Đảm bảo quyền con người của trẻ em trong lĩnh vực tư pháp hình sự: Những bất cập và nguyên nhân

MỤC LỤC

TRONG LĨNH VỰC TƯ PHÁP HÌNH SỰ

Những bất cập và vướng mắc trong hoạt động tư pháp hình sự với vấn đề đảm bảo quyền con người của trẻ em và những nguyên nhân

Thứ hai, Tòa án còn lựa chọn hình thức xét xử công khai, có khi lại xử lưu động các vụ án mà người bị hại là trẻ em cũng như trẻ em là người phạm tội, nó đã vô tình xâm phạm đến quyền lợi trẻ em trong sự phát triển, làm tổn thương tinh thần của trẻ, điều này có phần cũng trái với nguyên tắc nhân đạo. Và một thực tế là hình thức xét xử kín hay xét xử công khai thì pháp luật vẫn còn chưa quy định một cỏch nhất quỏn rừ ràng cho nờn hỡnh thức xột xử đối với trẻ em cũn phụ thuộc vào ý chí quyết định chủ quan của Tòa án nên nó dẫn đến các vụ án xâm phạm tình dục trẻ em có thể Tòa án địa phương này xét xử kín( bản án công khai), Tòa án địa phương khác xét xử công khai, có khi được đưa ra xét xử lưu động tại địa phương bị cáo, nạn nhân của vụ tội phạm[10]. Tuy nhiên, khía cạnh nhân đạo mà đặc biệt đối với trẻ em cần được xem xét lại, bởi khi xét xử các vụ án xâm phạm tình dục trẻ em thì các trẻ đều vắng mặt một phần do sợ hãi về tâm lý phải đối diện với sự xét xử tội phạm, và mặc dù nạn nhân là trẻ em vắng mặt nhưng mọi thông tin cơ bản về nhân thân của nạn nhân được công bố công khai,hơn thế nữa trong phần xét hỏi, tranh luận các tình tiết diễn biến của vụ tội phạm được đại diện Viện kiểm soát,Hội đồng xét xử, Luật sư bào chữa nhắc đi nhắc lại nhiều lần thậm chí có những điều có tính chất nhảy cảm nhất thì một lần nữa các trẻ em lại bị tổn thương thêm lần nữa về tinh thần, phải đối diện với dư luận xã hội mà không hề muốn.Còn trường hợp có mặt tại phiên tòa trẻ em một lần nữa phải nghe lại cảnh mình đã chứng kiến rất sợ hại và đau đớn,nạn nhân luôn thấy mặc cảm xấu hổ, tâm lý này không những có tại phiên tòa mà nó còn đeo đẳng mãi suốt cuộc đời đối với một bộ phận trẻ em trong tâm lý.

Thứ ba, quy định về việc tham gia người bào chữa bảo vệ cho trẻ em thì trong luât tố tụng hình sự có quy định tuy nhiên trong thực tế thì lại không được bảo đảm vì lý do là cơ quan Điều tra luôn viện dẫn lý do đảm bảo bí mật điều tra nên hạn chế người bào chữa tham gia bảo vệ quyền lợi của trẻ ngay từ đầu. Thứ tư, theo điều 306 của luật tố tụng hình sự 2003 quy định việc tham gia tố tụng của gia đình, nhà trường, tổ chức tuy nhiên đây là vấn đề vô cùng vướng mắc hiện nay vì trường hợp gia đình ở xa quá nên tống đạt quyết định chậm mà đến ngày xử thì lại phải hoãn điều này nó đã ảnh hưởng đến quyền. Thứ năm,về vấn đề chế định áp dụng án treo: Điều 60 Bộ luật hình sự quy định về chế định án treo, Điều 69 quy định nguyên tắc xử lý đối với trẻ em là người chưa thành niên phạm tội và hướng dẫn tại mục 6 Nghị quyết 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn về việc áp dụng chế định án treo cũng không có quy định nào về việc ưu tiên áp dụng chế độ án treo với người chưa thành niên.

Thứ nhất: Do đời sống kinh tế - xã hội hay nói hẹp hơn là hoàn cảnh một số gia đình đời sống còn quá thấp khiến bố mẹ không có thời gian chăm sóc, bị bỏ bê không ai quan tâm đến nên đã có sự ảnh hưởng đến nhu cầu của trẻ em trong giai đoạn đó, nhận thức, ý thức về các vấn đề xã hội còn rất hạn chế dẫn đến trẻ em co những hành động thiếu suy nghĩ trở thành người vi phạm pháp luật khi còn rât ít tuổi. Thứ hai: Tâm lý của chính những bậc phụ huynh cũng như các trẻ bị xâm hại( đặc biệt là khi bị xâm hại về tình dục trẻ em) còn e ngại, hầu hết đều che dấu không khai báo, điều đó dẫn đến các tội phạm không được phát hiện, các trẻ bị xâm hại không được pháp luật bảo vệ quyền còn những người phạm tội lại tiếp tục vẫn theo lối cũ tiếp tục có cơ hội phạm pháp. Thứ ba: Hệ thống pháp luật quy định chưa chặt chẽ còn nhiều sơ hở, thiếu sót khiến cho việc áp dụng pháp luật của cơ quan áp dụng đã có những vi phạm khi xử lý trẻ em phạm tội (nhất là chọn sai quy phạm pháp luật áp dụng ) cũng như phạm tội đối với trẻ em làm ảnh hưởng đến quyền lợi ích hợp pháp của các em rất nhiều.

