MỤC LỤC
• Phạm vi không gian: nghiên cứu tập trung khảo sát và lấy mẫu các đối tƣợng liên quan trong quy trình tiêu thụ cà phê sạch trên địa bàn TP. • Phạm vi thời gian: đề tài nghiên cứu dựa trên các dữ liệu và thông tin thu thập đƣợc về ngành cà phê Việt Nam và tình hình tiêu thụ cà phê từ năm 2009 đến năm 2013.
Cấu trúc của luận văn Phần mở đầu
Nếu là cà phê rang thì: một là cà phê rang mộc không độn và không tẩm các chất khác chỉ có cà phê nhân đƣợc rang lên bằng nhiệt độ, hai là cà phê độn với các thành phần nhƣ đậu nành, bắp và các chất phụ gia hay chất thay thế cà phê mà người sản xuất có quyền sử dụng và không vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm, ba là cà phê tẩm hương liệu hoặc các chất không bị cấm và dư chất độc hại ở mức an toàn với người tiêu dùng. Thị trường cà phê trong nước đang thay đổi với sự hiện diện của các thương hiệu cà phê nhƣợng quyền nhƣ Coffee Bean & Tea Leaf (16 cửa hàng/5 năm), Starbucks (12 cửa hàng/gần 2 năm), McDonald‟s (cửa hàng đầu tiên vào tháng 3/2014) hay Gloria Jean‟s, Angela-in-US, NYDC… các doanh nghiệp nước ngoài này hướng tới người tiêu dùng là doanh nhân và giới trẻ, những người thích không khí quốc tế.
Chuỗi cung ứng cà phê bền vững là chuỗi cung ứng cà phê mà các thành viên tham gia liên kết chặt chẽ với nhau để bảo tồn nguồn lực tự nhiên và con người, đầu tư tái sản xuất, hài hòa lợi ích kinh tế cho các đối tác trong mạng lưới và tối thiểu hóa những những hoạt động làm tổn hại tới môi trường sinh thái, đề cao trách nhiệm với xã hội và cộng đồng. Ngoài ra, mối liên kết giữa các nông hộ với nhau dưới hình thức hợp tác xã, các nông hộ với nhà rang xay trong nước, người sản xuất và đơn vị kinh doanh với nhà khoa học, người sản xuất – đơn vị kinh doanh – nhà khoa học – nhà nước… có vai trò to lớn trong việc phát triển sản xuất – kinh doanh – tiêu thụ cà phê sạch bền vững.
Chiến lược gia tăng tiêu thụ cà phê sạch ở thị trường nội địa cần hướng tới người tiêu dùng, trước hết bằng việc điều tra tiêu thụ để xác định thói quen, phân khúc người tiêu dùng, lý do làm mất niềm tin của người tiêu dùng đối với cà phê trong nước… Nâng cao nhận thức của người tiêu dùng thông qua các phương tiện truyền thông đặc biệt là thông tin điện tử, liên tục đổi mới chiến dịch quảng cáo, gia tăng các hình thức khuyến mãi để họ biết đến thương hiệu cà phê sạch. Do đó, để ngành cà phê Việt Nam khai thác tiềm năng của thị trường trong nước, việc thành các tổ chức cụ thể đại diện cho từng lĩnh vực của ngành cà phê nhƣ tổ chức nhƣ nhà sản xuất, nhà rang xay, nhà sản xuất cà phê hòa tan và nhà xuất khẩu, đặc biệt là liên kết tất cả các nhà rang xay quy mô nhỏ và vừa trong nước cũng như thành lập hiệp hội của các nhà sản xuất (người trồng cà phê) là điều cần thiết để tạo cầu nối liên kết trực tiếp với các nhà rang xay trong nước.
Về cơ bản các cơ sở rang xay đều ý thức đƣợc một sản phẩm cà phê sạch cần đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn của quy sản xuất bền vững từ khâu trồng trọt cho tới khâu chế biến và tiêu dùng cuối cùng, thành phẩm có thể là cà phê hạt rang xay, cà phê bột hoặc hòa tan và không tẩm ướp phụ gia, hương liệu, không pha trộn tạp, không gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của người tiêu dùng. Nhận thức về cà phê sạch: Số liệu khảo sát cho thấy, có khoảng 55% người tiêu dùng cho rằng cà phê sạch là cà phê nguyên chất đƣợc sản xuất theo các tiêu chuẩn bền vững (từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, bảo quản), có nghĩa là được trồng sạch (không gây tác động xấu tới môi trường sinh thái), chế biến sạch và pha chế sạch, không chứa các chất độc hại ảnh hưởng tới sức khỏe do pha trộn hay tẩm ướp các nguyên liệu mà là cà phê nguyên chất. Các đơn vị kinh doanh cà phê sạch đang gặp phải những khó khăn nhƣ: thiếu nguồn nhân lực tốt, thiếu nguồn lực về tài chính để đầu tƣ công nghệ hiện đại, chƣa liên kết đƣợc các nhà rang xay để thống nhất tiêu chuẩn hoạt động chung, chƣa kiểm soát chất lƣợng nguồn nguyên liệu đầu vào vì chƣa có bộ quy chuẩn chung của Việt Nam về cà phê sạch, nhất là với những trường hợp chưa liên kết thu mua trực tiếp nguyên liệu từ người trồng cà phê.
