MỤC LỤC
Với nhóm đối tượng phỏng vấn là những nhà quản lý chúng tôi đã gặp và phỏng vấn ông Lê Xuân Kiêu (Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hoá khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám), bà Thái Thị Vân Huyền (Phó Trưởng phòng Hành chính – Tổng hợp, Ban Quản lý di tích nhà tù Hoả Lò), ông Nguyễn Trọng An (Phó Trưởng ban quản lý di tích làng cổ Đường Lâm), bà Nguyễn Hồng Ánh (Chánh Văn phòng – Trung tâm Bảo tồn di sản Hoàng Thành Thăng Long). Với nhóm đối tượng phỏng vấn là những người phục vụ du lịch, người làm du lịch chúng tôi đã gặp ông Nguyễn Văn Hùng (Mông Phụ, Đường Lâm, sinh năm 1956), bà Đặng Thị Thanh Trà (Hàng Gai, 42 tuổi), ông Nguyễn Vũ Tiến (Hàng Dầu), bà Nguyễn Thị Hằng Nga, bà Dương (bún chả Obama), bà Dần (chủ đầm sen Hồ Tây), ông Cao Văn Hiền (Đường Lâm), … Qua các cuộc phỏng vấn, chúng tôi đã tìm hiểu được cách ứng xử của họ trong việc khai thác, lựa chọn di sản văn hoá để khai thác phục vụ khách du lịch, cách họ tự giới thiệu và truyền bá bản sắc của mình đến với du khách trong bối cảnh phát triển du lịch.
Trên cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động và những vấn đề đặt ra từ thực tiễn nghiên cứu, khảo sát, chỉ ra các mối quan hệ qua lại, nảy sinh trong quá trình tổ chức hoạt động du lịch lữ hành hiện nay; từ đó tạo điểm nhấn trong chiến lược phát triển văn hoá, du lịch, điều chỉnh nhận thức, quan điểm và kế hoạch đầu tư phát triển văn hoá. Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát, đề xuất các luận điểm, các vấn đề đặt ra từ thực tiễn, bước đầu chỉ ra sự biến đổi trong việc kiến tạo văn hoá mới thông qua các sản phẩm du lịch độc đáo góp phần bảo tồn, lan toả văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, góp phần xây dựng luận cứ khoa học cho việc quản lý, điều hành và hoạch định chiến lược phát triển văn hoá, du lịch.
Trên cơ sở nhìn nhận Du lịch lữ hành không chỉ như một hoạt động kinh doanh, dịch vụ thương mại mà còn như một hoạt động văn hoá, đánh giá các giá trị, gắn kết hoạt động du lịch với hoạt động văn hoá, hướng đến mục tiêu giới thiệu hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến bạn bè năm châu.
Nhà kinh tế học Picara- Edmod đưa ra định nghĩa: “Du lịch là tổng hoà việc tổ chức và chức năng của nó không chỉ về phương diện khách vãng lai mà chính về phương diện giá trị do khách chi ra và của những khách vãng lai mang đến với một túi tiền đầy, tiêu dùng trực tiếp hoặc gián tiếp cho các chi phí của họ nhằm thoả mãn nhu cầu hiểu biết và giải trí.” Theo Luật Du lịch (2017) tại khoản 01, Điều 3 chương I giải thích từ ngữ: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”. Theo nghĩa rộng, văn hóa du lịch là ứng xử du lịch, giá trị du lịch và chuẩn mực du lịch của khách du lịch với quyền và nghĩa vụ của họ; của cộng đồng xã hội với vai trò chủ nhân của tài nguyên du lịch khi tham gia du lịch và “làm” du lịch; của các nhà nghiên cứu, đào tạo, truyền thông, quản lý du lịch và của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch trong thực hiện nghiên cứu, hoạch định và quản lý nhà nước về du lịch và của doanh nghiệp du lịch, cá nhân trong kinh doanh.