Một số kiến nghị về giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc đảm bảo quyền con người của trẻ em trong lĩnh vực tư pháp hình sự

- Bổ sung thêm các hình phạt không tước tự do đối với người chưa thành niên phạm tội như hình thức lao động bắt buộc nhằm để sửa chữa hành vi sai phạm, nó như là một hình phạt nhưng vẫn đảm bảo quyền con người của trẻ em. Ngoài ra cần quy định rừ ai là người đại diện theo phỏp luật( trường hợp này cú thể áp dụng quy định của Bộ luật dân sự 2005 để áp dụng), ai là người đại diện gia đình theo thứ tự trên dưới hay gia đình thống nhất cử người đại diện, quyền nghĩa vu cho trẻ em chỉ khi quy định được như vậy quyền được bảo vệ của người đại diện giành cho trẻ mới được thống nhất và được thực hiện trên thực tế tránh được tình trạng nó chỉ mang tính hình thức cho có thủ tục của cơ quan tiến hành tố tụng theo quy định của thủ tục tố tụng hình sự. Thứ hai, trong trường hợp trẻ em lang thang sinh sống không ổn định, không gia đình, không thân thích, không làm việc học tập tại bất kì cơ sở nào thì cá nhân tổ chức bảo trợ trẻ em tại chính quyền địa phương sẽ tiến hành đảm nhiệm tham gia tố tụng theo điều 306 BLTTHS 2003, quy định rừ quyền và nghĩa vụ của họ.

Thứ ba, Cần chỉnh sửa ngôn ngữ chuẩn xác hơn trong bộ luật tố tụng như: Sửa khoản 1 điều 302 từ “…tâm lý học, khoa học giáo dục cũng như về hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm đối với người chưa thành niên thành niên” thành “ … tâm lý học, khoa học giáo dục cũng như về hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm do người chưa thành niên gây ra". - Ngoài những bảo đảm về mặt pháp lý cần phải có những bảo đảm cho yếu tố con người, chủ yếu là nâng cao ý thức trách nhiệm và trình độ nghiệp vụ và những kiến thức cần thiết vè tâm sinh lý của trẻ em cho đội ngũ cán bộ tư pháp và cả đội ngũ cán bộ luật sư thường xuyên giải quyết các vụ án liên quan bảo đảm quyền trẻ em thông qua các chương trình đào tạo, các đợt tập. Cụ thể là nên lắp máy ghi hình, ghi âm tại phòng hỏi cung để ghi lại quá trình điều tra viên tiến hành hỏi cung sẽ đảm bảo cho trẻ em mạnh dạn hơn trong quá trình tiếp xúc với Điều tra viên, và khi cần thiết có thể mang ra đối chiếu.

- Tăng cường tổ chức tuyên truyền pháp luật tố tụng hình sự cho người dân biết quyền lợi nghĩa vụ của mình khi tham gia nhất là công tác tuyê truyền cho vùng nông thôn dân tộc thiếu số về công tác phòng chống tội phạm về trẻ em. Nhấn mạnh sự cần thiết phải tiến hành những biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích của nạn nhân trẻ em trong tất cả các giai đoạn của quá trình tư pháp hình sự: các thủ tục công nhận nhu cầu đặc biệt của nạn nhân trẻ em, những biện pháp giảm thiểu số lần trẻ em bị hỏi cung và đảm bảo rằng cha mẹ, người hỗ trợ có mặt, có đại diện pháp lý miễn phí, các chương trình hỗ trợ nhân chứng như cung cấp lời khuyên, hỗ trợ và làm quen với Tòa án, những biện pháp thay thế để lấy lời khai của trẻ em như dùng màn hình, băng thu, hệ thống tivi với mạch kín, được bồi thường, quyền riêng tư được bảo vệ tuyệt đối. + Tạo môi trương thân thiện với trẻ em khi công an tiến hành hỏi cung, thành lập các phòng hỏi cung riêng cho trẻ em mang tính gần gũi, giáo dục là chính, cũng như áp dụng các biện pháp để tạo môi trường tòa án thân thiện với trẻ em, trong đó có việc chỉ định hội đồng xét xử chuyện biệt hiểu nắm bắt tốt tâm lý trẻ em, lấy lời khai trong phòng của các Thẩm phán hơn là trở lại phòng hỏi cung, yêu cầu thủ tục tố tụng kín dành cho trẻ em.