Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Sở giao dịch - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

MỤC LỤC

Nội dung của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

    Ví dụ như nếu một doanh nghiệp mà đối tượng đào tạo là lao động quản lý thì có thể áp dụng một số phương pháp như luân chuyển và thuyên chuyển công việc, đào tạo kỹ năng xử lý công văn, giấy tờ, kèm cặp và chỉ bảo..còn nếu đối tượng là công nhân kỹ thuật thì có thể sử dụng các phương pháp như đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc, đào tạo theo kiểu học nghề, tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp. - Phương pháp đánh giá thông qua bảng hỏi: bảng hỏi sẽ được thiết kế và đưa cho từng học viên để hỏi ý kiến học viên về từng nội dụng của chương trình đào tạo như phương pháp đào tạo, chi phí đào tạo, thời gian đào tạo, giáo viên giảng dạy..Theo phương pháp này thì có thể đánh giá được các nội dung của chương trình đào tạo có thực sự đáp ứng được yêu cầu không nhưng việc thiết kế bảng hỏi đòi hỏi phải có một bộ phận người có chuyên môn và mất nhiều thời gian xây dựng để phù hợp và khoa học.

    Sơ đồ 1.2. Quá trình xác định nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp
    Sơ đồ 1.2. Quá trình xác định nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp

    Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp

    Người lao động được tham gia đào tạo không chỉ nhằm mục đích nâng cao năng lực trình độ của bản thân để thực hiện công việc một cách tốt hơn mà còn tạo điều kiện để người lao động được thăng tiến, đề bạt và đáp ứng nguyện vọng, mong muốn của bản thân trong việc được học hỏi tìm hiểu những cái mới. Số lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ ít ỏi nhưng cơ cấu đào tạo của ta còn chưa thực sự hợp lý, tỷ lệ đào tạo đại học, cao đẳng : trung học chuyên nghiệp : công nhân kỹ thuật hiện nay là 1 : 0,28 : 2,89 trong khi tỷ lệ này trên thế giới là 1 : 12 : 24, và xảy ra tình trạng thừa thầy thiếu thợ nên việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp phải được chú trọng đầu tư và hoàn thiện hơn nữa để bù đắp sự thiếu hụt về chất lượng lao động của thị trường.

    THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI SỞ GIAO DỊCH-NGÂN HÀNG ĐẦU

    Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Sở giao dịch

      Sau khi Hội sở chính duyệt kế hoạch đào tạo sẽ gửi thông báo về khoá đào tạo cho Sở giao dịch để bố trí cán bộ đi học đúng đối tượng và số lượng theo kế hoạch của Sở.Công tác tổ chức khoá đào tạo do Hội sở chính thực hiện (cụ thể là do Trung tâm đào tạo của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam thực hiện). Hàng năm, Sở tiến hành đỏnh gớỏ chất lượng cỏn bộ để làm rừ năng lực, trỡnh độ, kết quả công tác, ưu điểm, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu về chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất chính trị, lối sống và hiệu quả công tác làm căn cứ để xác định những kiến thức, kỹ năng nào người lao động còn thiếu, và những ai thiếu cần phải được bổ sung để từ đó xác định nhu cầu đào tạo cho năm sau. Ví dụ như kế hoạch năm 2006 là tăng cường hoạt động tín dụng để tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân vay vốn đầu tư sản xuất vì vậy công tác tín dụng cần phải đặc biệt được chú trọng và cán bộ làm về tin dụng, thẩm định cần phải được nâng cao trình độ, đồng thời do sự hội nhập WTO của nền kinh tế đất nước mà toàn thể cán bộ nhân viên của Sở cũng phải được cập nhật bổ sung thêm những kiến thức về cơ hội cũng như những thách thức của nền kinh tế trong nước cũng như là đối với hệ thống ngân hàng trong đó có Ngân hàng ĐT&PT mà Sở giao dịch là một thành viên.

      Một số người học cao học trong nước và học cao học ở nước ngoài như Anh, Úc, Mĩ, Pháp, Nhật…Việc cử cán bộ đi học tại các trường chính quy phần lớn là do cá nhân tự tìm hiểu theo học và xin phép lãnh đạo Sở được chấp thuận đi đào tạo, Sở không thực sự hợp tác đào tạo với trường chính quy nào. + Thanh toán tiền ở: đối với các trường hợp lớp học phải lưu trú thì được thanh toán theo mức do đơn vị tổ chức thông báo; trường hợp đơn vị tổ chức không bố trí được chỗ cho học viên thì cán bộ được cử đi tự liên hệ chỗ ở và được thanh toán tiền theo mức khoán hoặc trên cơ sở chứng từ thu theo quy định của Ngân hàng ( hiện nay không quá 50.000 đồng/ ngày). Việc dự tính chi phí cho công tác đào tạo không được Sở làm trước mỗi khóa đào tạo mà sau khi khoá đào tạo kết thúc thì mới tổng kết hạch toán chi phí đào tạo vào chi phí sản xuất kinh doanh và trả cho Trung tâm đào tạo của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam hoặc trả cho các chuyên gia, giáo viên hoặc các.

