MỤC LỤC
Căn cứ vào nội dung vật chất, vốn được chia làm hai loại: vốn thực (vốn phi tài chính) và vốn tài chính. Căn cứ vào hình thái biểu hiện, vốn được chia làm hai loại: vốn hữu hình và vốn vô hình. Căn cứ vào thời hạn luân chuyển, vốn được chia làm ba loại: vốn ngắn hạn, vốn trung hạn và vốn dài hạn. Căn cứ vào phương thức luân chuyển, vốn được chia làm hai loại: vốn cố định và vốn lưu động. a) Vốn cố định: Vốn cố định của Doanh nghiệp là lượng giá trị ứng trước vào tài sản cố định hiện có và đầu tư tài chính dài hạn của Doanh nghiệp, mà đặc điểm của nó là luân chuyển từng bộ phận giá trị vào sản phẩm mới cho đến khi tài sản cố định hết thời hạn sử dụng thì vốn cố định hoàn thành một vòng luân chuyển (hoàn thành một vòng tuần hoàn). b) Vốn lưu động: Vốn lưu động của Doanh nghiệp là lượng giá trị ứng trước về tài sản lưu động hiện có và đầu tư ngắn hạn của Doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của Doanh nghiệp được thường xuyên, liên tục.
Nếu vốn không được bảo tồn và tăng lên sau mỗi chu kỳ kinh doanh thì vốn không còn phát huy được vai trò của nó và đã bị thiệt hại - đó là hiện tượng mất vốn. Vốn của Doanh nghiệp đã sử dụng một cách lãng phí, không có hiệu quả sẽ làm cho Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán rồi đi đến phá sản.
Trong đó, kế toán trưởng là người đứng đầu trong phòng có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các nhân viên trong phòng, lập báo cáo hàng tháng, quý, năm, chịu trách nhiệm chính trước giám đốc và Nhà nước về các thông tin kế toán đã cung cấp; 2 kế toán viên có nhiệm vụ trợ giúp cho kế toán trưởng trong việc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kiêm nhiệm vụ của kế toán bán hàng, kế toán tiền mặt, kế toán hàng kho, kế toán thanh toán,… Thủy quỹ có nhiệm vụ viết phiếu thu, phiếu chi và quản lý tiền mặt của công ty. Thứ nhất là kinh doanh dịch vụ du lịch, mở các tua du lịch trọn gói trong và ngoài nước hoặc cho thuê xe chở khách, cung cấp các dịch vụ phụ trợ kèm theo; Thứ hai là kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động ra làm việc ở nước ngoài như Đài Loan, Malaixia, Nhật Bản, Hàn Quốc,… Đối với kinh doanh du lịch và xuất khẩu lao động là các hoạt động diễn ra không thường xuyên, chỉ vào mùa lễ hội và nghỉ mát (mùa xuân và mùa hè) thì dịch vụ du lịch mới thực sự hoạt động, còn hoạt động xuất khẩu lao động thì thường theo từng đợt đã dự kiến trước khi có hợp đồng tuyển dụng của phía bên đối tác nước ngoài. Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế của công ty qua 2 năm đều tăng lên 125,45% hay tăng 376.176.570 đồng, với quy mô kinh doanh như vậy thì mức tăng này là tương đối lớn, chứng tỏ việc kinh doanh của Công ty là rất có hiệu quả, việc quản lý và sử dụng vốn của Công ty là hợp lý, tạo cho Công ty một thế để tiếp tục đi lên, cạnh tranh được trên thế thị trường trong nước và mở rộng ra thị trường quốc tế.
Là một doanh nghiệp chủ yếu kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ thương mại, vì vậy mà VLĐ của Công ty cổ phần Thủy sản khu vực I cũng có đặc điểm giống với hầu hết các doanh nghiệp cùng ngành khác đó là lượng VLĐ chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số vốn và lượng VLĐ trong khâu lưu thông cũng chiếm phần lớn trong toàn bộ số VLĐ của doanh nghiệp (Cuối năm 2009 tổng số VLĐ chiếm 74,42% trong tổng số vốn toàn Công ty, trong đó VLĐ trong khâu lưu thông chiếm tới 89,11%). Do đặc điểm của các sản phẩm và dịch vụ mà công ty cổ phần Thủy sản khu vực I phải đáp ứng đủ nhu cầu về VLĐ trong tất cả các khâu, đặc biệt là khâu lưu thông lượng VLĐ chiếm tỷ trọng rất lớn do đó đòi hỏi Công ty cần phải quản lý chặt chẽ quá trình sử dụng, luân chuyển của VLĐ trong khâu lưu thông nhằm tránh thất thoát, tồn đọng dẫn đến không thu hồi đủ VLĐ để đáp ứng cho quá trình SXKD tiếp theo. Như vậy ta có thể thấy việc quản lý tiền của Công ty là chưa tốt, chưa hiệu quả, công ty cần thay đổi cơ cấu giữa tiền mặt và tiền gửi hợp lý, tăng tỷ trọng tiền gửi ngân hàng bằng cách chuyển phương thức thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt sang phương thức thanh toán qua tài khoản ngân hàng để việc thanh toán thuận tiện hơn, nhanh hơn, an toàn hơn, chuyển tiền mặt vào ngân hàng chỉ để tồn quỹ một lượng đủ hơn, an toàn hơn, chuyển tiền mặt vào ngân hàng chỉ để tồn quỹ một lượng đủ để thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn và đáp ứng cho các khoản chi tiêu cầnh thiết phát sinh đột ngột.
