Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn tỉnh Bình Dương trong công nghiệp hóa - hiện đại hóa

MỤC LỤC

Cơ cấu kinh tế nông thôn

NT: là khu vực lãnh thổ bao gồm một không gian rộng lớn của một đất nước hay một đơn vị hành chính nằm ngoài lãnh thổ đô thị, ở đó có một cộng đồng dân cư sinh sống (gọi là dân cư NT) và hoạt động kinh tế chủ yếu là SXNN (theo nghĩa rộng), bên cạnh đó còn có các hoạt động SX tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp và hoạt động dịch vụ [4, tr.30]. CCKT NT: là tổng thể các quan hệ kinh tế trong khu vực NT (bao gồm cơ cấu các ngành nông - lâm - thuỷ sản, công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ, kể cả. hoạt động văn hóa - giáo dục - y tế được phát triển tại vùng NT), chúng có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau theo những tỉ lệ nhất định về mặt lượng và liên quan chặt chẽ về mặt chất; chúng tác động qua lại lẫn nhau trong không gian và thời gian nhất định, phù hợp với điều kiện KT - XH nhất định, tạo thành một hệ thống kinh tế NT, một bộ phận hợp thành không thể tách rời của hệ thống kinh tế quốc dân [4, tr.35].

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

CDCCKT NT: là quá trình làm tăng dần các hoạt động công nghiệp và dịch vụ; và quá trình làm thay đổi phương pháp, công cụ và công nghệ SX chủ yếu là thủ công, tập quán lạc hậu cổ truyền ở NT bằng các phương pháp, công cụ, công nghệ SX tiên tiến, hiện đại, đạt hiệu quả cao [23, tr.19]. Quá trình CDCCKT NT theo hướng CNH - HĐH phải từng bước hình thành CCKT nông - công nghiệp - dịch vụ theo hướng SX hàng hóa, có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, trên cơ sở áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học và trang thiết bị công cụ, thiết bị tiên tiến.

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP – NÔNG THÔN

Nhóm nhân tố kinh tế

Nguồn vốn trong NN được hình thành chủ yếu từ vốn tự có của nông dân do tiết kiệm được và đầu tư tái SX mở rộng; vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước chủ yếu cho xây dựng kết cấu hạ tầng, nghiên cứu và triển khai khoa học; vốn vay từ hệ thống định chế tài chính NT; vốn viện trợ và cho vay ưu đãi từ các Chính phủ và tổ chức tài chính - tiền tệ trên thế giới và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Các chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá trình độ: thuỷ lợi hóa (tổng diện tích và tỉ trọng diện tích được tưới tiêu chủ động), trình độ cơ giới hóa (tổng diện tích và tỉ lệ diện tích được cơ giới hóa trong các khâu của quy trình SXNN, mức độ trang bị máy móc/1 đơn vị diện tích đất NN), trình độ hóa học (mức đầu tư phân bón hóa học và nông dược/1 ha gieo trồng hoặc trên 1 tấn sản phẩm), trình độ sinh học hóa (tỉ lệ diện tích gieo trồng hoặc đầu gia súc, gia cầm áp dụng các thành tựu về công nghệ sinh học và sinh thái như giống mới, phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM)).

Nhóm nhân tố phi kinh tế

Chi tiêu qua hoạt động xuất nhập khẩu: là chênh lệch giữa kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ NN (hay chi phí ròng chi cho thương mại quốc tế). Tuy nhiên, việc phân tích, đánh giá một cách rạch ròi tác động của từng nhân tố đến CDCCKT của một ngành và trên phạm vi của một tỉnh là hết sức khó khăn.

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN

    Điều chỉnh cơ cấu NN theo hướng hội nhập: nhằm hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu khi gia nhập WTO (2001), CCKT NN Trung Quốc được điều chỉnh với mục tiêu dài hạn là xây dựng một nền NN HĐH, nhất thể hóa với các sản phẩm chất lượng và năng suất cao, có thể bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và phát triển bền vững, mục tiêu ngắn hạn là tập trung nâng cao chất lượng và phát triển sản phẩm đặc sản có lợi thế, tăng cường ý thức về thương hiệu, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, điều chỉnh quy hoạch NN và từng bước nâng cao tỉ lệ SX chuyên môn hóa theo từng khu vực, phát triển mạnh dịch vụ NN. - Chương trình Nhà nước cung cấp vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi, phân bón, giống cho nông dân thông qua mạng lưới trung gian là các tổ chức tín dụng và mua bán; phát triển hệ thống thuỷ lợi, phương tiện vận chuyển, xây dựng đường xá ở NT và hệ thống kho chứa lương thực để thu mua tại chỗ cho nông dân; khuyến khích người dân sử dụng giống mới, hướng dẫn quy hoạch, cải tạo lại đồng ruộng và đưa cơ khí, bán cơ khí vào SXNN, loại bỏ phương thức canh tác cổ truyền.

