MỤC LỤC
Sau khi báo cáo kế hoạch thực hiện dự án cho thầy trên lớp, nhóm đã tiến hành họp nhóm để đặt lại tên cho page, lên timeline, lên ý tưởng các tuyến nội dung phát triển page một cách chi tiết và phân chia cơ cấu nhóm. Trong các buổi họp, nhóm trưởng là người đã điều phối, dẫn dắt các thành viên để họ đưa ra những ý tưởng cho tên page, thời gian chạy page, nội dung bài đăng trên page qua từng giai đoạn để có thể thu hút được nhiều lượt theo dừi và tương tỏc nhất. Để tránh được lỗi văn bản, lỗi thiết kế khi đăng bài, và để kiểm duyệt nội dung một cách kĩ càng trước khi các bài viết được lên sóng, nhóm trưởng đã lập một group giả lập (group kín) để các thành viên đăng bài lên.
Mỗi tuần sẽ họp 1 lần để chọn ra 5 ý tưởng hay nhất cho cả bài viết và reels để triển khai, đồng thời để tổng kết và đánh giá tiến trình hoạt động, hiệu quả công việc. Nhóm dự án có số lượng 8 thành viên bao gồm cả các bạn khoá dưới, các anh chị khoá trên học lại/ học song bằng nên có lợi thế về sự đa dạng về độ tuổi, học thức, kĩ năng, kinh nghiệm,. Mục đích của giai đoạn này là để thu hút sự quan tâm của công chúng đến fanpage và định hướng cho công chúng thấy được nội dung và thông điệp mà trang muốn truyền tải.
Trong giai đoạn này nhóm đã thực hiện các nhiệm vụ: lập page, giới thiệu dự án đến công chúng (nêu mục đích, lí do, mong muốn của nhóm khi lập trang) và cỏc thành viờn trong nhúm phải share page, mời mọi người thớch và theo dừi trang để tăng độ nhận diện cho trang. Ngày 13/11 nhóm đã cho đăng tải bài viết đầu tiên - cập nhật ảnh đại diện và bìa cho fanpage, bài viết nhằm mục đích giới thiệu fanpage “ Đài tiếng nói Truyền thông” đến mọi người. Mục đích của giai đoạn này là để cung cấp những kiến thức chuyên môn bổ ích, những góc nhìn hài hước, thú vị về ngành truyền thụng, làm sao cho người theo dừi trang cú một cỏi nhỡn từ tổng quan đến cụ thể về từng ngóc ngách của lĩnh vực truyền thông.
Tuyến bài chuyên môn gồm những bài viết cung cấp định nghĩa, thuật ngữ, cơ hội việc làm, những công ty, trang web, những cuốn sách về lĩnh vực truyền thông như: Truyền thông và những điều cần biết, Truyền thông và Marketing có gì khác nhau, Các cuốn sách nên đọc cho dân truyền thông, Truyền thông bẩn- nguyên nhân và hậu quả,. Tuyến bài tương tác gồm những bài meme chế hài hước theo trend, những thước phim sinh động được thể hiện dưới nhiều hình thức như nhảy múa, diễn xuất, phỏng vấn,. Những môn học được học trong ngành truyền thông?, Mức lương sinh viên truyền thông mong muốn khi ra trường, Học truyền thông ra làm công việc gì?.
Trong suốt quá trình sản xuất và cho đăng tải các bài đăng, các thành viên trong nhóm đã phối hợp với nhau để cùng cho ra những sản phẩm chất lượng. Trong giai đoạn này các bài đăng khác vẫn nhận được sự tương tác từ mọi người dù số lượng không nhiều nhưng cũng đủ là nguồn động lực để nhóm cố gắng hơn trong những sản phẩm truyền thông sau. Fanpage “Đài tiếng nói Truyền thông” sau một tháng hoạt động đã đạt được số lượng người theo dừi là 408 người, số lượt thớch trang là 370 (tớnh đến ngày 25/12) và hiệu quả hoạt động của trang ở mức khá.
