MỤC LỤC
- Việc đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật trong KCN không những thu hút các dự án đầu tư mới mà còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô để tăng năng lực sản xuất và cạnh tranh, hoặc di chuyển ra khỏi các khu đông dân cư, tạo điều kiện để các địa phương giải quyết các vấn đề ô nhiễm, bảo vệ môi trường đô thị, tái tạo và hình thành quỹ đất mới phục vụ các mục đích khác của cộng đồng trong khu vực như KCN Tân Tạo (TP.Hồ Chí Minh), Việt Hương (Bình Dương)…. Vì những lẽ đó, ngành kinh tế mũi nhọn cần chú ý lựa chọn sẽ là những ngành có thế mạnh, đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu; có khả năng đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư, theo yêu cầu phát triển của thị trường, hạn chế tác động bằng kế hoạch; có khả năng giúp ổn định xã hội cao, nhất là ổn định nông thôn; đảm bảo phát triển kinh tế bền vững, đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường phù hợp khả năng nền kinh tế; có khả năng đầu tư ra nước ngoài, hỗ trợ phát triển trong nước (dịch vụ, khai thác tài nguyên,…).
Những dự án có quy mô vốn lớn đầu tư vào KCN trong năm 2006 như dự án nhà máy sản xuất thép (Hàn Quốc) có tổng vốn đầu tư đăng ký trên 1,2 tỷ USD (tại KCN Phú Mỹ II); dự án sản xuất thiết bị viễn thông của Công ty Panasonic (KCN Thăng Long) có tổng vốn 76 triệu USD; dự án sản xuất máy fax, thiết bị điện tử của Công ty TNHH Brother Industries (KCN Phúc Điền Hải Dương) với tổng vốn đầu tư 40 triệu USD. Đặc biệt, một số dự án đăng ký mở rộng sản xuất, tăng vốn bổ sung cũng với số vốn lớn như: Công ty TNHH Công nghiệp Gốm Bạch Mã (Bình Dương) tăng thêm 150 triệu USD; Công ty TNHH Hoya Glass Disk (Hà Nội) tăng thêm 130 triệu USD; Công ty Giấy Ching Luh (Long An) tăng 98 triệu USD; nhà máy sản xuất máy in Canon (Bắc Ninh) với mức tăng 70 triệu USD; Công ty Formosa (Đồng Nai) tăng 66,4 triệu USD,.
Về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: Vốn trong nước chiếm 60%, giai đoạn đầu chủ yếu là nguồn vốn ngân sách, hiện nay đã áp dụng chính sách giao đất cho doanh nghiệp thầu xây dựng cơ sở hạ tầng nên tỉ trọng đầu tư của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh bắt đầu tăng, tuy còn nhiều bất cập về giá trị gia tăng sau khi xây dựng cơ sỏ hạ tầng và hiệu quả xây dựng. Riêng năm 2006, nhờ tích cực cải cách môi trường đầu tư, tăng cường các hoạt động đối ngoại, chú trọng quảng bá các cơ hội đầu tư ở Việt Nam, đặc biệt là việc gia nhập WTO, lượng vốn đầu tư vào KCN, KCX tăng đột biến, đạt 5682 triệu USD chiếm 56% tổng vốn FDI của cả nước, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng vốn FDI kỷ lục 10,2 tỷ USD vào Việt Nam trong năm.
Vùng đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; là vùng có đủ điều kiện và lợi thế để phát triển mạnh về công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng, các ngành công nghiệp công nghệ cao, có ưu thế để hình thành các trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ lớn trên cả nước nhờ nguồn nhân lực đã qua đào tạo bài bản; dân số đông và điều kiện tự nhiên lí tưởng thuận lợi cho phát triển dịch vụ và du lịch. Hệ thống giao thông còn bất cập so với yêu cầu (cảng Hải Phòng chỉ tiếp nhận được tầu dưới 7000 tấn; các trục lộ huyết mạch lòng đường còn hẹp, mặt đường xấu, chịu tải yếu, đường sắt còn tồn tại nhiều khổ đường, trang bị ở những ga đầu mối thiếu và lạc hậu; sân bay Nội Bài chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế; hệ thống giao thông nội thị ở các thành phố lớn còn lạc hậu, gây ách tắc giao thông); mạng lưới điện nhiều nơi cũ nát, hư hỏng thất thoát điện còn lớn (tới 25%); mạng lưới cấp và đặc biệt thoát nước tại các đô thị yếu kém, lạc hậu, bất cập (nhiều đô thị thiếu nước, nhất là vào mùa hè, trong khi đó lượng nước thất thoát rất lớn tới khoảng 50%); nếu có mưa lớn kéo dài 1, 2 ngày là nhiều điểm ngập úng; nhiều nơi ở khu vực nông thôn chưa có hệ thống nước sạch; cơ sở vật chất của các ngành giáo dục, y tế và nhất là văn hoá, thể dục, thể thao còn yếu kém,. Giai đoạn 1993-1997, lượng vốn ĐTNN vào sản xuất kinh doanh của các KCN, KCX trong vùng tăng dần nhưng tương đối thấp, chiếm tỷ lệ nhỏ (13%) trong tổng vốn đăng ký ĐTTTNN qua 14 năm do việc xây dựng cơ sở hạ tầng KCN rất chậm, thời gian xây dựng KCN thường là 5-7 năm, cầu tiêu dùng thấp nên đầu tư kém hiệu quả, các nhà đầu tư chỉ đầu tư cầm chừng , môi trường đầu tư kém hấp dẫn hơn so với vùng KTTĐ Nam Bộ.
