Đánh giá năng suất sinh sản của lợn lái F1 Landrace x Yorkshire phối với lợn đực Duroc nuôi trong điều kiện trang trại Yên Phương, Yên Lạc, Vĩnh Phúc

MỤC LỤC

Cơ sở khoa học

Cơ sở khoa học về sự sinh sản, sinh trưởng và cho thịt của lợn

Kiểu gen, dưới tác động của các yếu tố môi trường cụ thể sẽ biểu hiện thành kiểu hình tương ứng của vật nuôi đó. Để công tác chọn lọc và nhân giống vật nuôi đạt kết quả tốt, trước hết cần có những kiến thức cơ bản về di truyền của sự sinh sản, sỉnh trưởng và cho thịt.

Lai giống và ưu thế lai a. Lai giống

Như vậy những giả thuyết trên đã phần nào giải thích được cơ sở di truyền của ưu thế lai và dần khẳng định lai giống là một phương thức không thể thiếu trong chăn nuôi nhằm nâng cao năng suất và chất lượng con lai.  Sự khác biệt giữa bố và mẹ: ưu thế lai phụ thuộc vào sự khác biệt giữa hai giống đem lại, hai giống càng khác biệt với nhau về di truyền bao nhiêu thì ưu thế lai thu được khi lai giữa chúng càng lớn bấy nhiêu.

Cơ sở sinh lý

Dinh dưỡng thiếu làm chậm sự thành thục về tính là do sự tác tác động xấu lên tuyến yên và sự kích tố hướng dục, nếu thừa dinh dưỡng cũng ảnh hưởng không tốt tới sự thành thục , gây tích lũy mỡ xung quanh buồng trứng và cơ quan sinh dục làm giảm chức năng bình thường của chúng, mặt khác do béo quá ảnh hưởng tới các homon oestrogen và progesterone trong máu làm hàm lượng của chúng trong cơ thể không phù hợp thúc đẩy sự thành thục. Chu kỳ động dục là một quá trình phức tạp sau khi toàn bộ cơ thể đã phát triển hoàn chỉnh, cơ quan sinh dục không có bào thai và không có hiện tượng bệnh lý thì bên trong buồng trứng có quá trình phát triển của noãn bao, noãn bao thành thục, trứng chín và thải trứng.

Quá trình sinh trưởng, phát triển của bào thai và những nhân tố ảnh hưởng

Đặc điểm phát triển của thai lợn a. Nhận biết lợn nái có chửa

Sau khi thụ tinh 3 – 4 ngày, hợp tử sẽ chuyển vào bám và làm tổ ở 2 bên sừng tử cung, lúc này hợp tử lấy chất dinh dưỡng từ trứng và tinh trùng, phôi thai được hình thành sau 3 – 4 ngày, lúc đầu mầm thai lấy chất dinh dưỡng từ noãn hoàng và tinh trùng, sau đó hình thành màng phôi lấy chất dinh dưỡng qua màng bằng hình thức thẩm. Cuối thời kỳ này khối lượng của phôi thai đạt 1 – 2 gram, thời kỳ này dễ bị tiêu phôi nếu sử dụng thức ăn ôi thiu, độc tố của nấm trong thức ăn có thể gây hỏng phôi, lợn mẹ cần được yên tĩnh, không được đánh đuổi mạnh.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ chết phôi

Các chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái

Số lợn con cai sữa do một nái sản xuất trong một năm là chỉ tiêu cấu thành tổng hợp từ các chỉ tiêu: số con sơ sinh sống, số con để nuôi, tỉ lệ hao hụt của lợn con trong thời gian theo mẹ, tuổi cai sữa, tuổi đẻ lứa đầu và thời gian phối giống có chửa sau cai sữa. Theo Trần Đình Miên (1997), việc tính toán và đánh giá sức sinh sản của lợn nái phải xét đến các mặt: chu kỳ động dục, tuổi thành thục sinh dục, tuổi có khả năng sinh sản, thời gian chửa, số con đẻ ra/lứa.

Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái

Yếu tố di truyền a. Giống

Như vậy năng suất sinh sản của lợn nái chịu ảnh hưởng của giống và cá thể, mỗi một giống có một đặc tính sản xuất gắn liền với năng suất và hiệu quả kinh tế của nó, giống khác nhau thì có năng suất khác nhau.  Lai giống: năng suất cao hơn 2 giống gốc, các giống gốc càng thuần thì khi lai giống cho ưu thế lai càng cao. Số trứng dụng/kỳ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như giống, tuổi nái, chế độ dinh dưỡng.

Thông thường số trứng rất thay đổi thường là 10 – 25 trứng, số trứng rụng trung bình khoảng 16 quả. Theo Nguyễn Thiện và cs (2005) các giống lợn màu trắng có số trứng rụng cao hơn giống lợn màu đen. Tỷ lệ số trứng thụ tinh/số trứng rụng thường đạt trên 90% tỷ lệ này thường ảnh hưởng bởi thời điểm thụ tinh, chất lượng tinh dịch, một số bệnh nhiễm trùng tại chỗ như viêm tử cung….

Yếu tố ngoại cảnh

Trong chăn nuôi lợn nái, dinh dưỡng là yếu tố hết sức quan trọng không những để đảm bảo khả năng sinh sản của lợn nái mà còn quyết định đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi. Lợn nái ở các giai đoạn khác nhau như hậu bị, có chửa, nuôi con, chờ phối đều cần được cung cấp đủ về số và chất lượng các chất dinh dưỡng để có kết quả sinh sản tốt. Zimmerman và cs (1996) (từ Rothschild và cs, 1998) cho biết các mức ăn khác nhau trong giai đoạn từ cai sữa đến phối giống trở lại có ảnh hưởng tới tỷ lệ thụ thai.