Về kỹ năng làm sản phẩm báo chí truyền thông, trong quá trình sản xuất sản phẩm đã cho nhóm nhiều bài học về làm thế nào để sản xuất một sản phẩm truyền thông, truyền thông hiệu quả, chất lượng, quản lý thời gian, phân chia. Hiểu và nắm vững kỹ năng biên tập và quản lý nội dung truyền thông, hiểu cách xây dựng nội dung phù hợp với mục tiêu và đối tượng của tổ chức, phát triển khả năng đánh giá và đo lường hiệu suất các chiến lược truyền thông, hiểu cách thực hiện phân tích SWOT để định hình chiến lược….
Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, kiến thức, tư tưởng tình cảm…, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân/ nhóm/ cộng đồng/ xã hội(1). Phản hồi chỉ diễn ra khi người tiếp nhận giải mã được thông điệp và nguồn cung cấp đưa ra được những thông tin thích hợp với nhu cầu của đối tượng tiếp nhận. Phản hồi là yếu tố cần thiết để điều khiển, điều chỉnh quá trình truyền thông và bảo đảm cho quá trình truyền thông diễn ra liên tục từ nguồn phát đến đối tượng và ngược lại.
Quản trị truyền thông bao gồm các hoạt động quản lý tại nội dung, kế hoạch sự kiện truyền thông, tiếp cận tương tác người dùng trên mạng xã hội,. Đối chiếu với kế hoạch xem trong thực tế, việc thực hiện các hoạt động có phù hợp về tiến độ, khối lượng công việc, nội dung đã nêu trong kế hoạch hay không. Dựa vào nguyên nhân dẫn đến sự sai lệch giữa thực hiện so với kế hoạch đã xây dựng, nhà quản lý truyền thông điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình đã thay đổi.
Truyền thông là quá trình tương tác, chia sẻ thông tin, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm… giữa con người với con người nhằm tăng sự hiểu biết, thay đổi thái độ và điều chỉnh hành vi đối với cá nhân, tổ chức, cộng đồng…tham gia vào. Nhóm đối tượng gián tiếp: hay còn gọi là đối tượng liên quan, đối tượng ảnh hưởng: bao gồm những người có khả năng tác động và gây ảnh hưởng đến sự thay đổi về nhận thức, thái độ, hành vi của nhóm đối tượng trực tiếp, bởi vì có mối liên hệ gần gũi hoặc chặt chẽ với nhóm đối tượng mục tiêu tác động trực tiếp của hoạt động truyền thông. Trong thực tế nếu chỉ tác động duy nhất vào nhóm công chúng mục tiêu mà không tác động vào nhóm công chúng liên quan thì hiệu quả của truyền thông sẽ hạn chế đi rất là nhiều.
Quá trình phân tích này bao gồm các phân tích thực trạng, nhằm tận dụng những điểm yếu, điểm mạnh và cơ hội, thấy rừ và lường trước được những hạn chế và thỏch thức trước khi xỏc định mục tiờu và các bước tiếp theo của lập kế hoạch. Thông điệp chính sẽ là cơ sở để xây dựng các tài liệu truyền thông, truyền qua các kênh truyền thông khác nhau, tạo sự thống nhất về mục tiêu cho mọi tác động của các tài liệu, các kênh truyền thông. Yờu cầu đối với một thụng điệp cần rừ ràng, dễ nhớ, đơn giản và dễ hỡnh dung, chính xác, phù hợp với trình độ và kinh nghiệm của đối tượng tiếp nhận thông tin.
Cần có những hiểu biết về ưu thế và hạn chế của các kênh truyền thông, trong mối quan hệ với nhóm đối tượng có ý nghĩa quyết định cho sự lựa chọn này của người lập kế hoạch. Bên cạnh những phân tích về khả năng tiếp cận, tiếp thu thói quen, sở thích trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông của đối tượng cũng đem lại những cơ sở thiết thực cho việc quyết định sử dụng những kênh truyền thông nào, phối hợp ra sao để đối tượng có thể dễ dàng, thích thú và tiếp cận có hiệu quả khi các thông điệp được truyền ra. Việc xác định ngân sách và chiến thuật truyền thông cần đảm bảo phù hợp với mục tiêu truyền thông, công chúng mục tiêu và kênh truyền thông đã lựa chọn.