Rèn luyện năng lực độc lập sáng tạo cho học sinh THPT tỉnh Sơn La thông qua phương pháp dạy học và học tập hóa học

MỤC LỤC

Phương pháp dạy học hoá học 1 Phương pháp dạy học

Nguyễn Ngọc Quang thì phương pháp dạy học là “cách thức làm việc của thầy và trò trong sự phối hợp thống nhất và dưới sự chỉ đạo của thầy, nhằm làm cho trò tự giác, tích cực, tự lực đạt đƣợc mục đích dạy học”[30]. Phương pháp dạy học hoá học có thể hiểu là cách thức hoạt động cộng tác có mục đích giữa thầy và trò, trong đó có sự thống nhất của hai quá trình (điều khiển của thầy và tự điều khiển của trò), nhằm làm cho trò chiếm lĩnh khái niệm hoá học. Phương pháp học có hai chức năng tương tác và thống nhất với nhau là lĩnh hội nội dung trí dục do thầy truyền đạt và tự điều khiển quá trình chiếm lĩnh khái niệm của bản thân, do đó nó là sự thống nhất của phương pháp lĩnh hội và phương pháp tự điều khiển sự lĩnh hội của bản thân.

Sơ đồ cấu trúc phương pháp dạy học hoá học.
Sơ đồ cấu trúc phương pháp dạy học hoá học.

Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học hóa học ở trường THPT

Đối tƣợng của hoá học là những chất cấu tạo bởi phân tử, nguyên tử, ion…. Do đó chúng ta buộc phải dùng đến mô hình mô phỏng, thí nghiệm để lý giải những hiện tƣợng đó. Tóm lại, phương pháp dạy học hoá học chính là sự chuyển hoá của phương pháp nhận thức hoá học thông qua lăng kính của các quy luật tâm lý, lý luận dạy học.

Các xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay nhằm phát huy tính độc lập, sáng tạo của học sinh

Đảm bảo cho HS nắm vững hệ thống những tri thức khoa học và hệ thống những kỹ năng, kỹ xảo tương ứng ngày càng hiện đại do chương trình DH quy định phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với giáo dục nói chung và DH ở bậc học, cấp học, loại hình trường nói riêng. Đảm bảo HS phát triển ngày càng cao năng lực hoạt động nhận thức nói chung, đặc biệt là năng lực tìm tòi sáng tạo, năng lực tƣ duy nghề nghiệp, tƣ duy kinh tế, tƣ duy quản lí..trong các tình huống muôn màu,muôn vẻ của hoạt động học tập, hoạt động thực tiễn. PP DH phản ánh sự thống nhất giữa tính truyền thống và tính hiện đại trong DH: Loại bỏ những cái lạc hậu, những cái không khoa học trong PP DH hiện hành; giữ lại, kế thừa, soi sáng và phát triển những PP DH truyền thống dưới ánh sáng của các quan điểm các PP DH và các lí thuyết hiện đại về tâm lí học, lí luận DH cũng như dưới ảnh hưởng của cách mạng khoa học - kĩ thuật; bổ sung, xây dựng những cái mới trong PP DH; dự báo sự phát triển chiến lƣợc của hệ thống các PP DH.

Phương pháp học tập hóa học của học sinh 1. Tầm quan trọng của phương pháp học tập

Vấn đề dạy cho học sinh phương pháp học tập 1. Mục đích

Đối với môn HH - môn khoa học thực nghiệm có rất nhiều thực hành và thí nghiệm, đó là một lợi thế lớn để thực hiện PP tích cực. Ví dụ: Có thể GV thông qua các thí nghiệm để HS tự xây dựng nội dung kiến thức ( nghiên cứu các tính chất vật lí, hóa học của một chất, so sánh các thí nghiệm để tìm ra khả năng hoạt động hóa học của một số chất). Học cách trình bày diễn giải bằng lời những điều học được trước nhóm nhỏ học tập hoặc trước tập thể lớp.

