Định hướng đầu tư phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2025

MỤC LỤC

Khu du lịch trung tâm thành phố Ninh Bình với Dục Thuý Sơn, Ngọc Mỹ Nhân và hồ Kỳ Lân: Du lịch Văn hóa, Du lịch MICE, Du lịch vui chơi giải trí, Du lịch đô thị

Khu du lịch vườn quốc gia Cúc Phương, Kỳ Phú, hồ Ðồng Chương: Du lịch sinh thái, Du lịch thể thao, Du lịch tham quan, nghiên cứu, Du lịch nghỉ dưỡng. Khu du lịch Suối nước nóng Kênh Gà - động Vân Trình, Vân Long, chùa Ðịch Lộng: Du lịch Sinh thái, Du lịch Văn hóa- Lịch sử, Du lịch nghỉ dưỡng- Chữa bệnh 5.

Khu du lịch hồ Yên Ðồng, Yên Thắng, động Mã Tiên, cửa Thần Phù: Du lịch Vui chơi giải trí; Du lịch Thể thao; Du lịch nghỉ dưỡng vãn cảnh

Khu du lịch phòng tuyến Tam Ðiệp - Biện Sơn: Du lịch Văn hóa – Lịch sử; Du lịch Thể thao- Vui chơi giải trí. Khu du lịch hồ Yên Ðồng, Yên Thắng, động Mã Tiên, cửa Thần Phù: Du lịch Vui.

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRONG NHỮNG NĂM QUA

Thực trạng đầu tư vào ngành du lịch của tỉnh

Xuất bản và đưa vào lưu hành cuốn sách “ Non nước Ninh Bình”, đưa vào sử dụng website du lịch Ninh Bình, xuất bản “ Thông tin du lịch Ninh Bình”.Ngành Du lịch tỉnh Ninh Bình cũng đã tổ chức thành công các cuộc thi “ Hướng dẫn viên du lịch giỏi toàn ngành”, hoàn thiện 10 bài thuyết minh tại các điểm du lịch nổi tiếng của Ninh Bình và đã được dịch ra tiếng Anh, Pháp, Hoa làm tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền quảng bá và cho hướng dẫn viên làm tài liệu cơ sở để hướng dẫn du khách. Nguồn nhân lực du lịch được coi là yếu tố quan trọng để thực hiện thắng lợi chủ trương phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành nghề dịch vụ và nâng cao đời sống nhân dân theo tinh thần Nghị quyết số 03-NQ/TƯ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XIV về phát triển du lịch đến 2010 và kế họach số 17/KH - UBND ngày 16/8/2006 của UBND tỉnh về việc thực hiện thông báo 192-TB/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc tiếp tục triển khai thực hiện nghị quyết 03-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khoá XIV) về phát triển du lịch đến năm 2010.

Bảng 2.2. Tổng hợp các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ 2001-2008
Bảng 2.2. Tổng hợp các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ 2001-2008

Thực trạng đầu tư vào một số khu du lịch của tỉnh

Năm 2004, 2005, ngành du lịch tỉnh đã phối hợp với khoa Du lịch – Khách sạn của trường đại học Kinh tế quốc dân tổ chức 3 lớp đào tạo kiến thức về du lịch cộng đồng cho hơn 300 cán bộ quản lí của các huyện Hoa Lư và Yên Mô, 1.500 người dân tham gia làm du lịch, nội dung chương trình bồi dưỡng được phát liên tục trên hệ thống loa truyền thanh công cộng cho toàn thể người dân ở các huyện trên nghe. Với quan điểm “mưa dầm thấm lâu”, các bồi dưỡng kiến thức du lịch cộng đồng được ngành du lịch tổ chức liên tục hàng năm, luân phiên giữa các khu, điểm du lịch đã từng bước nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân địa phương trong quá trình phục vụ khách du lịch và xây dựng hình ảnh điểm đến của địa phương mình. Mặc dù ngành du lịch Ninh Bình đã có nhiều nỗ lực trong việc đào tạo, đào tạo lại lực lượng lao động trực tiếp trong ngành và bồi dưỡng kiến thức du lịch cho nhân dân địa phương tham gia làm du lịch nhưng chất lượng đội ngũ lao động du lịch còn rất yếu, cả về chuyên môn và trình độ ngoại ngữ, chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ các thị trường khách du lịch có khẳ năng chi trả cao, đặc biệt là thị trường khách quốc tế.

Với những nỗ lực của người dân địa phương, các nhà khoa học, các nhà quản lí, các giá trị tự nhiên, văn hóa của khu vực đã được “phát lộ” và nghiên cứu, đồng thời việc phát triển du lịch của khu vực đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, lượng khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế, đã gần tương đương với khu du lịch Tam Cốc – Bích Động – Tràng An – cố đô Hoa Lư cho đến thời điểm hiện nay. Dự án đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái Tràng An và chùa Bái Đính: Hiện đang hoàn thiện tuyến đường trục chính từ Thành phố Ninh Bình đi chùa Bái Đính, các hạng mục còn lại cơ bản hoàn thành như: san lấp mặt bằng khu trung tâm, nạo vét các thung hang chính, hệ thống đường bộ, đường thủy của 9 tuyến du lịch trong hang động, khu vực núi chùa Bái Đính đã hoàn thành giai đoạn 1 và phục vụ thành công Chương trình Đại Lễ Phật Đản – Liên Hiệp quốc, năm 2008.