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 xác định đến năm 2020 đưa ngành Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới, đồng thời gắn phát triển du lịch với giữ gìn, phát huy các giá trị tài nguyên và bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, trên địa bàn thành phố còn có nhiều điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn khác, như: Làng gốm sứ Bát Tràng (huyện Gia Lâm), làng rối nước Đào Thục (huyện Đông Anh), làng nhiếp ảnh Lai Xá (huyện Hoài Ðức), làng thuốc nam người Dao (huyện Ba Vì)… Bên cạnh đó chọn một số làng nghề tiêu biểu để nâng cấp; đã xây dựng và nâng cấp chất lượng các tuyến phố đi bộ; đầu tư, nâng cấp hạ tầng du lịch, chỉnh trang cảnh quan chung của Thành phố, đặc biệt các quận nội thành và các tuyến phố cổ….
Chúng tôi phỏng vấn bạn Lê Khánh Linh (21 tuổi), sinh viên khoa Văn hoá du lịch, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội đi cùng nhóm bạn thăm quan, trải nghiệm tại di tích, khi được hỏi lý do tại sao lại lựa chọn trải nghiệm tại đây và được bạn cho biết: Thông qua review của một vài bạn bè trên facebook khi trải nghiệm tại đây đã thôi thúc em muốn đến ngay địa điểm này, em được biết Hoàng Thành Thăng là nơi lưu trữ rất nhiều dấu ấn lịch sử qua các triều đại hưng thịnh của Việt Nam, đây là cơ hội em được trải nghiệm và muốn thay đổi cách học lịch sử qua những trang sách bằng việc đến và trải nghiệm thực tế tại di tích, ở đây em được tận hưởng một không gian yên bình, đậm chất cổ kính giữa lòng Hà Nội xô bồ. Bên cạnh 4 di tích Thăng Long tứ trấn, còn có một số đền khác nổi tiếng mà các tour du lịch thường quan tâm đưa khách đến thăm trong các tuyến, điểm du lịch của mình như: Đền Sóc liên quan đến truyền thuyết Thánh Gióng đánh giặc Ân, cùng những sinh hoạt trong hội làng; đền thờ Hai Bà Trưng nhắc đến tấm gương dũng cảm, mưu trí của hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược phương Bắc (năm 40-42) thu lại 65 thành trì vùng Lĩnh Nam; đền An Dương Vương (Cổ Loa, Hà Nội) ghi nhớ công ơn của Thục Phán – An Dương Vương đánh đuổi ngoại xâm, xây nền tự chủ, đóng đô ở Cổ Loa, xưng vương, dựng nhà nước Âu Lạc vào thế kỷ III trước công nguyên; đền Huỳnh Cung tưởng nhớ tới thầy Chu Văn An vạn thế sư biểu, người có công đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước ở cuối đời Trần được tôn thờ trong Văn Miếu – Quốc Tử Giám cùng với Chu Công, Khổng Tử, Tứ Phối, thất thập nhị hiền.
Cùng khám phá và trải nghiệm tại ngôi nhà cổ của gia đình anh Nguyễn Văn Hùng, số nhà 1469 Mông Phụ cho biết: Hằng ngày rất động khách du lịch đã ghé thăm ngôi nhà cổ của gia đình anh, nhất là những ngày cuối tuần hay dịp nghỉ lễ, bên cạnh đó để phục vụ nhu cầu của khách du lịch gia đình anh phục vụ ăn uống và đặc sản Chè Lam do chính gia đình anh sản xuất theo phương thức thủ công truyền thống tồn tại hằng trăm năm qua vẫn được gia đình anh lưu giữ, du khách có thể trực tiếp nhào nặn và trải nghiệm các công đoạn sản xuất Chè Lam đến công đoạn đóng gói, tạo cho du khách rất nhiều hứng thú. Các Công ty du lịch đã thành công trong việc giới thiệu, quảng bá để thu hút khách du lịch đến với làng cổ Đường Lâm, tuy nhiên, họ đã tạo dựng nên những nét văn hoá độc đáo, hấp dẫn gắn với truyền thống của làng cổ mà có một điều thực tế họ lại đang lờ đi những câu chuyện xung quanh của làng cổ như: Việc người dân sống chung với di tích hằng bao đời nay, kể từ khi được công nhận là “di tích quốc gia đặc biệt” người dân nơi đây đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, nhà cửa thấm dột, xuống cấp trầm trọng nhưng không được tự ý sửa chữa, thủ tục phức tạp, gây tâm lý hoang mang cho người dân khi họ ở trong chính ngôi nhà của mình nhưng lại không được làm theo ý của mình, thậm chí bị cưỡng chế phá dỡ, khiến cho không gian sống.