Bài tập hóa học

    Tuỳ theo yêu cầu sƣ phạm, ta có thể phức tạp hóa hay đơn giản hóa BT, soạn những BT có độ khó tăng dần, có chứa đựng những yếu tố giúp rèn luyện những kỹ năng riêng biệt nào đó v.v..BT đƣợc xây dựng theo tiếp cận mô đun sẽ đáp ứng đƣợc những mục đích nói trên. Nó cung cấp cho HS không những kiến thức, niềm say mê bộ môn mà còn giúp HS con đường giành lấy kiến thức, bước đệm cho quá trình nghiên cứu khoa học, hình thành phát triển có hiệu quả trong hoạt động nhận thức của HS. Đặc biệt BT HH còn có tác dụng phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện trí thông minh sáng tạo trong HT cho HS thông qua việc HS tự chọn một cách giải độc đáo, hiệu quả với những BT có nhiều cách giải.

    Sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại trong dạy học hóa học

    Tầm quan trọng của việc sử dụng phương tiện kỹ thuật day học vào dạy học hóa học

    Bằng hệ thống BT sẽ thúc đẩy sự hiểu biết của HS, sự vận dụng sáng tạo những hiểu biết vào thực tiễn, sẽ là yếu tố cơ bản của quá trình phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Phương tiện kỹ thuật dạy học giúp thực hiện tính đặc thù bộ môn, phát triển kỹ năng quan sát, vận dụng kỹ năng thực hành, phát triển năng lực nhận thức, tƣ duy, năng lực so sánh, khái quát hoá, tổng hợp hoá của học sinh. Phương tiện kỹ thuật dạy học giúp giáo viên giới thiệu những phản ứng độc hại, nguy hiểm, hỗ trợ giáo viên trong việc hướng dẫn sử dụng các dụng cụ thí nghiệm, những thao tác thực hành mẫu để học sinh có thể tự làm thí nghiệm.

    SƠ LƯỢC VỀ NHỮNG KHể KHĂN MÀ HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THPT THUỘC TỈNH SƠN LA THƯƠNG GẶP

    Điều kiện kinh tế, xã hội

    Giáo viên có thể soạn bài trên powerpoint trong đó có kết hợp nhiều hình ảnh sinh động các thí nghiệm độc hại, nguy hiểm các quy trình sản xuất, các mô hình. Hiện nay môn hoá học đã có những phần mềm dạy học hỗ trợ người giáo viên trong việc giảng dạy nhất là những phần lí thuyết khô khan, trừu tƣợng. Các phần mềm đƣợc ghi ra các đĩa CD, VCD và nếu có máy chiếu đa năng thì ta sử dụng máy chiếu đa năng để chiếu, nếu không có ta có thể nối với ti vi có màn hình lớn để cho học sinh quan sát.

    Những khó khăn về nhận thức và phương pháp học tập hóa học của học sinh THPT thuộc tỉnh Sơn La

    Những yếu tố bên ngoài được kể đến như là những điều kiện, phương tiện hoạt động, môi trường gia đình, môi trường xã hội vv… những yếu tố này ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình học tập của con người. Những yếu tố bên trong, chính là những yếu tố xuất phát từ bản thân nội tại mỗi cá nhân khi tham gia vào hoạt động: Kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, kĩ xảo, hứng thú động cơ, những yếu tố này ảnh hưởng đến tiến trình và kết quả hoạt động. Do đặc điểm nhận thức hạn chế, khả năng ngôn ngữ bị chi phối nên đã hình thành nên ở HS dân tộc thái độ giao tiếp thờ ơ, lãnh đạm (mặc dù bên trong khá tích cực), các em không biết sử dụng phối hợp ngôn ngữ và cử chỉ, biểu cảm thái độ đúng lúc, đúng chỗ.

    THỰC TRẠNG BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC ĐỘC LẬP SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRONG KHI DẠY VÀ HỌC HOÁ HỌC Ở MỘT SỐ TRƯỜNG THPT TỈNH

    Nội dung phương pháp điều tra

      Qua việc điều tra cũng cho thấy rằng có tới 22.8% GV đã có những nổ lực đáng kể trong việc nâng cao chất lượng DH, các GV này thường xuyên chú ý đến yêu cầu bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho HS, soạn giảng theo PP đổi mới PP dạy học, PP giải BT tổng hợp dựa trên những kiến thức của các bài toán đơn giản qua việc hình thành một sơ đồ, PP dạy một bài lý thuyết có thí nghiệm, có chú ý đến việc bồi dƣỡng HS giỏi Hóa ở Cấp III. Tuy nhiên, qua các tiết dạy chúng tôi nhận thấy vẫn còn một lƣợng không nhỏ các giáo viên vẫn còn dạy theo thói quen cũ, đơn thuần chỉ là truyền thụ kiến thức, chƣa phát huy đƣợc tính tích cực học tập đặc biệt là rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh, cụ thể là có tới 48.6% giáo viên đôi khi mới chú ý tới việc bồi dƣỡng năng lực sáng tạo cho học sinh, còn 28.6% giáo viên hoàn toàn không chú ý tới vấn đề này. Trong giờ học bài mới các giáo viên thường chỉ đặt những câu hỏi có tính chất dẫn dắt, gợi mở kiến thức chứ ít khi đặt những câu hỏi liên hệ giữa chất này với chất khác hoặc mối liên hệ giữa kiến thức đang học với thực tế đời sống làm cho môn hoá học xa với điều kiện thực tế của HS.