    CÁC NGUỒN LỰC ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN TỈNH BÌNH DƯƠNG

    Nhóm nhân tố tự nhiên 1. Vị trí địa lý

    Hệ thống giao thông phát triển sẽ giúp cho hàng hóa tỉnh lưu thông với các tỉnh trong cả nước và thế giới, mở ra một thị trường mới cho nông - lâm - thuỷ sản, đặc biệt Bình Dương gần với Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu là nơi có vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế mở “theo hướng ra biển Đông”, giao thông với các nước và khu vực. “đất có vấn đề” (đất xám nghèo và mất cân đối chất dinh dưỡng, đất phèn và đất xám đọng mùn có độ pH thấp, chứa nhiều độc tố,..). Muốn cây trồng có năng suất cao phải đầu tư nhiều chi phí hơn, cần áp dụng các mô hình canh tác tổng hợp. Hiện trạng sử dụng đất:. Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An) chủ yếu được sử dụng cho công nghiệp và đô thị.

    Bảng 2.2. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Bình Dương
    Bảng 2.2. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Bình Dương

    Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội 1. Dân cư và nguồn lao động

    Các nông sản chủ lực của Bình Dương đều có các cơ sở chế biến quy mô khá lớn, hiện đại đã góp phần tạo đầu ra cho sản phẩm NN; nông dân tích cực mở rộng diện tích và thâm canh tăng năng suất cây trồng; giảm chi phí vận chuyển; tạo thêm việc làm cho nông dân và lao động công nghiệp, dịch vụ, góp phần phân công lại lao động và chuyên môn hóa; tạo tiền đề để thúc đẩy việc hình thành mối quan hệ nông - công nghiệp. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho điện ở NT chưa phục vụ nhiều cho SX (khoảng 15% sản lượng điện dùng cho các trạm bơm điện, trang trại chăn nuôi, các cơ sở xay xát, tiêu thủ công nghiệp khác) mà chủ yếu phục vụ sinh hoạt (khoảng 85% sản lượng điện), để CDCC sử dụng điện ở NT cần tăng tỉ lệ điện phục vụ SX lên 30 - 40%.

    Bảng 2.4. Quy mô và tốc độ gia tăng dân số tỉnh Bình Dương
    Bảng 2.4. Quy mô và tốc độ gia tăng dân số tỉnh Bình Dương

    THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN TỈNH BÌNH DƯƠNG

    Tình hình phát triển kinh tế chung

    Những hạn chế trên là những thách thức mà Bình Dương phải vượt qua để hoà nhập tích cực với quá trình phát triển KT - XH và quá trình phát triển NN - NT của vùng KTTĐPN cũng như cả nước trong thời kì đi lên CNH - HĐH. Đối với Bình Dương, nguồn lao động là một trong những nguồn lực rất quan trọng, vừa đảm bảo lao động cho các khu công nghiệp đồng thời góp phần tăng lên về quy mô đô thị cùng với sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ.

    Hình 2.5. Biểu đồ CCKT theo ngành kinh tế của tỉnh Bình Dương (1997 - 2006)
    Hình 2.5. Biểu đồ CCKT theo ngành kinh tế của tỉnh Bình Dương (1997 - 2006)

    Sự phát triển của nông thôn tỉnh Bình Dương giai đoạn 1997 - 2006

    Như vậy, cơ cấu sử dụng lao động NT tỉnh đã có những chuyển biến theo chiều hướng tích cực, số lao động tham gia các lĩnh vực phi NN (công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ) ở NT ngày càng tăng, góp phần giảm tỉ lệ thất nghiệp và nâng cao tỉ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực NT, cũng tạo thêm thu nhập đáng kể cho dân cư NT. Từ thực tế cho thấy, nguyên nhân là do ở cả bốn nhà: nhà nông SX ra sản phẩm chất lượng kém, quy cách không đạt yêu cầu, thiếu kinh nghiệm khoa học kĩ thuật; Nhà nước chưa có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư; nhà doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực vừa mới vừa khó khăn này; nhà khoa học chưa tạo được những giống mới và công nghệ mới.

    Hình 2.13. Biểu đồ GDP NT của tỉnh Bình Dương (1997 - 2006)
    Hình 2.13. Biểu đồ GDP NT của tỉnh Bình Dương (1997 - 2006)

    ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 1997 - 2006

    Những tồn tại

    Đặc biệt còn thể hiện sự thiếu đồng bộ giữa định hướng sản phẩm với quy mô, địa bàn phát triển, giữa chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản, giữa yêu cầu nâng cao chất lượng nông sản với việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật. - Cơ sở hạ tầng NT tuy đã được cải thiện nhưng so với yêu cầu phát triển một nền NN hàng hóa thì còn chưa đáp ứng được, tỉ lệ đường giao thông chưa được kiên cố hóa còn nhiều, các cơ sở thương mại như chợ, kho bãi còn thiếu,.