Kết quả điều tra của Viện Khoa học Lao động và Xã hội cho thấy, về cơ bản các doanh nghiệp trong các KCN thực hiện dúng quy định của pháp luật về giao kết hợp đồng lao động, (96% giao kết hợp đồng có thời hạn từ 1 – 3 năm và hợp đồng không xác định thời hạn); tiền lương thực trả cao hơn tiền lương ghi trong hợp đồng từ 14-15% (không vi phạm trong việc áp dụng tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định); trong các năm 2001-2005, tiền lương thực trả có xu hướng tăng từ 10-25%/năm; chênh lệch giữa tiền lương thực trả cho lao động có chuyên môn kỹ thuật cao nhất so với lao động phổ thông là 3,5 lần; thu nhập bình quân 1 lao động trong các khu KCN tham gia đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động; điều kiện lao động và an toàn vệ sinh lao động trong các KCN tương đối tốt, do mới được thành lập và cú trang thiết bị, mỏy múc hiện đại; ắ số doanh nghiệp được điều tra đã có tổ chức công đoàn với 80% người lao động tham gia công đoàn; 56% doanh nghiệp đã có thoả ướ lao động tập thể và 45% có cán bộ hoà giải cấp cơ sở. Theo kết quả điều tra của Viện Khoa học Lao động và Xã hội, về cơ bản lao động vào làm việc trong các KCN được phân công làm việc đúng ngành nghề đào tạo; phần lớn lao động Việt Nam đảm nhận công việc thuôc nghề bậc trung và bậc cao (trực tiếp vận hành máy móc, thiết bị); tỷ lệ lao động gián tiếp trong các doanh nghiệp thuộc KCN rất thấp (khoảng 12%); một bộ phận lao động Việt Nam đã đảm đương công việc quản lý cao cấp; lao động là người nước ngoài chiếm tỷ lệ thấp (dưới 2%), chủ yếu là lao động quản lí, chuyên gia, công nhân lành nghề bậc cao, nghệ nhân và đang có xu hướng giảm.
Kết hợp vận động đầu tư trong các dịp tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, triển lãm, hội chợ; nâng cao hiệu quả hoạt động vận động đầu tư gián tiếp trên các phương tiện thông tin đại chúng bằng cách hợp tác với các cơ quan, hãng thông tấn, báo chí, truyền hình trong và ngoài nước để tăng tầng suất thông tin về môi trường và cơ hội đầu tư vào KCN; kịp thời chuẩn xác thông tin, khắc phục tình trạng đưa tin sai hoặc cố tình bóp méo sự thật về KCN ở Việt Nam; duy trì và nâng cao chất lượng các cuộc đối thoại với với cộng đồng các nhà đầu tư, đặc biệt là trong khuôn khổ Diễn dàn doanh nghiệp Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Tham gia tích cực và chủ động hơn nữa vào các chương trình xúc tiến đầu tư trong khuôn khổ các tổ chức, diễn đàn khu vực theo hướng sau: xây dựng và cập nhật thường xuyên các chương trình hành động quốc gia về tự do hoá, thuận lợi hoá và xúc tiến đầu tư mà Việt Nam đã cam kết trong khuôn khổ ASEAN, APEC và ASEM; tham gia tích cực vào chương trình hợp tác và tham vấn giữa các cơ quan quản lý đầu tư của các nước thành viên, đồng thời tăng cường đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức, diễn đàn quốc tế khác để xác định các rào cản đối với đầu tư và kiến nghị các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư của khu vực nói chung và từng nước thành viên.