Tác động của thanh khoản đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

MỤC LỤC

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài

    Đặc biệt trong giai đoạn 2007 - 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ xảy ra, và cũng theo Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS, 2008) cũng chỉ ra rằng một trong những nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng từ việc cho vay dưới chuẩn của Mỹ xảy ra vào tháng 8/2007 đã nhấn chìm toàn bộ nền kinh tế Mỹ cũng như hệ thống tài chính toàn cầu là vấn đề thanh khoản. - Về mặt lý luận, nghiên cứu đã lược khảo nền tảng lý thuyết về thanh khoản và khả năng sinh lời của ngân hàng, trên cơ sở tiếp cận các bài nghiên cứu trong và ngoài nước, nghiên cứu đã tập trung đi sâu để tìm hiểu tác động của các chỉ số thuộc về thanh khoản đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại và xây dựng mô hình kiểm định để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các chỉ số thanh khoản và các yếu tố có liên quan đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại Việt Nam.

    Giới thiệu đề tài nghiên cứu

    - Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu cũng sẽ phần nào hỗ trợ các nhà quản trị ngân hàng trong việc xác định và dự báo mức độ ảnh hưởng của các chỉ số thanh khoản đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Từ đó, nhà quản trị có thể đưa ra chính sách quản lý thanh khoản một cách hợp lý mà vẫn đạt được lợi nhuận mong muốn trên cơ sở đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng một cách ổn định, hiệu quả và bền vững.

    CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ THANH KHOẢN VÀ LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN

    Khái niệm thanh khoản

    Theo Nguyễn Văn Tiến (2012), xét dưới góc độ ngân hàng, thanh khoản là khả năng ngân hàng đáp ứng kịp thời và đầy đủ các nghĩa vụ tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh như chi trả tiền gửi, cho vay, thanh toán và các giao dịch tài chính khác. Như vậy, hiểu một cách đơn giản, tính thanh khoản là thuật ngữ dùng để chỉ khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của một tài sản hoặc một sản phẩm, nhằm đáp ứng kịp thời và đầy đủ các nghĩa vụ tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh.

    Các chỉ tiêu đo lường thanh khoản

    Chỉ số năng lực cho vay (INVSTA): cho biết tỷ trọng tài sản của ngân hàng tài trợ bao nhiêu cho các khoản cho vay của ngân hàng, được tính bằng cách lấy dư nợ cho vay (cho vay và ứng trước khách hàng bên phần tài sản của bảng cân đối kế toán) chia cho tổng tài sản có của ngân hàng. - Bảo đảm sự tồn tại của ngân hàng: Thanh khoản tuy không đóng vai trò quyết định trong chiến lược kinh doanh của ngân hàng nhưng là một yếu tố quan trọng quyết định đến uy tín của ngân hàng và có thể là yếu tố dẫn đến sự phá sản của một ngân hàng nếu ngân hàng này thiếu tính thanh khoản.

    Lợi nhuận của ngân hàng thương mại 1. Khái niệm

      Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (NNIM): Theo Peter S.Rose (2002), tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên đo lường mức chênh lệch giữa nguồn thu ngoài lãi chủ yếu là nguồn thu phí từ các dịch vụ với các chi phí ngoài lãi mà ngân hàng phải chịu (lương, chi phí tổn thất tín dụng, chi phí bảo hành thiết bị…). Do các nhân tố này xuất phát từ bên ngoài ngân hàng và các nhà quản trị ngân hàng không thể chi phối được do vậy bản thân các nhà quản trị ngân hàng phải sử dụng các công cụ tài chính nhằm đo lường và dự báo những thay đổi của nền kinh tế để có thể đưa ra những giải pháp nắm bắt kịp thời các cơ hội cũng như hạn chế tối đa những tác động tiêu cực do nhân tố bên ngoài mang lại.

      Tác động của thanh khoản đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại

      Khi ngân hàng thiếu hụt thanh khoản có thể dẫn đến hậu quả là ngân hàng sẽ mất dần các khoản tiền gửi cũ do áp lực rút tiền ngày càng tăng, đồng thời cũng không thể thu hút thêm được các khoản tiền gửi mới do đánh mất lòng tin khách hàng. Tiếp cận ở khía cạnh này sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo, nhà quản trị đặc biệt chú ý cân nhắc đến sự dung hoà giữa thanh khoản và lợi nhuận, hạn chế đưa ra những chính sách, chiến lược kinh doanh quá chú trọng đến mục tiêu lợi nhuận mà không.