Bảng 2.6. Tổng hợp những dự án đầu tư vào khu du lịch Vân Long
Bảng 2.6. Tổng hợp những dự án đầu tư vào khu du lịch Vân Long

Đánh giá tình hình đầu tư vào du lịch của tỉnh trong những năm qua 1. Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch trong những năm qua

    Trong những năm gần đây, được sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước về xây dựng cơ sở hạ tầng cùng với việc ngành du lịch tỉnh Ninh Bình đã chú trọng nhiều hơn cho công tác tuyên truyền, quảng bá, tăng cường đầu tư cho các dự án du lịch có qui mô lớn nên lượng khách du lịch đến Ninh Bình ngày càng tăng, cả về lượng khách quốc tế cũng như nội địa. Một số ngành mũi nhọn của Ninh Bình như công nghiệp chế biến, thủy sản, khai thác vật liệu xây dựng,… vẫn duy trì được mức tăng cao, qua đó đã nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp, tạo môi trường đầu tư sản xuất kinh doanh thông thoáng hơn. Ban thường vụ tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 03/NQ-TU ngày 18/12/2001 về phát triển du lịch đến năm 2010, đây chính là tiền đề thuận lợi để du lịch Ninh Bình phát triển đúng với tầm và vị thế trong cơ cấu kinh tế của tỉnh và xu hướng hội nhập của khu vực và quốc tế.

    - Công tác tuyên truyền quảng bá du lịch, giới thiệu về quê hương con người Ninh Bình được chú trọng, trong đó đáng chú ý là việc phát hành 4 bộ phim giới thiệu về Ninh Bình, xuất bản và đưa vào lưu hành cuốn sách “ Non nước Ninh Bình”, tổ chức lễ hội Trường Yên, lễ hội đền Thái Vi…. Sự phối kết hợp giữa các đơn vị, các ngành các cấp trong việc khai thác tài nguyên du lịch còn chồng chéo, đan xen, nhiều nơi vẫn bộc lộ tính “ cục bộ, cát cứ” do vậy hiệu quả kinh doanh còn thấp, chưa tạo được sự đột phá vững chắc theo tinh thần công nghiệp húa, hiện đại húa; chưa phõn rừ được trỏch nhiệm trong từng ngành, từng bộ phận.

    Bảng 2.9. Tổng lượng khách du lịch đến Ninh Bình 2004 – 2008
    Bảng 2.9. Tổng lượng khách du lịch đến Ninh Bình 2004 – 2008

    PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ VÀO DU LỊCH CỦA TỈNH NINH BÌNH

      Các Sở, Ban Ngành của tỉnh; UBND các huyện, thị xã và UBND các xã, phường, thị trấn theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định hiện hành của Nhà nước và quy định này của UBND tỉnh, lập quy hoạch, chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng, đảm bảo an ninh, trật tự và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào các Khu Công nghiệp, Khu Du lịch trên địa bàn tỉnh. Phát triển du lịch nhằm phát huy những giá trị văn hóa dân gian, các di tích lịch sử văn hóa, đồng thời góp phần nâng cao trình độ dân trí, tạo thêm công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo; góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại và hợp tác quốc tế, tăng cường giao lưu văn hóa, thiết lập mối quan hệ hữu nghị với các địa phương lân cận và với cả nước. Việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tại các địa bàn trọng điểm du lịch, các khu du lịch quốc gia, các điểm du lịch có tiềm năng phát triển trên cơ sở khai thác các tiềm năng và thế mạnh của từng khu vực, gắn kết các nguồn lực của Nhà nước và nguồn lực từ các thành phần kinh tế vào đầu tư phát triển du lịch theo chủ trương xã hội hóa phát triển du lịch đã tạo cho du lịch Ninh Bình một diện mạo mới.

      Tuy nhiên phải đầu tư như thế nào để có hiệu quả nhất là một vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu kĩ lưỡng, căn cứ vào đặc thù và nhu cầu phát triển của ngành, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh theo định hướng được xác định trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để từng bước vươn lên hội nhập với trào lưu phát triển du lịch chung của vùng và du lịch cả nước. ٭ Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài: Cần hướng đầu tư nước ngoài vào các dự án lớn như xây dựng khách sạn cao cấp qui mô lớn ở các trọng điểm du lịch của tỉnh, phát triển các khu du lịch có ý nghĩa quốc gia và quốc tế, các cơ sở vui chơi giải trí hiện đại lớn,… Dự kiến số vốn từ nguồn này có thể đạt tới 25% số vốn còn thiếu. - Cơ chế chính sách về thuế: phải phù hợp đặc thù địa phương trong đó có sự ưu tiên, miễn giảm thuế, không thu thuế có giới hạn nhằm thay đổi cơ cấu đầu tư vào các khu vực còn hoang sơ, đặc biệt là Kim Sơn, Tam Điệp, các hình thức và kinh doanh du lịch mới mẻ có khả năng tăng thời gian lưu trú của khách, tăng vốn đầu tư, hấp dẫn với cộng đồng dân cư.

      Để đảm bảo sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch tiến đến công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngành du lịch Việt Nam nói chung, ngành du lịch Ninh Bình nói riêng, tạo khả năng hội nhập với hoạt động phát triển du lịch ở các nước trong khu vực và trên thế giới, việc nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật và công nghệ hiện đại trong ngành du lịch là hết sức quan trọng và cần thiết.