Khi nói đến vị trí của ẩm thực trong hoạt động du lịch lữ hành, chúng ta cũng cần phải nhắc tới một điều là: chính là nhờ ẩm thực, nhờ những bữa ăn uống hằng ngày hoặc thông qua các buổi giao lưu văn nghệ, liên hoan nhảy múa bên ánh lửa bập bùng mà tình cảm giữa các thành viên trong đoàn trở nên gần gũi, gắn bó với nhau nhiều hơn, qua đó họ có thể chia sẻ với nhau những hiểu biết, những nhu cầu, nguyện vọng của mình và từ đó có thể họ sẽ trở thành bạn bè, thường xuyên kết nối với nhau qua mạng xã hội hoặc cũng có thể kết nối để tiếp tục tổ chức những tour mới quay trở lại đất nước Việt Nam, đến những điểm du lịch mà họ đã từng trải qua. Chị Vừ Thị Thanh Hoa, thành viên của đoàn du lịch và là chủ một khách sạn ở thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng, chị cho biết: chị đã từng đi du lịch nhiều nơi, đến thăm nhiều tỉnh, thành phố ở nước ta và cả một số thành phố ở các quốc gia khu vực Đông Nam Á như Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia… nhưng chưa bao giờ được thưởng thức món bánh cuốn hoặc các loại bánh được chế biến từ bột gạo mà ngon như bánh cuốn Thanh Trì, Hà Nội, cái làm cho chị Thanh Hoa và rất nhiều thực khách muốn thưởng thức, khám phá và gây ấn tượng nhất với bát nước chấm có vị cay của con cà cuống.
Mô hình tượng đầu rồng, đầu phượng bằng đất nung hoặc bằng gỗ chế tạo theo mô típ của rồng phượng thời Lý, Trần ở Hoàng thành Thăng Long là loại hình đồ lưu niệm được nhiều du khách tìm mua, sự tinh tế của hiện vật này là ở những hoạ tiết hoa văn hình chữ S cũng những biến ảo của nó để tạo ra một con vật tưởng tượng nhưng mang theo dấu ấn của vũ trụ, của mây mưa, sấm chớp và tượng trưng cho quyền lực của vua, chúa, giữa truyền thống rồng bay lên và hình ảnh thực tế như được hoà quyện vào nhau và du khách rất thích thú bởi sự ly kỳ, tinh tế đó. Ở các cửa hàng bán đồ lưu niệm trưng bày rất nhiều loại hàng hoá khác nhau từ các loại chất liệu gỗ, đá, đồng sắt, thuỷ tinh, vải lụa, đất nung… với những chủ đề và loại hình khác nhau như: vòng tay, vòng cổ, hạt chuỗi, cặp tóc, đồng hồ, tượng phật, tượng thánh, tượng Trần Hưng Đạo, hình cô gái dân tộc với trang phục khác nhau, các loại quần áo thể thao, nón lá, sáo trúc, đàn các loại dạng mô hình thu nhỏ hàng chục lần, tượng voi, ngựa, trâu, bò, gà… Nhìn chung là rất nhiều, rất đa dạng, đồ lưu niệm được bày trong tủ kính hoặc trên kệ gỗ ngay ngắn và theo từng chủ đề cho khách đến mua hàng lưu niệm để theo dừi.
Được chiêm ngưỡng bàn tay khéo léo của những người thợ thủ công tỷ mẩn vuốt từng chi tiết trên bàn xoay gốm, du khách còn được đến tham quan nhiều địa điểm đẹp và thú vị khác như: Đền Mẫu, thờ người con gái Bát Tràng được dân gian suy tôn với mỹ hiệu “Thành Mẫu Bản Dương”, bức tượng Cửu Long đẹp và cao quý…Đến với làng lụa Vạn Phúc, du khách được nghe giai điệu quen thuộc của những tiếng thoi đưa dệt lụa. Chất lượng dịch vụ trong các khách sạn, đặc biệt khách sạn 4-5 sao, khách sạn liên doanh khá cao, có cơ sở vật chất, trang thiết bị tiện nghi hiện đại, dịch vụ phong phú, được điều hành bởi các nhà quản lý chuyên nghiệp, có chiến lược kinh doanh, quảng bá tiếp thị bài bản, chú trọng đào tạo bồi dưỡng nhân lực về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề, ngoại ngữ và giao tiếp, có đủ điều kiện để tổ chức các hội nghị quốc tế lớn.
