MỤC LỤC
Như vậy,thương hiệu, trước hết là một thuật ngữ dùng nhiều trong marketing; là hình tượng về một cơ sở sản xuất kinh doanh (gọi chung là doanh nghiệp) hoặc hình tượng về loại hoặc một nhóm hàng hoá, dịch vụ trong con mắt khách hàng, là tập hợp các dấu hiệu để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp khác hoặc để phân biệt chính doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Yếu tố quan trọng ần đằng sau làm cho những cái tên, cái biểu trưng đó đi vào tâm trí khách hàng là chất lượng hàng hoá, dịch vụ; cách ứng xử của doanh nghiệp đối với khách hàng và với cộng đồng; những hiệu quả và tiện ích đích thực cho người tiêu dùng do những hàng hoá, dịch vụ đó mang lại.
Hệ thống nhận diện thương hiệu gồm tất cả các loại hình và cách thức mà thương hiệu có thể tiếp cận với khách hàng như: tên thương hiệu, biểu trưng, khẩu hiệu, bao bì, biểu tượng… Hệ thống nhận diện thương hiệu mạnh phải có một ý tưởng cụ thể khác biệt, dễ nhớ, đáng tin cậy, linh động và phải thể hiện được bản sắc văn hóa riêng để truyền tải giỏ trị cốt lừi thương hiệu của doanh nghiệp. Đối với chiến lược thâm nhập thị trường: Để tăng doanh số bán các sản phẩm hiện hữu trên thị trường hiện tại các công ty kinh doanh cần hoàn thiện cho sản phẩm củamình và kích thích gia tăng quyết định mua bằng cách chào hàng thêm những dịch vụ và lợi ích bổ trợ như: điều kiện giao hàng và thanh toán , bảo hành và lắp đặt sử dụng , dịch vụ trong sau bán để hình thành mức sản phẩm gia tăng cho các loại sản phẩm của công ty trước các đối thủ cạnh tranh , xây dựng uy tín và thu hút sự chú ý của khách hàng. Ví dụ, kênh phân phối thực phẩm, ở cấp bán lẻ thực phẩm có thể được bán qua các siêu thị, các cửa hàng mặt phố, các quầy hàng trong chợ, những người bán lẻ nhỏ ven đường… Ngoài cấu trúc chính thức với các thành viên có tham gia mua bán, sở hữu hàng hóa, các kênh phân phối còn có cấu trúc bổ trợ, đó là các tổ chức và các cá nhân trợ giúp cho các thành viên kênh thực hiện các công việc phân phối bằng việc cung cấp cho các thành viên kênh các dịch vụ phân phối chuyên môn hóa như công ty vận tải, công ty bảo hiểm hay công ty kho hàng, ngân hàng.
Các thương nhân có thể đưa sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng, tạo ra nhu cầu đối với sản phẩm, tăng sức mua, mở rộng thị phần của mình trên thị trường, nâng cao thương hiệu của doanh nghiệp bằng cách tạo ra một sự hiện diện thương hiệu trong tâm trí khách hàng bằng việc nâng cao tần suất và mật độ quảng cáo cho sản phẩm của mình của thương nhân. Khái niệm: Theo Hiệp hội Quan hệ công chúng của Mỹ đưa ra: “Quan hệ công chúng là quá trình giao tiếp mang tính chiến lược nhằm xây dựng mối quan hệ cùng có lợi giữa tổ chức/ doanh nghiệp và công chúng.” Thông thường, việc thực hiện và công bố một điều gì đó tới cộng đồng luôn mang lại rủi ro, một phần đến từ các ý kiến trái chiều, phần khác lại do chính việc rò rỉ những thông tin từ nội bộ nhưng chủ yếu vẫn là do các yếu tố bên ngoài tác động. Tầm quan trọng của Marketing trực tiếp trong xây dựng thương hiệu: Marketing trực tiếp (Direct Marketing) là một chiến lược tiếp thị mà doanh nghiệp truyền đạt thông điệp quảng cáo trực tiếp đến người tiêu dùng mục tiêu, thường thông qua các kênh như email, điện thoại, trực tiếp qua thư, tin nhắn văn bản, quảng cáo trực tiếp, và các phương tiện truyền thông khác.
Phòng Kinh doanh: Phòng kinh doanh chịu trách nhiệm trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn hay từng thời kỳ và tất cả mọi hoạt động liên quan đến việc triển khai các công việc bán hàng; chịu trách nhiệm chính về doanh thu, doanh số bán hàng. Lý do có việc tăng giảm rừ rệt này phần lớn là do sự ảnh hưởng của bệnh dịch COVID, năm 2020 vẫn trong thời kỳ đỉnh dịch, nhu cầu mua sắm của mọi người tăng đột biến, tuy nhiên đến 2021, hệ quả khủng hoảng kinh tế do dịch bệnh lại khiến doanh thu suy giảm mạnh. Đến năm 2022, doanh thu công ty tăng dần trở lại nhờ việc cải thiện và phát triển một số hoạt động bán hàng của cửa hàng (chương trình bán hàng cá nhân), đồng thời công ty cũng bắt đầu thực hiện các chiến dịch Marketing để xúc tiến thương mại.
