MỤC LỤC
Theo Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International of Official Travel Oragnization: IUOTO): “Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống….”. Tại hội nghị Liên hiệp quốc du lịch họp tại Roma - Italia (21/08 05/09/1963) các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: "Du lịch là tống hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt buộc từ các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Và theo Khoản 1 , Điều 3 của Luật Du lịch năm 2017 quy định : “ Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá một năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan , nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”.
Theo Luật Du lịch Việt Nam, Điều 4, khoản 4, năm 2005: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”. Theo Điều 13, Khoản 1 của Luật Du lịch Việt Nam, năm 2005: “Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.”. Môi trường du lịch tự nhiên là một bộ phận cấu thành nên môi trường tự nhiên nói chung, bao gồm tập hợp các đối tượng tự nhiên sống (hữu cơ) và không sống (vô cơ), trong đó có những đối tượng tự nhiên chưa bị con người tác động và những đối tượng tự nhiên đã bị con người tác động, cải tạo ở mức độ khác nhau, song vẫn bảo tồn được một phần hoặc toàn bộ các đặc tính tự phục hồi và phát triển.
Việc khai thác trực tiếp tài nguyên biển trong thời gian dài để phục vụ du lịch đã đe dọa nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển, môi trường tự nhiên bị thoái hóa, ảnh hưởng tiêu cực đến sự sống của các loài sinh vật biển, đặc biệt ở các rạn san hô và các khu bảo tồn biển. - Tăng cường chất lượng môi trường: Du lịch có thể cung cấp những sáng kiến cho việc làm sạch môi trường thông qua kiểm soát chất lượng không khí, nước, đất, ô nhiễm tiếng ồn, thải rác và các vấn đề môi trường khác thông qua các chương trình quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng và duy tu bảo dưỡng các công trình kiến trúc. Tuy được coi là ngành "công nghiệp không khói", nhưng du lịch có thể gây ô nhiễm khí thông qua phát xả khí thải động cơ xe máy và tàu thuyền, đặc biệt là ở các trọng điểm và trục giao thông chính, gây hại cho cây cối, động vật hoang dại và các công trình xây dựng bằng đá vôi và bê tông.
Xây dựng đường giao thông và khu cắm trại gây cản trở động vật hoang dại di chuyển tìm mồi, kết đôi hoặc sinh sản, phá hoại rạn san hô do khai thác mẫu vật, cá cảnh hoặc neo đậu tàu thuyền… Các hệ sinh thái và môi trường biển, đảo rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương do sức ép của phát triển du lịch.
Ngoài biển Nha Trang, du khách còn có thể tham quan các địa điểm du lịch khác như chùa, tháp Chăm, chùa Long Sơn, chùa Bảo Đại, đảo Chuông, đảo Yến, suối Ba Hồ, suối Tiên, Dốc Lết… Di tích Yersin ở Hòn Bà, nhà thờ đá và các thị trấn. Công tác xúc tiến quảng bá du lịch còn nhiều hạn chế, về mặt phối hợp, tính chuyên nghiệp, hiệu quả chưa cao, nguồn nhân lực du lịch vừa thiếu vừa yếu, vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch chưa được phát huy. Hiện vẫn chưa có cảng biển du lịch chuyên dùng đạt tiêu chuẩn quốc tế, chưa thu hút được khách du lịch tàu biển, hạ tầng giao thông trong nội thành và đến một số địa phương trong tỉnh cũng như kết nối.
Sản phẩm du lịch văn hóa: ít được khai thác, chỉ dừng lại quanh thành phố Nha Trang với những điểm đến khiêm tốn như Tháp Bà Ponagar, chùa Long Sơn, Nhà thờ Núi, Làng gốm Lư Cẩm, làng chiếu Ngọc Hiệp, nhà xưa ông Hải, lễ hội Tháp Bà. Vấn đề sức chứa của điểm du lịch: chưa được quan tâm đúng mức, thường xuất hiện tình trạng quá tải ở một số điểm du lịch chính trong các sản phẩm du lịch: Tháp Bà Ponagar, Danh thắng Hòn Chồng - Hòn Đỏ, các đảo trong vịnh Nha Trang, đảo Bình Ba, đảo Điệp Sơn. Công tác xúc tiến quảng bá du lịch: thường chỉ tham gia khi được mời tham gia các triển lãm du lịch, còn lại chủ yếu do doanh nghiệp tự thực hiện nên hiệu quả không cao, quy mô nhỏ, khó tiếp cận thị trường quốc tế.
Tại nhiều địa phương ở tỉnh Khánh Hòa, thói quen xả rác thẳng xuống biển của người dân ở các khu dân cư ven biển như Vĩnh Trường, Hòn Rớ, dọc sông Cái và các khu du lịch ven biển đang khiến cho môi trường nước trong vịnh Nha Trang bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến hoạt động du lịch. Trữ lượng nước ngầm tại các khu du lịch ven biển ngày càng cạn kiệt do khai thác quá mức và vấn về biến đổi khí hậu mùa khô nhiều, nước biển dâng; theo báo cáo thăm do về trữ lượng khai thác nước ngầm các tỉnh giảm đi so với 5 năm trước ở Khánh Hòa giảm đi 12. Nguồn nước ngầm có xu hướng bị mặt hóa hoặc nước nhạt tức là hàm lượng Nitrat ngày càng cáo vượt tiêu chuẩn quy định nhiều lần do hoạt động nạo vét, san lấp và xây dựng các công trình dẫn đến thay đổi cấu trúc tầng đất mặt; do khai thác quá mức để phục vụ phát triển kinh tế xã hội trong đó ngành du lịch, giao thông, ngành nông nghiệp, thuỷ sản làm cho trữ lượng nước ngầm ít đi và nước mặn xâm nhập.
Nguyên nhân chính là ô nhiễm từ nước thải, rác thải từ hoạt động kinh tế xã hội; qua công tác khảo sát cho thấy: nước thải của các cơ sở kinh doanh và dân cư ven biển đều thải ra môi trường đất, cát và nước biển ven bờ chưa qua xử lý trong đó có cơ sở dịch vụ du lịch là nhà hàng khách sạn; các khu vực ven biển chưa có hệ thống thu gom tập trung nên nước tràn và nước thoát công cộng thải ra biển qua cống tập trung có hầu hết các tỉnh trên đất nước ta trong đó có tỉnh Khánh Hòa đang triển khai xây dựng hệ thống thu gom nước ven bờ biển Nha Trang tập trung về xử lý tập trung dự án do Ngân hàng Thế giới tài trợ.
Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động du lịch, xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường biển. Vai trò của doanh nghiệp du lịch: Áp dụng các mô hình du lịch sinh thái, thân thiện với môi trường. Vai trò của cộng đồng: Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường biển như: dọn dẹp rác thải, trồng cây xanh ven biển,.
Khuyến khích du khách tham gia các hoạt động du lịch sinh thái, thân thiện với môi trường. Phản ánh các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường biển cho chính quyền địa phương. Phát triển du lịch bền vững tại Nha Trang là trách nhiệm chung của chính quyền địa phương, doanh nghiệp du lịch và cộng động.
Với sự chung tay góp sức của tất cả mọi người, Nha Trang sẽ trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững. Dự vào thực trạng chương 2 thì chương 3 sẽ đề ra các giải pháp để củng cố, khắc phục tình hình ô nhiễm môi trường biển du lịch mang lại, đồng thời cũng sẽ đưa ra các bước phát triển du lịch bền vững tại Nha Trang (Khánh Hòa).