Tất cả các cụm dân cư thuộc trung tâm thành phố hay ở vùng xa trung tâm đều được trang bị hạ tầng kỹ thuật của vô tuyến truyền hình, phát thanh và mạng internet cũng như trang bị hệ thống liên lạc điện thoại vô tuyến, hữu tuyến với hàng chục nghìn đài tăng cường năng lượng cho quá trình thu, phát sóng điện thoại di động..giúp cho mọi đoàn khách du lịch cũng như mọi người dân có thể hòa mạng bất kỳ chỗ nào hoặc liên lạc với đơn vị, người thân trên suốt hành trình ở các điểm ăn, nghỉ không làm gián đoạn công việc sản xuất, kinh doanh và gián đoạn quan hệ với người thân khi tham gia vào các tour du lịch đến Thủ đô. Tính đến hết năm 2021, Hà Nội có 318 làng nghề, làng nghề truyền thống tiêu biểu được công nhận thuộc 23 quận, huyện và thị xã, trong đó có 48 làng được công nhận danh hiệu Làng nghề truyền thống, 270 làng được công nhận danh hiệu Làng nghề (làng nghề sơn mài, khảm trai; làng nghề nón, mũ lá;. làng nghề mây tre, giang đan; làng nghề chế biến lâm sản; làng nghề thêu ren;. làng nghề dệt may; làng nghề da giày, khâu bóng; làng nghề cơ kim khí; làng nghề chạm, điêu khắc; làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm; làng nghề cây sinh vật cảnh và các làng nghề thuộc các ngành nghề khác, như gốm sứ, làm đàn, át quỳ vàng bạc…).
Để lấp chỗ trống và khắc phục khó khăn đó lãnh đạo các công ty phải thuê HDV tự do bên ngoài chuyên đưa dẫn khách quốc tế tiếng Anh, Pháp, Nga, Trung… những HDV tự do này có hàng chục năm kinh nghiệm đã từng đón, đưa hàng trăm đoàn khách quốc tế nên họ có năng lực chuyên môn khá hơn nhiều so với nhóm cán bộ nhân viên hợp đồng dài hạn ở công ty, nhưng khi mời HDV tự do này cũng có nhiều trục trặc, băn khoăn bởi vì lịch làm việc của họ dày đặc, liên tục nhiều khi có đoàn khách quốc tế mà không thuê được HDV như ý, phải sử dụng HDV kém hơn, cũng có nhiều HDV tốt, có uy tín nhưng HDV tự do thường không quan tâm nhiều đến việc giữ gìn thương hiệu và uy tín của công ty mà họ luôn tìm mọi cách để kiếm tiền của du khách khi tham gia tour; họ thường dịch vụ đổi tiền với giá cao hơn bình thường hoặc ngầm thỏa thuận với các cửa hàng bán đồ lưu niệm, các hiệu sịch vụ spa, masage… để ăn tiền chênh lệch rất cao khi lữ khách có những nhu cầu cá nhân, đột xuất. Muốn cho du lịch Thủ đô phát triển đủ sức đứng vững trước mọi khó khăn, trước sức ép cạnh tranh của các công ty du lịch khác ở trong nước và quốc tế, trở thành một bộ phận quan trọng của ngành công nghiệp văn hoá thì du lịch Thủ đô phải tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi, phát triển, sáng tạo không ngừng để tìm ra hướng đi độc đáo, phù hợp với hoàn cảnh thị trường trong nước, quốc tế, trở thành trung tâm lớn mạnh hội tụ, thu hút sự hợp tác, trao đổi, cộng tác của các công ty thuộc du lịch lữ hành trong khu vực và quốc tế, đồng thời tạo được tầm ảnh hưởng sâu rộng đến các thị trường khách du lịch nhằm thu hút ngày càng nhiều các tour du lịch đến Hà Nội.