MỤC LỤC
Để biết được năng lực sản xuất hàng hoá của Công ty cao hay thấp, đồng thời nắm được lượng sản phẩm dở dang nhiều hay ít, khi phân tích còn có thể sử dụng thêm chỉ tiêu “Hệ số (tỷ suất) sản xuất hàng hoá”. Tóm lại: Qua việc phân tích tình hìh thực hiện kế hoạch sản xuất của Công ty từ năm 1999 - 2001 ở trên ta thấy: Công ty cơ khí Hà nội sản xuất kinh doanh ngày càng đạt kết quả cao, luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất, đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu thị trường về các loại sản phẩm máy công cụ, thép cán cũng như các thiết bị phục vụ cho các ngành công nghiệp khác. Bên cạnh đó, mức độ đạt được của giá trị sản lượng hàng hoá trong cả 3 năm đều cao hơn mức độ đạt được của giá trị tổng sản lượng làm cho tỷ suất sản xuất hàng hoá cũng vượt kế hoạch, làm giảm lượng sản phẩm dở dang và tránh khỏi tình trạng gây ứ đọng vốn cho Công ty.
Công ty áp dụng phương pháp so sánh để phân tích, đánh giá khái quát tình hình tiêu thụ: so sánh doanh thu thực tế tính theo giá bán kế hoạch (giá bán cố định) với doanh thu kế hoạch tính theo giá bán kế hoạch (giá bán cố định) với doanh thu kế hoạch tính theo giá bán kế hoạch (giá bản cố định) cả về số tuyệt đối lẫn tương đoói. Tóm lại : Qua việc phân tích tình hình tiêu thụ mặt hàng sản phẩm máy công cụ của Công ty cơ khí Hà nội trong 2 năm 2000 và 2001, chúng ta nhận thấy : Công ty đã không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ mặt hàng sản phẩm máy công cụ. Qua việc phân tích tình hình tiêu thụ mặt hàng như trên, Công ty đã hoàn thành nghiên cứu, phát triển mở rộng sản xuất những loại máy tiêu thụ và hoàn thành vượt mức kế hoạch, từ đó đề ra các biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ.
Công ty áp dụng hình thức tiêu thụ sản phẩm qua kênh phân phối này nghĩa là : sản phẩm (máy công cụ, phụ tùng máy công cụ, thép cán ..) mà Công ty sản xuất ra sẽ được bán trực tiếp cho người tiêu dùng (cơ quan, nhà máy, xí nghiệp hoặc cá nhân ..) mà không qua khâu trung gian. Bởi vì, những sản phẩm của Công ty thường là những sản phẩm mang tính đơn chiếc có giá trị cao, chu kỳ sản xuất dài, sản phẩm có chất lượng đặc biệt, yêu cầu sử dụng phức tạp, đòi hỏi có sự hướng dẫn chi tiết, cụ thể của người bán hàng thuộc Công ty. Năm qua, phòng Hội động kinh doanh đã liên hệ được với xí nghiệp lắp máy số II, họ đã có kế hoạch mua để xây dựng công trình nhà máy cơ khí chính xác và một điểm nữa ở Hà nội, dự kiến tiêu thụ khoảng 300 tấn thép các loại.
Phương thức thanh toán chủ yếu của Công ty là tiền mặt, séc hoặc ngân phiếu: Nếu khách hàng mua hàng qua kênh phân phối trực tiếp ngắn (mua hàng trực tiếp của Công ty không qua trung gian phân phối) thì Công ty cho phép họ có thể thanh toán ngay bằng tiền mặt, hoặc séc, hoặc ngân phiếu tuỳ khả năng của khách hàng). Trường hợp sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ chậm do không đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật cho phép, Công ty sẽ thực hiện việc sửa chữa đổi mới lại sản phẩm cho các đại lý, nhằm giữ vững đảm bảo chất lượng sản phẩm đem tiêu thụ của Công ty. Nói đến sản xuất hàng hoá là phải nói đến thị trường tiêu thụ, vì thị trường có quan hệ mật thiết với kế hoặch sản xuất, phương hướng sản xuất, đầu tư tài chính, chính sách giá cả, quảng cáo bán hàng, uy tín sản phẩm.
Trong thời gian đó, thị trường tiêu thụ của Công ty không được quan tâm đến bởi vì Công ty chỉ sản xuất hai loại sản phẩm là máy công cụ và phụ tùng máy công cụ theo kế hoạch Nhà nước giao để cung cấp cho hầu hết các doanh nghiệp quốc doanh trong cả nước, Công ty chỉ thực hiện nhiệm vụ sản xuất sản phẩm còn Nhà nước chịu trách nhiệm tiêu thụ. Tuy số lượng và giá trị hợp đồng còn hạn chế nhưng đây thực sự là bước ban đầu, khẳng định sản phẩm cơ khí Việt nam có thể xuất khâủ được với giá cạnh tranh, chất lượng phù hợp sang các nước nông nghiệp phát triển. Trong những năm gần đây, Công ty cơ khí Hà Nội (HAMECO) đã đạt được những thành công đáng mừng trong sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm: doanh thu phát triển không ngừng trong 6 năm vừa qua (từ năm 1995 đến năm 2000) với tỷ lệ tăng trưởng bình quân 39% năm.
Với tiềm năng sản xuất, cơ cấu tổ chức sản xuất cũng như phương thức quản lý hiện nay của Công ty, có thể đánh giá HAMECO là một đơn vị sản xuất kinh doanh mạnh, có đủ khả năng tiếp cận với phương thức sản xuất mới cho ra thị trường những sản phẩm có chất lượng cao, có đủ sức cạnh tranh. Đó là những khó khăn, tồn tại chung của Công ty hiện nay một phần do các chính sách vĩ mô của Nhà nước, của các cơ quan chủ quản nên đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Công ty cơ khí Hà Nội là một đơn vị sản xuất kinh doanh hạch toán độc lập, hoạt động trong môi trường kinh doanh được đặc trưng bởi nhiều yếu tố, đó là: Sức ép cạnh tranh, tiến triển thị trường và các quy định của Chính phủ.
Tất cả những nguyên nhân trên làm ảnh hưởng gián tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, cũng như việc duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty xong khách quan mà nhận xét thì các nguyên nhân từ phía Công ty mới thực sự có ảnh hưởng to lớn đến việc duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty.