việt nam đang trong quá trình sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư, các nội dung cũng như các quy định về hình thức của dự án FDI luôn thay đổi khiến nhà soạn thảo dự án FDI cũng như nhà đầu tư nước ngoài luôn phải tham khảo các quy định của Việt nam trong từng giai đoạn để tiến hành các công việc của mình.

        Số lượng cơ quan chuyên trách trong soạn thảo dự án FDI: các công ty tư vấn, dịch vụ của các cơ quan xúc tiến đầu tư…nhằm hỗ trợ cho nhà đầu tư về các quy định trong soạn thảo dự án FDI vẫn còn chưa nhiều nên trong nhiều trường hợp, các dự án FDI vẫn có một số tồn tại như: các nội dung được soạn thảo không theo quy định của Bộ kế hoạch và đầu tư, một số dự án có chuyển giao công nghệ nhưng không kèm hợp đồng chuyển giao công nghệ….

        MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN FDI

        • Kinh nghiệm của một số nước trong hỗ trợ chuẩn bị đầu tư với dự án FDI cho nhà đầu tư nước ngoài

          Nếu như ở thời điểm ban đầu, nhà đầu tư nước ngoài không được đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài mà chỉ được liên doanh với các công ty nhà nước ở trong nước, đồng thời có sự phân biệt trong chi phí điện, nước…giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài (cơ chế 2 giá) thì đến Luật đầu tư chung 2005, cơ chế 2 giá áp dụng với nhà đầu tư nước ngoài đã bị bãi bỏ, đồng thời các hình thức đầu tư cũng được đưa ra đa dạng hơn, nhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn giữa hình thức 100% vốn nước ngoài, liên doanh hay hợp đồng hợp tác kinh doanh, BOT khi tiến hành đầu tư. Các bộ ngành với chức năng là cơ quan quản lý trong lĩnh vực mà mình phụ trách sẽ đưa ra các quy định, chuẩn mực trong ngành của mình như: Bộ tài nguyên môi trường đưa ra các chuẩn mực trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, bộ xây dựng ban hành các tiêu chuẩn trong xây dựng…Thực tế hiện nay là các quy định của các Bộ nhiều khi chồng chéo lên nhau, điển hình là vấn đề thuế giữa bên Thuế quan với Bộ kế hoạch và đầu tư. Vì vậy, các tổ chức tư vấn trong nước với những ưu thế về hiểu rừ cỏc quy định, trỡnh tự, thủ tục trong chuẩn bị đầu tư của các dự án FDI cũng như trong lập dự án FDI, nhà đầu tư nước ngoài có thể tiếp cận để được cung cấp thông tin đầy đủ về pháp luật, chính sách liên quan tới đầu tư, giảm bớt số công việc mình cần tự thực hiện, đồng thời rút ngắn thời gian dự án được cấp chứng nhận, đáp ứng kịp thời về tiến độ thời gian, tránh bỏ lỡ cơ hội đầu tư.

          Đóng vai trò là cơ quan được giao đầu mối trong tổng hợp, xây dựng và theo dừi thực hiện chương trỡnh xỳc tiến đầu tư quốc gia, thụng qua đú thống nhất hoạt động xúc tiến đầu tư trên phạm vi cả nước, trong thời gian tới, Cục cần tiếp tục đổi mới công tác xúc tiến đầu tư phù hợp với yêu cầu thực tế và định hướng thu hút đầu tư nước ngoài trong thời gian tới, chú trọng xúc tiến đầu tư theo các đối tác, dự án cụ thể.