Lý giải cho việc chi phí năm 2020 tăng đột biến là do dịch bệnh khiến thành phố bị phong tỏa, điều này khiến chi phí vận chuyển chiếm phần lớn chi phí, đồng thời hàng hóa khan hiếm cũng là một trong những lý do.
Just Bra chỉ có một ý nghĩa đơn giản là: “Just Bra không chỉ muốn tạo ra sản phẩm áo ngực, mà còn mong muốn cung cấp một trải nghiệm dịch vụ thoải mái, phù hợp với thông điệp rằng chất lượng của một chiếc áo ngực có thể đồng nghĩa với sự tự tin của khách hàng.” Bên cạnh đó, do trong tên thương hiệu đã có chữ “Bra” thể hiện luôn cho khách hàng biết mặt hàng công ty đang bán là đồ lót và các sản phẩm liên quan, giúp khách hàng dễ dàng nhận biết thương hiệu. Vì đặc thù kinh doanh sản phẩm còn nhạy cảm và không được quá chú trọng tại Việt Nam, công ty chưa lựa chọn tự sản xuất và thiết kế sản phẩm của riêng mình mà tập trung lựa chọn tối đa hoá và đa dạng hoá danh mục sản phẩm như dòng Jutimi chuyên cung cấp các bộ đồ lót và đồ lót quyến rũ; Just Bra tiên phong về đồ lót thoải mái, thời trang dành cho giới trẻ. (Nguồn: Phòng Marketing) Tuy nhiên, chiến lượt sản phẩm cả Just Bra vẫn còn những thiếu sót, đó là: trong những năm gần đây, mặc dù các sản phẩm ra mắt khá đang dạng nhưng không có quá nhiều sáng tạo, mới mẻ và nổi bật; chất lượng nhật hàng nhiều khi không đồng đều dẫn đến có những mặt hàng lượng tiêu thụ ít, bị tồn kho lâu; công ty chỉ mới tập trung vào sản phẩm cốt lừi, chưa cú sản phẩm/ dịch vụ hỗ trợ để thu hỳt khỏch hàng, tăng lợi thế cạnh tranh.
Thái độ của khách hàng đối với thương hiệu: Có 41/55 phiếu, tương đương với 74,54% khách hàng hài lòng với thương hiệu và chấp nhận quay lại trong tương lai, 10/55 phiếu, tương đương với 18,18% khách hàng cảm thấy bình thường, tuỳ thuộc vào trải nghiệm hậu mua sắm sẽ suy xét có quay lại hay không và 7,28% khách hàng cảm thấy không hài lòng với thương hiệu.
Em đã làm một bảng khảo sát nhỏ để đánh giá xem khách hàng đã đánh giá như thế nào về chất lượng, chức năng của sản phẩm; giá bán của sản phẩm; độ phụ rộng trên thị trường; những lợi ích và thái độ của khách hàng đối với thương hiệu. Giá bán của sản phẩm: Có 47/55 phiếu, tương đương với 85,45% khách hàng chấp nhận và sẵn sàng chi trả cho sản phẩm thương hiệu cung cấp, 5/55 phiếu, tương đương với 9,09% khách thấy đây là mức giá chấp nhận được và 5,46% khách cảm thấy giá cả quá cao so với chất lượng, đây có lẽ không phải đối tượng khách hàng mà công ty muốn hướng tới. Bằng cỏch xõy dựng một chiến lược cú định hỡnh rừ ràng, Just Bra cú thể tạo ra một hướng dẫn cho nhân viên và cả tổ chức, đồng thời giúp họ tập trung vào những hoạt động quan trọng để đạt được mục tiêu và thực hiện sứ mệnh của mình.
− Kênh phân phối và bán hàng đa dạng của Just Bra chưa đạt hiệu quả tối đa do thiếu hiểu biết về khách hàng, kênh phân phối không linh hoạt, chiến lược tiếp thị yếu kém, thiếu sự tận dụng công nghệ, và đối mặt với cạnh tranh cao trong thị trường đồ lót.
− Tăng cường đào tạo và phát triển năng lực cho nhân viên hiện tại: Điều này sẽ giúp các nhân viên có thêm kiến thức, kỹ năng và năng lực để làm việc hiệu quả hơn, đồng thời cũng giúp họ phát triển sự nghiệp và trở thành những chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Đồng thời, Just Bra cũng đã điều chỉnh lịch trình chương trình khuyến mại, hạn chế tình trạng "đợi giảm giá" bằng cách thực hiện các chiến dịch giá trị gia tăng khác như quà tặng, dịch vụ bảo hành mở rộng, nhằm tạo ra sự độc đáo và thu hút khách hàng không chỉ qua giá cả. Tổng cộng, Just Bra đang định hình lại chiến lược Marketing của mình để đảm bảo rằng nó không chỉ là một chuỗi các chiến dịch ngẫu nhiên mà còn là một cơ hội để xây dựng và củng cố mối quan hệ với khách hàng, đồng thời tạo ra một thương hiệu mạnh mẽ và có tính nhận diện cao.
Tổng cộng, Just Bra đã áp dụng một phương pháp toàn diện, kết hợp sự nghiên cứu, hợp tác với chuyên gia pháp lý, và sẵn sàng điều chỉnh tên thương hiệu để đảm bảo rằng quy trình đăng ký bảo hộ được thực hiện một cách hiệu quả và bảo vệ tên thương hiệu của họ trong thời gian dài.