Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán kèm chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tại Quảng Ninh

MỤC LỤC

Phương thức tín dụng chứng từ 1.Khái niệm

International Standard Banking Practice for examination of documents under documentary credits (ISBP- 681)

ISBP là sự bổ sung mang tính thực tiễn cho UCP, nó không sửa đổi UCP mà chỉ giải thớch chi tiết và rừ ràng hơn cỏch ỏp dụng cỏc quy tắc. Nhờ đó, ISBP đã làm cho nhứng nguyên tắc chung quy định trong UCP và công việc hàng ngày của những người thực hiện nghiệp vụ thanh toán LC trên toàn thế giới trở nên thống nhất với nhau .Do đó những trường hợp từ chối thanh toán bộ chứng từ đòi tiền hay tranh chấp khiếu kiện, khiếu nại giảm đi đáng kể. Đây là một nguyên tắc tất yếu của ISBP vì trong quá trình soạn thảo nó ICC đã dựa trên các câu hỏi và các giải trình cũng như các tranh chấp và cách xử lý khi áp dụng UCP.

- Nguyên tắc 2: ISBP phản ánh tập quán quốc tế áp dụng cho tất cả các bên liên quan trong giao dịch LC.Các bên liên quan chủ yếu bao gồm: Người mở,NHPH, NHTB, NHXN…. - Nguyên tắc 6: Việc dẫn chiếu ISBP vào LC là không có giá trị vì theo UCP, việc tuân thủ các điều khoản của ISBP chính là tuân thủ UCP. - Nguyên tắc 7: Bất cứ điều khoản nào trong LC làm thay đổi hay ảnh hưởng đến việc áp dụng đến một điều khoản của UCP thì cũng làm ảnh hưởng đến ISBP.

+ Rủi ro tín dụng từ phía nhà nhập khẩu : Phần lớn các nhà nhập khẩu dùng phương thức thanh toán LC đều dựa vào sự tài trợ bằng uy tín hay bằng vốn vay ngân hàng. Do vậy rủi ro có thể xảy ra khi nhà nhập khẩu không thanh toán tiền hàng cho NHPH vì những lý do khách quan như biến động về giá cả hàng hoá , tỷ giá ngoại tệ , chính sách thuế làm cho DN thua lỗ, không có khả năng thanh toán ảnh hưởng đến việc thu hồi vốn của ngân hàng. + Rủi ro từ phía nhà xuất khẩu : Đối với loại chiết khấu có truy đòi , khi NHPH không thanh toán , NHCK có quyền đòi tiền nhà xuất khẩu số tiền chiết khấu và lãi phát sinh.

+ Rủi ro từ phía NHPH : Nếu NHXN đã thanh toán cho người hưởng lợi nhưng NHPH lại bị phá sản hoặc chây ỳ không chịu thanh toán thì rủi ro cho NHXN. Nhà nhập khẩu , xuất khẩu và ngân hàng phải tính toán trước rủi ro để có những biện pháp ngăn chặn như mua bảo hiểm và có những qui định cụ thể về chất lượng chủng loại hàng hoá … phù hợp về chất lượng chủng loại với từng tình huống cụ thể.  Lợi dụng những sai sót trong chứng từ để trì hoãn giao hàng ,cố tình không giao hàng , giao hàng thiếu , hàng không đúng chất lượng chủng loại nhưng xuất trình bộ chứng từ hoàn hảo hay bộ chứng từ giả cho ngân hàng.

Ký hợp đồng giá trị cao hơn giá trị thực của hàng hoá .Theo đó nhà xuất khẩu cố tình xuất trình chậm chứng từ để NHPH bảo lãnh nhận hàng theo bộ chứng từ của nhà nhập khẩu sau đó xuất trình bộ chứng từ giá trị cao hơn hay không xuất trình vận đơn gốc yêu cầu ngân hàng thanh toán. + Rủi ro từ phía nhà nhập khẩu : xảy ra khi nhà nhập khẩu là những công ty ma yêu cầu ngân hàng mở LC hay lợi dụng những lỗi sai sót trên chứng từ để trì hoãn thanh toán ép giá người bán. - Rủi ro pháp lý là những rủi ro không tuân thủ các yêu cầu pháp lý, sự vận dụng không đồng nhất các nguồn luật điều chỉnh như UCP 600 ISBP 681.

Thực trạng áp dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế tại chi nhánh ngân

Vài nét về Ngân hàng ngoại thương – Vietcombank

Hướng tới mục tiêu tăng cường công tác khách hàng, nâng cao chất lượng tín dụng hướng tới chuẩn mực quốc tế. Ngân hàng ngoại thương đã triển khai mô hình tín dụng mới theo dự án hỗ trợ kĩ thuật do chính phủ Hà Lan tài trợ thông qua ngân hàng thế giới (WB) trong toàn hệ thống từ tháng 8/2006.Chất lượng tín dụng được cải thiện thông qua việc tách biệt các biện pháp quản lý nợ, quan hệ khách hàng, quản lý nợ đồng thời công tác khách hàng và phát triển kinh doanh được chuyên biệt hoá. Tăng trưởng tín dụng có chọn lọc và các biện pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng được đặc biệt chú trọng nhằm nâng cao chất lượng danh mục cho vay của ngân hàng.