      Các nghiên cứu thực nghiệm 1. Các nghiên cứu tại nước ngoài

        Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng chi phí hoạt động trên doanh thu tác động ngược chiều với ROA và ROE; tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tương quan thuận với ROA và tương quan nghịch với ROE; tỷ lệ cho vay so với tổng tài sản càng cao thì lợi nhuận của NHTM càng cao; tỷ lệ nợ xấu càng cao thì hiệu quả hoạt động của các NHTM càng giảm. Nguồn: Tác giả tổng hợp Như vậy, trong phạm vi hiểu biết của tác giả, hầu hết các nghiên cứu về thanh khoản tại Việt Nam chủ yếu nhìn nhận trên góc độ rủi ro thanh khoản và quản trị thanh khoản hợp lý, hiệu quả; rất ít các nghiên cứu đi sâu về mối quan hệ giữa thanh khoản và lợi nhuận của các ngân hàng thương mại. Hai là, việc duy trì một lượng tiền mặt nhất định để đảm bảo tính thanh khoản trong điều kiện khủng hoảng kinh tế thế giới là rất khó, sự sụt giảm tiền mặt hay trạng thái tiền mặt bất ổn đã trực tiếp tác động đến lợi nhuận, hiệu quả sử dụng vốn cổ đông của NHTM nói riêng và các thành phần tham gia kinh tế nói chung.

        Do vậy, kế thừa và áp dụng vào thực tiễn Việt Nam, một quốc gia đang phát triển với hệ thống ngân hàng còn non trẻ, quản trị ngân hàng nói chung và quản trị thanh khoản nói riêng đang từng bước hội nhập và hoàn thiện, đề tài mong muốn thông qua việc thiết lập một mô hình nghiên cứu tương tự để kiểm chứng mối quan hệ giữa thanh khoản và lợi nhuận, so sánh sự tương đồng và khác biệt với kết quả đạt được từ những nghiên cứu trước đây ở các quốc gia khác.

        Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu trong và ngoài nước Năm Tác giả nghiên
        Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu trong và ngoài nước Năm Tác giả nghiên

        PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mô hình nghiên cứu

        Tuy nhiên, hoạt động tín dụng cũng tồn tại nhiều rủi ro, nếu tỷ lệ vốn vay/tổng tài sản quá lớn có thể dẫn đến rủi ro tín dụng cao và tùy thuộc vào chất lượng tín dụng, tỷ lệ này có thể tác động cùng chiều hoặc nghịch chiều đến khả năng sinh lợi của NHTM. Dựa trên kết quả từ các nghiên cứu trước và căn cứ điều kiện kinh tế của Việt Nam, nghiên cứu này kỳ vọng một mối quan hệ cùng chiều giữa cơ cấu tiền gửi và khả năng sinh lời (ROA, ROE) rằng ngân hàng có cơ cấu tiền gửi so với tổng tài sản càng lớn thì ROA và ROE càng lớn. Nghiên cứu sử dụng phần mềm thống kê Stata 14 tiến hành ước lượng hồi quy dữ liệu bảng, sử dụng dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính hằng năm của 27 NHTM mẫu được lựa chọn trong hệ thống NHTM Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2020.

        Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu: tại bước này, tác giả lựa chọn và xác định vấn đề nghiên cứu là tác động của thanh khoản đến lợi nhuận của NHTM tại Việt Nam, dựa trên sự cần thiết nghiên cứu về mặt lý luận và tính cấp thiết về mặt thực.

        Bảng 3.1: Mô tả các biến
        Bảng 3.1: Mô tả các biến

        KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Phân tích thống kê mô tả

        • Lựa chọn mô hình hồi quy

          Điều này cho thấy các ngân hàng phụ thuộc nhiều vào tiền gửi của khách hàng trong đó NHTMCP Sài Gòn Thương Tín (STB) là ngân hàng có số tiền gửi trên tổng tài sản cao nhất 89.37% vào năm 2016 trong khi đó năm 2011 tỷ lệ tiền gửi NHTMCP Phát triển Nhà Việt Nam (HDB) thấp nhất trong các ngân hàng với giá trị 6.79%. Nguyên nhân cơ bản là do vốn điều lệ không tăng, trong khi tổng tài sản tăng rất nhanh, một số khoản cho vay, đầu tư trước đây không tính vào tổng dư nợ, thì nay NHNN yêu cầu bắt buộc các ngân hàng phải tính cả các khoản tín dụng dưới dạng ủy thác đầu tư, bảo lãnh, trái phiếu doanh nghiệp. Theo đó, hệ số phóng đại phương sai (VIF) được sử dụng để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình: (i) Nếu hệ số phóng đại phương sai VIF (variance inflation factor) > 2 thì có dấu hiệu đa cộng tuyến, đây là điều không mong muốn; (ii) nếu VIF > 10 thì chắc chắn có đa cộng tuyến; và (iii) Nếu VIF < 2 thì không có hiện tượng đa cộng tuyến.

          Đồng thời giảm lãi suất huy động để giảm lượng tiền gửi khách hàng đã giúp các ngân hàng giảm thiểu lượng tiền gửi thừa, sử dụng một cách hiệu quả tiền gửi hiện tại để đầu tư sinh lời làm tăng hiệu quả sử dụng vốn cổ đông cũng như giúp tình hình kinh doanh của các NHTM được cải thiện phần nào trong tình hình nền kinh tế khó khăn, lạm phát tăng cao như hiện nay.

          Hình 4.1: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản trung bình của 27 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020
          Hình 4.1: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản trung bình của 27 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020