MỤC LỤC
Chữ ký điện tử (hay chữ ký số - Digital Signature) được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách logic với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký” (Điều 21, Khoản 1, Luật giao dịch điện tử ). Chứng thực số là một hoạt động chứng thực danh tính của những người tham gia vào việc gửi và nhận thông tin qua kênh truyền, cung cấp cho họ các công cụ, các dịch vụ cần thiết để thực hiện việc bảo mật thông tin, chứng thực nguồn gốc và nội dung thông tin.
Theo Cục Công nghệ Tin học Nghiệp vụ, Tổng cục kỹ thuật, Bộ Công an, Việt Nam tồn tại nhiều lỗ hổng an ninh nghiêm trọng, số website bị hacker tấn công là 461 vụ, trong đó có 251 vụ do hacker nước ngoài thực hiện. Theo khảo sát của VNCERT thì: Tình hình an toàn bảo mật thông tin, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin, tài chính – ngân hàng tại Việt Nam ngày càng đáng báo động và có thể diễn biến phức tạp trong năm tới. Trong năm 2008, kết quả nghiên cứu khảo sát điều tra của VNCERT và Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam cho thấy thực trạng về đảm bảo an toàn thông tin trong các cơ quan và doanh nghiệp hoàn toàn chưa đáp ứng yêu cầu.
Các quy trình báo cáo sự cố chưa đầy đủ và chưa sử dụng nhiều hỗ trợ của lực lượng chuyên nghiệp; công nghệ lạc hậu; trình độ hiểu biết và khả năng đánh giá nguy cơ thấp; khó khăn được kể lớn nhất vẫn ở khâu nhận thức và trình độ chuyên nghiệp.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty đã phải đi khắp các khu vực miền núi, vùng biển, các tỉnh đồng bằng để thu mua và tiếp nhận hàng hoá phục vụ đời sống của cán bộ công nhân viên và dân cư thủ đô ở nội và ngoại thành, ở vùng sơ tán và cung ứng một phần thực phẩm chế biến cho lực lượng vũ trang và chi viện cho chiến trường miền Nam. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Chính phủ về xoá bỏ cơ chế hành chính quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường, thực hiện Nghị định của Chính phủ về đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, Công ty Thực phẩm Hà Nội được phân hạng là doanh nghiệp Nhà nước hạng II trực thuộc Sở Thương mại Hà Nội và được thành lập lại theo Quyết định số 490/QĐ-UB ngày 26 tháng 01 năm 1993 và Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội. Đó là những khó khăn không phải một sớm một chiều có thể tháo gỡ: thói quen làm ăn theo kiểu bao cấp, vốn ít, cơ sở vật chất nghèo nàn, bộ máy cồng kềnh, sức ỳ lớn… Nhưng với quyết tâm của toàn thể CBCNV, công ty đã tiến hành sắp xếp lại lao động, mở rộng liên doanh, liên kết, kinh doanh tổng hợp nhiều mặt hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ tạo việc làm ổn định cho CBCNV, thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước, đời sống CBCNV đã không ngừng được tăng lên, hoạt động của Thực phẩm Hà Nội đi dần vào thế ổn định để đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá ngành thương mại, phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội.
Đầu tư nâng cấp mạng lưới kinh doanh, xây dựng mới các Trung tâm Thương mại, siêu thị và chuỗi cửa hàng tiện ích phù hợp, mở thêm các cửa hàng tự chọn cung cấp thực phẩm sạch, rau quả an toàn, thực phẩm chế biến, thực phẩm công nghệ đáp ứng nhu cầu không ngừng tăng lên của người tiêu dùng Thủ đô với tổng mức đầu tư trong 5 năm tới là 412 tỷ đồng; quyết tâm xây dựng thương hiệu, hình ảnh công ty thành một mô hình kinh doanh hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả.
Do đó, công ty đã phân những trách nhiệm cụ thể cho các cá nhân, các phòng ban, đơn vị tham gia quản lý thư điện tử của công ty, nhằm lưu giữ và đảm bảo an toàn bảo mật thông tin cho doanh nghiệp cũng như thông tin cho khách hàng. Tần suất xuất hiện của “Thông tin quan trọng về khách hàng tiềm năng của công ty” là nhiều hơn 9/20 lần và chiếm 45% sự lựa chọn, rồi mới tới “Chi tiết nghiệp vụ quan trọng của khách hàng với công ty” và “Chính sách kinh doanh đặc biệt của công ty đối với khách hàng quan trọng”. Việc bảo mật hệ thống và an ninh thông tin được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, nhằm đảm bảo tất cả các thông tin của khách hàng được trung chuyển, xử lý và lưu trữ với độ an toàn cao nhất, chống lại mọi sự xâm nhập, sửa đổi và tấn công trái phép.