Việc trích lập dự phòng chung và dự phòng cụ thể đối với từng khoản vay của ngân hàng được thực hiện triệt để theo đúng lộ trình mà NHNN đề ra đối với NHTM. Với thế mạnh hàng đầu trong thanh toán quốc tế với mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp trên toàn cầu, mặc dù phải đương đầu với sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng của các NHTM khác .Vietcombank vẫn duy trì vị trí đứng đầu trong thanh toán XNK với doanh số đạt 22,8 tỷ đôla tăng 8,6%.

Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế băng phương thức tín dụng chứng từ

    Là một trong những chi nhánh lớn của hệ thống NHNT với tuổi đời còn rất trẻ gần hai mươi năm hoạt động trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, song CN ngân hàng ngoại thương tỉnh luôn là một ngân hàng mạnh trong lĩnh vực này. Thị phần hoạt động thanh toán quốc tế của CN luôn đứng đầu trong khu vực địa bàn tỉnh chiếm khoảng 30%. 1.Hoạt động thanh toán quôc tế tại CN trong những năm gần đây A.Bảng kết quả hoạt động thanh toán quốc tế của CN – 2007.

    Nhìn vào bảng trên ta thấy tỉ trọng hoạt động thanh toán bằng LC còn nhỏ so với các phương thức khác, đó là do vị thế của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế còn thấp, hiểu biết về phương thức thanh toán LC còn kém , chưa được sự tin tưởng của đối tác nước ngoài và những hạn chế của CN ngân hàng đối với Doanh nghiệp nhập khẩu trong việc mở LC nên số lượng LC mở tại CN còn rất thấp chỉ có 49 bộ chiếm khoảng 5.05%. Nhìn vào bảng B số thư tín dụng thông báo có xu hướng tăng nhưng số thư tín dụng xuất trình tại CN lại có xu hướng giảm. Khách hàng đã không lựa chọn CN là nơi xuất trình bộ chứng từ mà chọn các ngân hàng bạn, vai trò của CN chỉ dừng lại là NHTB nguyên nhân là do các ngân hàng bạn đã thu một mức phí cạnh tranh nên thu hút khách hàng,thủ tục đơn giản về phía mình vì vậy đã làm ảnh hưởng đến doanh thu của CN.Tiếp theo ta thấy doanh số chiết khấu la ̣i liên tu ̣c giảm , tỷ lê ̣ bô ̣ chứng từ được chiết khấu cũng giảm dần.

    Điều này là do khách hàng cũ đã không lựa chọn Chi nhánh ngân hàng ngoại thương mà chọn các ngân hàng bạn nơi có thủ tục không quá phức tạp, tỷ lệ ký quĩ thấp và được ngân hàng xem xét cho vay nhập khẩu. Chính điều này đã thu hút khách hàng của CN ngân hàng ngoại thương làm giảm thu nhập, thu hẹp thị phần hoạt động TTQT của ngân hàng Các sản phẩm chủ lực của CN là than đá chiếm khoảng 56% , thuỷ sản 19%, máy móc thiết bị 21% phần còn lại là nguyên liệu sản xuất dầu thực vật, hạt nhựa, các chất hoá học để phục vụ công nghiệp…Đối với mặt hàng than đá thì đối tác chủ lực là Trung Quốc , hàng năm các doanh số xuất khẩu than đá cho Trung Quốc vào khoảng 16 đến 17 triệu đôla. Hiện nay, nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển bùng nổ, năng lượng đang thiếu hụt nghiêm trọng hàng năm cần nhập khẩu một lượng than đá khổng lồ, đây chính là thị trường đầy hứa hẹn đối với mặt hàng xuất khẩu than đá.

    Thị trường Nhật Bản cũng là thị trường đầy tiềm năng trong việc xuất khẩu hàng thuỷ sản đông lạnh do không bị hạn chế bởi hạn ngạch và nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này của người dân Nhật khá lớn, mặc dù trong những năm gần đây doanh nghiệp Việt Nam đã vấp phải hàng rào kỹ thuật, các tiêu chuẩn khắt khe của về an toàn vệ sinh thực phẩm đó cũng là bài học cho các DNXK trong việc nâng cao chất lượng hàng hoá. Bản thân ngân hàng khi tham gia quá trình thanh toán XNK cũng cần tư vấn cho các Dn trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu thuỷ sản sang các nước có hàng rào kĩ thuật các tiêu chuẩn vệ sinh không qua khắt khe như thị trường Nga, Hàn Quốc từ đó mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng.Quảng Ninh là một tỉnh công nghiệp. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại trong nước và.