Đƣa hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp trong ngành cà phê vào khuôn khổ quản lý của một tổ chức thống nhất liên kết giữa người sản xuất, nhà rang xay, các thể chế liên quan (nhà khoa học, Nhà nước) và người tiêu dùng. Mục tiêu trong 5 năm tới, các doanh nghiệp phải xây dựng đƣợc mối liên kết trực tiếp với người sản xuất thông qua các hợp tác xã tại hai vùng sản xuất cà phê nguyên liệu trọng điểm là Đăk Lăk và Lâm Đồng. Giảm chi phí sản xuất cà phê xuống khoảng 25% trong mức từ 20 – 30 triệu đồng/ha thông qua việc áp dụng tiêu chuẩn sản xuất cà phê sạch bền vững (giảm phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, chi phí nhân công) để nâng cao thu nhập thực tế cho người sản xuất.
- Đăng ký tham gia các chương trình sản xuất cà phê sạch có chứng nhận bền vững như Cộng đồng cà phê 4C, bộ tiêu chuẩn UTZ Certified, Thương mại công bằng, Liên minh rừng mƣa…cho các hợp tác xã, từ đó hình thành vùng sản xuất có quy mô lớn, tạo thuận lợi cho việc đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến. - Hình thành quỹ phúc lợi cho các hoạt động nhƣ: trả phí đăng ký thành viên, thuê nhân công, cước vận chuyển, nộp thuế, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ… nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho xã viên, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa cƣ dân trồng cà phê bản địa, đặc biệt là của các đồng bào dân tộc thiểu số, nâng cao chất lƣợng giáo dục và y tế cho cộng đồng. Trong đó, vai trò trung tâm là các đơn vị kinh doanh (nhà chế biến, rang xay) và người sản xuất (người nông dân trồng cà phê trong các khâu canh tác – thu hoạch. – chế biến), cùng với cơ chế chính sách định mức hóa việc khai thác tài nguyên tự nhiên và quy định nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường của nhà nước kết hợp với công nghệ nông nghiệp tiến bộ của các nhà khoa học.
Trên cơ sở thiết lập các tổ chức ngành cà phê đại diện cho các nhà rang xay, đại diện người sản xuất, cơ quan kiểm soát chất lượng cà phê… sẽ tạo ra sức mạnh cộng lực hướng tới xây dựng Cộng đồng cà phê sạch Việt Nam. Dựa trên mô hình kinh doanh cà phê sạch là quán cà phê với chủ sở hữu là các nhà rang xay nhằm trực tiếp tiêu thụ sản phẩm tới người tiêu dùng, các đơn vị kinh doanh cần nỗ lực hơn nữa để hoàn thiện năng lực quản lý, tăng cường nguồn lực tài chính và phát triển nguồn nhân lực. Thực hiện công tác nghiên cứu thị trường, xác định đối tượng khách hàng, đưa ra các chương trình marketing sáng tạo để hình thành kết nối nhân bản và làm thay đổi thói quen tiêu dùng của khách hàng.
- Phối hợp cùng Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá bắt buộc cho cà phê thành phẩm nhƣ cà phê rang xay, cà phê bột, cà phê hòa tan dựa trên các tiêu chí về sản xuất kinh doanh bền vững, cùng với các quy định nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm riêng đối với cà phê hướng tới phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. - Xây dựng Quỹ cà phê để hỗ trợ ngành hàng nhƣ: chi phí sản xuất (đầu vào, lao động, chi phí máy móc), chi phí thu hoạch, hỗ trợ tạm trữ cho người sản xuất và hợp tác xã (50% công suất chế biến của hợp tác xã). - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về sản xuất cà phê bền vững gắn với lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường; vận động nông dân tham gia thành lập nhóm hộ, câu lạc bộ, hợp tác xã.