Qua các phiếu điều tra cho thấy công ty cũng đang có mối quan tâm, có hướng đi đúng đắn trong việc nâng cấp website lên thành website thương mại điện tử, đồng thời cũng có dự định đầu tư thêm vào cho hoạt động an toàn bảo mật thông tin khách hàng qua website www.thucphamhanoi.com.vn.
Vấn đề bảo đảm an toàn thông tin trong giao dịch điện tử, nhìn nhận một cách toàn diện, thực sự là một vấn đề phức tạp và bao hàm nhiều khía cạnh, nó không đơn giản như lời khuyên của một số chuyên gia nghiệp dư về công nghệ thông tin là “muốn tiếp cận với Internet thì hãy trang bị bức tường lửa, nếu cần sự bảo vệ thì hãy mã hóa và mật khẩu là đủ để xác thực”. Về mặt pháp lý và tổ chức trước hết công ty phải xây dựng chính sách an toàn thụng tin cho giao dịch điện tử nhằm tạo sự rừ ràng và cú thể tiờn liệu được, phản ánh được sự cân bằng quyền lợi của các chủ thể tham gia giao dịch điện tử, quan tâm tính riêng tư và an toàn xã hội, bảo đảm sự thi hành pháp luật và lợi ích an ninh quốc gia; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cần thiết, tiêu chuẩn mật mã và chữ ký điện tử sử dụng trong giao dịch điện tử, giải quyết khiếu nại và tố cáo khi có sự tranh chấp liên quan đến sử dụng mật mã; tổ chức các cơ quan chứng nhận, cấp phép, quản lý và phân phối sản phẩm mật mã, phản ứng giải quyết sự cố, thanh tra và kiểm tra, vấn đề lưu trữ và phục hồi khoá. Về mặt kỹ thuật đó là kết hợp chặt chẽ với hạ tầng công nghệ, quy định thống nhất tiêu chuẩn cấu trúc thiết lập hệ thống mạng và sử dụng công nghệ, ngôn ngữ giao tiếp và phần mềm ứng dụng, tổ chức hệ thống chứng thực và phân phối khóa mã, các công cụ nghiệp vụ kỹ thuật kiểm tra và phát hiện xâm nhập; các giải pháp dự phòng, khắc phục sự cố xảy ra trong giao dịch điện tử.
Trước hết công ty phải được “giác ngộ” về an toàn thông tin trong giao dịch điện tử, cần biết phải bảo vệ cái gì trong hệ thống, ước định mức rủi ro và các nguy cơ tiềm tàng khi kết nối mạng với các đối tượng khác, việc mở rộng mạng trong tương lai có ý thức đầu tư bảo mật cho hệ thống ngay từ khi bắt đầu xây dựng; chấp nhận và chấp hành chính sách, các quy định pháp luật về sử dụng mật mã, và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về bảo vệ bí mật quốc gia trong qúa trình xử lý và truyền tải thông tin trong giao dịch điện tử.
Bên cạnh đó các thông tin khách hàng mà công ty cần bảo mật giữ an toàn đó là những thông tin quan trọng về khách hàng tiềm năng của công ty, chi tiết nghiệp vụ quan trọng của khách hàng với công ty, chính sách kinh doanh đặc biệt của công ty đối với khách hàng quan trọng. • Hợp tác tích cực với các quốc gia đã có một nền kinh tế điện tử hiện đại nhằm tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ về mặt kinh nghiệm xây dựng và thực thi các chính sách pháp luật liên quan tới thương mại điện tử, đi tắt đón đầu trong việc nắm bắt các công nghệ hiện đại trong thương mại điện tử nói chung. Trực tiếp tìm hiểu và thực hiện nghiên cứu luận văn về hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Thực phẩm Hà Nội nói chung, hoạt động an toàn bảo mật thông tin khách hàng thông qua website nói riêng, em xin đưa ra một vài kiến nghị với công ty để giúp công ty có thể hoàn thiện công tác an toàn bảo mật thông tin cũng như đạt được hiệu quả cao nhất trong thị trường kinh doanh trực tuyến.
Thay đổi giao diện trang web cho phù hợp với trang bán hàng trực tuyến, thay đổi cây danh mục, quảng cáo cho sản phẩm dựa trên hình ảnh nhiều hơn là thông tin chi tiết sản phẩm, hoàn thiện chức năng tìm kiếm sản phẩm trong trang web, hỗ trợ khách hàng sử dụng giỏ hàng và đặt nền móng cho thanh toán trực tuyến trong thời gian nhanh nhất có thể.
Điều này sẽ trang bị tốt cho công ty, cũng là tạo sự thuận tiện trong công việc của cả bộ máy khi có hỗ trợ tin cậy từ phía các nhân viên này.