      CÁC BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH PHÁT HUY NĂNG LỰC ĐỘC LẬP SÁNG TẠO THễNG QUA DẠY VÀ HỌC HểA HỌC

      MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN NĂNG LỰC ĐỘC LẬP SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

      • Tạo động cơ, hứng thú thông qua các tình huống có vấn đề nhằm phát huy cao độ tính tự lực, tích cực, sáng tạo của học sinh
        • Rèn cho học sinh phương pháp tư duy hiệu quả

          Một trong những biện pháp cải tiến PPDH phức hợp theo hướng hoạt động hóa người học là phải nắm vững đặc điểm riêng của từng loại nội dung kiến thức mới cần truyền thụ, phát hiện kiến thức mấu chốt của từng bài mà sử dụng phối hợp hợp lý các PPDH với nhau thành tổ hợp PPDH phức hợp cụ thể để giúp HS dễ hiểu, hiểu sâu , nhớ lâu và tiếp thu kiến thức một cách chắc chắn, đồng thời còn dạy cho HS PP tự học, tự nghiên cứu và đặc biệt là. Hệ thống khái niệm HH cơ bản, học thuyết, định luật hóa học, định luật bảo toàn khối lượng, môi trường dung dịch, hidrocacbon..Biện pháp dạy các loại bài này rất đa dạng, có thể sử dụng các phương tiện hiện đại như phương tiện nghe nhìn trong thời gian ngắn để tìm tòi khám phá ra kiến thức và đồng thời phối hợp với phương pháp nêu vấn đề, đàm thoại gọi mở..Nhƣng dù bằng cách nào cũng nên mô hình hoá những lý thuyết trừu tƣợng cho HS dễ nhận thức và vận dụng. Một số chất vô cơ và hữu cơ quan trọng, gần gũi với cuộc sống và sản xuất: axit nitơric, muối nitơrat, các hiđrocacbon, polime..Biện pháp nâng cao chất lƣợng dạy học loại bài này là phát triển tƣ duy theo cách biết cấu tạo có thể suy luận, dự đoán ra tính chất, rồi dùng thực nghiệm kiểm chứng lại giả thuyết.

          RÈN LUYỆN NĂNG LỰC ĐỘC LẬP SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRONG KHI NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU MỚI VÀ HOÀN THIỆN KIẾN

          Đối với HS đây là PP HT tích cực, hiệu quả và không có gì có thể thay thế đƣợc, giúp cho HS nắm vững những kiến thức HH, phát triển tƣ duy, hình thành khái niệm, khả năng ứng dụng HH vào thực tiễn, làm giảm nhẹ sự nặng nề căng thẳng của khối kiến thức và gây hứng thú cho HS trong HT. Vì vậy trong quá trình DH, ở tất cả các kiểu bài lên lớp khác nhau, người GV phải biết sử dụng các câu hỏi và BT HH có sự phân hoá để phù hợp từng đối tƣợng tức là góp phần rèn luyện và phát triển tƣ duy cho HS. Dưới đây sẽ trình bày hệ thống câu hỏi, bài tập rèn luyện năng lực độc lập sáng tạo cho HS trong khi nghiên cứu tài liệu mới và hoàn thiện kiến thức, kỹ năng (ôn tập, củng cố, luyện tập) trong một số chương của giáo trình hóa học lớp 11 trường THPT.

          THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM I. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

          PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 1. Lập kế hoạch thực nghiệm

            Để kết quả thực nghiệm chính xác hơn, ở mỗi trường thực nghiệm chúng tôi đều chọn ra hai lớp có sĩ số, có trình độ của HS tương đương nhau và đều do một GV giảng dạy.