      Điều này có thể ảnh hưởng đến sự thiếu cố gắng học tập của một số học viên và gây khó khăn cho người làm công tác đào tạo trong việc lập kế hoạch cũng như xác định nhu cầu đào tạo.Vì thực sự nếu không thể đánh giá chính xác hiệu quả đào tạo thì không thể thấy được những lợi ích mà đào tạo mang lại và không thể thấy được những bất cập, tồn tại còn mắc phải để kịp thời sửa chữa và bổ sung.

      Bảng 2.4:Số lao động của SGD chia theo trình độ
      Bảng 2.4:Số lao động của SGD chia theo trình độ

      HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI SỞ GIAO DỊCH-NGÂN HÀNG

      Phương hướng công tác đào tạo năm 2007

      Và kế hoạch đào tạo cần được cần được xác định ràng với mục tiêu cụ thể và đưa ra được những biện pháp, chiến lược để tổ chức các khoá đào tạo ( thời gian đào tạo, chi phí đào tạo, nguồn giáo viên, chương trình, phương pháp đào tạo…), tránh việc quá phụ thuộc vào kế hoạch đào tạo của Trung tâm đào tạo-Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam. Trong kế hoạch đào tạo năm tới Sở cần phải thiết kế, xây dựng chương trình đào tạo các kỹ năng như: kỹ năng quản lý cán bộ, phát triển cá nhân, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc theo nhóm…Đồng thời Sở tiếp tục trong việc kết hợp với công ty Unicom thiết kế chương trình đào tạo cho phù hợp. - Đào tạo kèm cặp: với phương pháp đào tạo này chúng ta có thể áp dụng một số hình thức như là: đối với những kiến thức có tính chất hệ thống chuẩn mực, cần cử người theo học các khoá học chuyên môn, tổ chức không thể cử nhiều người cùng tham gia vì lý do chi phí và thiếu người làm việc.

      Tất nhiên phải am hiểu một lượng kiến thức cơ bản nhất định về một số lĩnh vực hoạt động của hệ thống như thẩm định, tín dụng, phân tích và xử lý rủi ro, thanh toán quốc tế..Khi trúng tuyển, mỗi “nhân viên huấn luyện nội bộ” này sẽ được đào tạo để kiêm nhiệm việc “huấn luyện” một số nội dung theo yêu cầu. - Kết thúc khoá đào tạo cần phải tiến hành đánh giá chương trình đào tạo.Có thể sử dụng bảng hỏi, phỏng vấn trực tiếp người tham gia đào tạo để khảo sát, đánh giá chương trình đạo tạo về các mặt như: phưong pháp đào tạo, giáo viên giảng dạy, thời gian của khoá học, nội dung của khoá học, cơ sở vật chất, các trang thiết bị, khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào công việc.

      NỘI DUNG TỰ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI

      Tự nhận xét, đánh giá

      - Hoàn thành vượt mức các yêu cầu, chỉ tiêu nhiệm vụ được giao về số lượng, chất lượng, thời gian. - Có đề xuất sáng kiến, cải tiến đã được áp dụng trong thực tiễn có giá trị làm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác. - Hoàn thành đạt các yêu cầu nhiệm vụ được giao về chất lượng, số lượng, thời gian trong đó có một số công việc hoàn thành vượt mức yêu cầu.

      - Có sai phạm trong thực hiện chủ trương , đường lối, điều lệ Đảng, chủ trương, pháp luật của Nhà nước và nghĩa vụ của cán bộ. Các chỉ tiêu đánh giá hoàn thành chức trách , nhiệm vụ được Hội đồng thi đua khen thưởng của đơn vị cụ thể hoá trong Hướng dẫn xếp loại thi đua hàng năm.

      ĐƠN ĐỀ NGHỊ

      Nội dung này được xác định như là một phần bổ sung đối với Hợp đồng lao động được kí kết giữa hai bên.

      PHIẾU KHẢO SÁT NHU CẦU ĐÀO TẠO

      9.Ông(Bà) có kiến nghị gì để cải thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty ?.

      PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN

      5.Theo Ông(Bà) trang thiết bị phục vụ cho khoá đào tạo đã đầy đủ chưa. 6.Theo Ông(Bà) chi phí bỏ ra cho khoá đào tạo có thoả đáng không.