Điều này cho thấy Công ty chưa chặt chẽ trong việc quản lý các khoản phải thu khác, Công ty đã để cho một lượng vốn tương đối lớn tồn đọng không cần thiết, các khoản này tuy nhỏ nhưng đều là các khoản phụ có thể không cần thiết nên việc phát sinh quá lớn các khoản phải thu khác này là chưa hợp lý cần thiết chú ý xem xét để có biện pháp thu hồi ngay. Cuối năm Công ty bổ sung một phần lợi nhuận cho việc đầu tư mở rộng quy mô hoạt động SXKD, khi cân đối lại các quỹ Công ty có thể bổ sung VLĐ bằng cách chuyển từ các quỹ khác sang như quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính,… Ngoài VLĐ tự có Công ty còn đi vay ngân hàng, vay các đơn vị doanh nghiệp khác để tăng thêm vốn phục vụ cho việc kinh doanh.
Tuy nhiên, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn năm 2008 tăng gấp gần 3 lần và ở mức 2,82 là tương đối cao, điều này chưa chắc chắn đã tốt vì nếu quá cao chứng tỏ có một lượng TSLĐ tồn trữ lớn, phản ánh việc sử dụng vốn không hiệu quả. Như vậy, năm 2007 hệ số khả năng thanh toán nhanh là 0,59 < 1 chứng tỏ Công ty không có đủ tiền để thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn, tuy nhiên năm 2008 do việc cân đối quản lý tốt lượng tiền tồn quỹ với các khoản nợ cần thanh toán ngay nên Công ty đã hoàn thành có thể thanh. Hệ số có khả năng thanh toán nhanh năm 2008 là cũng tương đối cao, chưa hợp lý do đó công ty cần đối lại sao cho lượng tiền mặt tồn quỹ có khả năng trang trải các khoản nợ tức thời tương đương với các khoản nợ cần thanh toán ngay đó.
Đối với mặt hàng Thủy sản và Đông lạnh là những mặt hàng thiết yếu, có mức tiêu thụ lớn và ổn định trong năm, tuy nhiên với thương hiệu nước mắm của Công ty đã có uy tín trên thị trường được nhiều người ưa chuộng, đồng thời công ty cũng đã phát triển được một số thị trường mới trên địa bàn các tỉnh phía bắc nên năm 2008 công ty không những hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch mà còn vượt kế hoạch về doanh số tiêu thụ đặt ra là 4 tỷ đồng đối với hàng Thủy sản và 0,9 tỷ đồng đối với hàng Đông lạnh. + Việc tính toán xác định lượng VLĐ cần sử dụng cho năm sau dựa vào doanh thu tiêu thụ dự báo là hợp lý, lôgic vì có xác định được doanh thu, xác định được lượng sản phẩm hàng hóa bán ra thì mới xác định được cần sản xuất hay mua về bao nhiêu, dự trữ bao nhiêu, đồng thời cũng từ đó mà xác định được lượng tiền thu về là bao nhiêu, đã thanh toán hay chưa thanh toán?. + Việc xác định nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu VLĐ cũng chưa được tính toán chi tiết cụ thể, các giả định về các khoản nợ và giả định các quỹ của Công ty không thay đổi là chưa được sát với thực tế và chưa tính đến khả năng có huy động được vốn từ các nguồn bên ngoài để dự trù các nguồn huy động khác tránh rủi ro.
Theo tôi để đảm bảo cho nhu cầu VLĐ, trước hết Công ty cần phải tìm cách huy động tối đa nội lực từ bên trong, tăng cường huy động các nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho nhu cầu vốn trước mắt, tận dụng các khoản nợ ngắn hạn chưa đến hạn thanh toán như các khoản phải trả công nhân viên, thuế và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước nhưng chưa đến kỳ nộp, áp dụng hình thức tín dụng thương mại (Mua chịu đối với người cung cấp), bởi khi sử dụng các khoản vốn này giúp Công ty không phải bỏ ra chi phí, Công ty càng có nhiều điều kiện nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Kế hoạch huy động và sử dụng vốn kinh doanh là một bộ phận quan trọng của kế hoạch sản xuất kinh doanh cũng như đối với các kế hoạch khác, do đó việc lập các kế hoạch này nhất thiết phải dựa vào sự phân tích tính toán và các chỉ tiêu kinh tế của các kỳ trước làm cơ sở, kế hoạch phải được lập sát, đúng, toàn diện và đồng bộ làm cơ sở tin cậy cho việc tổ chức và sử dụng VLĐ mang lại hiệu quả cao nhất cho Công ty. Tuy nhiên nhu cầu VLĐ lại là một đại lượng không cố định, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: Quy mô sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ; sự biến động của giá cả vật tư, hàng hóa mà Công ty sử dụng trong sản xuất; chính sách, chế độ về lao động và tiền lương đối với người lao động; trình độ tổ chức, quản lý sử dụng VLĐ trong quá trình dự trữ sản xuất cũng như sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.