    Quan điểm phát triển

    - NN tỉnh từng bước hội nhập với nền NN khu vực và thế giới, gia tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ NN ở thị trường trong nước và thế giới. - Phát triển nông - lâm - thuỷ sản phải đi đôi với đẩy mạnh CDCCKT đưa chăn nuôi sớm trở thành ngành SX chính với các vật nuôi chủ lực (lợn, bò thịt, bò sữa, gà,..).

    Mục tiêu phát triển

    Trồng trọt tập trung vào các loại cây công nghiệp lâu năm (cao su, điều, hồ tiêu), cây ăn quả (măng cụt, bưởi,..), thuỷ sản và các loại thuỷ đặc sản. - Chuyển nhanh mô hình NN truyền thống sang mô hình NN ven đô thị ở các huyện phía Nam, chú trọng đầu tư thích đáng SX, chế biến các nông sản chủ lực.

    ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN TỈNH BÌNH DƯƠNG

    Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành 1. Nhịp độ tăng trưởng và cơ cấu ngành

    Khai thác tối đa lợi thế của tỉnh về khả năng thức ăn, vị trí địa lí - kinh tế, điều kiện ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật để phát triển mạnh chăn nuôi theo hướng công nghiệp, tạo khối lượng sản phẩm lớn, chất lượng cao cung cấp cho thị trường tiêu thụ tươi sống, chế biến và xuất khẩu. Các doanh nghiệp cung ứng vật tư của Nhà nước cần phát huy vai trò chủ đạo, đổi mới phương thức kinh doanh dịch vụ, gắn hiệu quả kinh doanh với hiệu quả SX của khách hàng thông qua định hướng SX các nông sản có sức cạnh tranh trên thị trường, hướng dẫn, môi giới hoặc trực tiếp kí kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với người SX, phát triển mạnh mạng lưới đại lí cung ứng vật tư và tiêu thụ nông sản, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển NN và hoạt động NN.

    Bảng 3.6. Chỉ tiêu phát triển một số vật nuôi tỉnh Bình Dương đến năm 2020
    Bảng 3.6. Chỉ tiêu phát triển một số vật nuôi tỉnh Bình Dương đến năm 2020

    Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo lãnh thổ

    Củng cố đi đôi với việc phát triển các HTX dịch vụ NN trên cơ sở đổi mới và mở rộng các nội dung hoạt động, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ (cả tổng hợp và dịch vụ chuyên ngành) với quy mô phù hợp, đảm bảo cho các hoạt động dịch vụ ngày càng hiệu quả. Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong vùng như điêu khắc, chạm trổ, chế biến thực phẩm (nước tương, muối tiêu, bột mì, mít sấy,..) giải quyết được lao động cho một bộ phận dân cư khá lớn, đặc biệt dân cư NT góp phần tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư.

    Định hướng cơ cấu kinh tế nông thôn và phát triển các ngành nghề nông thôn để giải quyết việc làm

    - Trong SXNN sẽ chuyển đổi hàng nghìn ha đất lúa, cây trồng có năng suất thấp sang các cây hàng hóa lâu năm, cây hàng hóa ngắn ngày (rau sạch, cây thực phẩm, cây hoa, cây cảnh,..) theo hướng đẩy mạnh thâm canh, khả năng thu hút lao động thường xuyên lên khoảng 14.000 lao động. Trong chăn nuôi, tăng quy mô đàn gia súc, gia cầm theo phương thức tập trung của kinh tế trang trại theo hướng công nghiệp sẽ tạo thêm việc làm thu hút khoảng trên 10.000 lao động thường xuyên.

    MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN

      Hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác và HTX, tăng cường vai trò của kinh tế Nhà nước trong NN - NT thông qua các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp kí hợp đồng dài hạn với các hộ nông dân, các HTX để cung ứng vật tư, nguyên liệu, kĩ thuật và tiêu thụ sản phẩm nhằm tạo mối liên kết chặt chẽ lâu dài giữa nông dân, vùng nguyên liệu và nhà máy chế biến, đầu mối xuất khẩu,. Chính sách đất đai: khuyến khích và đảm bảo tính pháp lí cho các chủ thể sử dụng đất đai NN trong quá trình chuyển đổi cơ cấu SX (chuyển đổi phương hướng SX từ đất trồng lúa sang cây hàng năm khác, cây lâu năm, chăn nuôi, nuôi thuỷ sản,..) nhằm đẩy nhanh quá trình hợp lí hóa đất đai để các chủ sở hữu có thể yên tâm và mạnh dạn đầu tư phát triển SX một cách chủ động, hiệu quả.