Yamada và cs (1998) nhận thấy nuôi dưỡng hạn chế đối với lợn cái trong giai đoạn hậu bị sẽ làm tăng tuổi động dục lần đầu, tăng tỷ lệ loại thải so với nuôi dưỡng đầy đủ. Mức dinh dưỡng protein thấp trong thời kỳ chửa cuối sẽ làm cho lợn nái phải huy động dinh dưỡng của cơ thể để nuôi thai, do đó làm giảm khả năng sống của thai và lợn con khi đẻ cũng như sau khi đẻ, làm giảm khả năng tiết sữa của lợn mẹ dẫn đến lợn nái sinh sản kém. Nuôi dưỡng lợn nái trong thời kỳ tiết sữa nuôi con với mức lyzin thấp và protein thấp sẽ làm suy yếu sự phát triển của bao noãn, giảm khả năng trưởng thành của tế bào trứng, giảm số con đẻ ra và số con còn sống trên ổ, tăng tỷ lệ hao hụt của lợn mẹ và giảm tốc độ sinh trưởng của lợn con (Yang và cs, 2000).

Vì vậy cần cung cấp cho lợn nái một khẩu phần ăn hợn lý, dinh dưỡng đầy đủ, đáp ứng nhu cầu sinh trưởng và phát dục của lợn trong thời gian trước mang thai, mang thai, nuôi con… chính là biện pháp để nâng cao năng suất trong chăn nuôi.

Bảng 1.3. Hàm lượng aa thích hợp cho lợn nái chửa và lợn nái nuôi con
Bảng 1.3. Hàm lượng aa thích hợp cho lợn nái chửa và lợn nái nuôi con

Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Tình hình nghiên cứu trong nước

Trong những năm gần đây chăn nuôi lợn nước ta phát triển phong trào chăn nuôi lợn ngoại chủ yếu theo quy mô công nghiệp. Nhằm cải tiến giống lợn trong nước, một số giống lợn ngoại như Landrace, Yorkshire, Hamshire, Duroc, Pietrain… được nhập vào Việt Nam để cải tiến giống lợn nội, thông qua việc lai giữa hai giống với nhau tạo con lai F1 có ưu thế lai cao góp phần đẩy mạnh phong trào nạc hóa đàn lợn trên toàn quốc. Giống lợn Landrace và Yorkshire là hai giống lợn thể hiện được nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các giống ngoại.

Cho thấy lai giữa các giống để tạo ra con lai F1 có năng suất sinh sản cao hơn và thể hiện rừ ưu thế lai hơn so với nhõn giống thuần nờn lai giống được sử dụng rộng rãi và phổ biến. - Địa điểm nghiên cứu: Tại trang trại lợn của gia đình anh Nguyễn Văn Lĩnh ở xã Yên Phương – huyện Yên Lạc – tỉnh Vĩnh Phúc.

Nội dung nghiên cứu

    Trang trại chăn nuôi lợn nái của gia đình anh Nguyễn Văn Lĩnh được xây dựng chắc chăn, đảm bảo những yêu cầu về thiết kế, diện tích ô chuồng theo quy định, hệ thống máng ăn, núm uống, quạt gió, hệ thống làm mát được bố trí đầy đủ, khoa học. Trại thực hiện biện pháp tạo stress cho lợn nái chờ phối bằng cách nhốt lợn đực cạnh chuồng lợn nái chờ phối để cho lợn đực quấy phá lợn nái, để cho lợn nái quên đi cảm giác nhớ con đồng thời tiếp xúc với lợn đực làm lợn nái mau động dục hơn. Các quy trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái mang thai: Lợn nái mang thai trong thời kỳ này có nhiều sự thay đổi cùng với đó là sự phát triển của bào thai nên cần chăm sóc và nuôi dưỡng hết sức cẩn thận.

    Đối với những lợn nái đẻ ít thì tiến hành ghép đàn với những ổ khác có độ tuổi và khối lượng tương đương với nhau.Khi lợn con được 18 – 22 ngày tiến hành cai sữa, lợn con sẽ được dồn về một ô chuồng riêng biệt cho ăn hoàn toàn bằng cám GF01 (có thể pha thờm chất điện giải vào cỏm hoặc nước uống). + Sử dụng kháng sinh khi lợn con bị tiêu chảy: Đối với lợn con dưới 8 ngày tuổi điều trị bằng Spectin – Nor/LA liều lượng 1ml/15 kgTT, lợn lớn hơn điều trị bằng N – Ticol liều lượng 1ml/10kgTT. Truyền xoang phúc mạc dung dịch nước muối sinh lý liều lượng 10ml/con đối với lợn dưới 5 ngày tuổi và 20ml/con đối với lợn lớn hơn 5 ngày tuổi, ngày 2 lần, tiêm bắp Atropin với liều lượng 1ml/7kgTT, kết hợp tiêm kháng sinh để phòng những bệnh nhiễm khuẩn khác, cho lợn con uống điện giải.

    Việc quan trọng để tạo miễn dịch cho đàn lợn con sau đẻ ra là cần tạo kháng thể cho lợn mẹ, tiến hành lấy ruột 2 – 3 lợn con mắc PED đang còn sống, xay nhỏ trộn với 1000ml nước cất, lọc lấy phần nước trong cho vào 100g Colistin để diệt tạp khuẩn.

    Bảng 2.1.  Các loại thức ăn và thành phần dinh dưỡng
    Bảng 2.1. Các loại thức ăn và thành phần dinh dưỡng