MỤC LỤC
Ngày nay, trước sức ép của cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính, đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải có những chính sách thu hút nguồn tiền ngày một linh hoạt, để từ đó đáp ứng cho hoạt động của ngân hàng. Trên cơ sở nắm bắt được chu kì sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, chu kì hoạt động của các tổ chức, mà ngân hàng đề nghị, hoặc khuyến khích doanh nghiệp, các tổ chức gửi tiết kiệm theo một số quy định cụ thể mà hai bên thoả thuận, cũng như quy định hiện hành của pháp luật. Đối với các ngân hàng thương mại khác, chỉ áp trong trường hợp ngân hàng thương mại tạm thời thiếu hụt trong thanh toán cho khách hàng, hoặc trong trường hợp ngân hàng thiếu hụt dự trữ theo quy định của Ngân hàng Nhà Nước hoặc để đáp ứng những tình huống bất khả kháng.
Thông qua tình hình thực tế của ngân hàng, các chỉ số phát triển của nền kinh tế, nhu cầu sử dụng vốn hiện tại và dự báo trong tương lai, mà các ngân hàng thương mại có chính sách huy động vốn hợp lí, thường là công cụ lãi suất nhằm gây sự quan tâm của khách hàng, từ đó thu. Nguồn tiền này chủ yếu phục vụ nhu cầu thanh toán thường xuyên hay tiêu dùng hàng ngày của khách hàng của ngân hàng, nó có tính ổn định không cao, tuy nhiên các ngân hàng thương mại có thể dùng một phần của nguồn nay để tiến hàng sử dụng theo mục đích của mình trên cơ sở tính toán hợp lý quy luật biến động của loại tiền gửi này.
Trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt trong lĩnh vực tài chính tiền tệ như hiện nay, để có được nguồn vốn lớn đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải có những chính sách huy động hợp lý, nhằm từ đó thu hút được lượng vốn cần thiết trong nền kinh tế để phục vụ cho hoạt động của ngân hàng thương mại. Như vậy có thể dễ dàng nhận thấy chính sách huy động vốn của ngân hàng thương mại cũng là một phần trong chính sách Marketing mà các ngân hàng đang sử dụng, tuy nhiên thì nó luôn được quan tâm và chịu sự giám sát chỉ đạo sát sao từ phía lãnh đạo ngân hàng. Tuy nhiên thì không phải lúc nào và bao giờ ngân hàng cũng có thể thực hiện được theo đúng như yêu cầu của mình đã đặt ra, bởi lẽ hoạt động ngân hàng có liên quan trực tiếp tới hoạt động nền kinh tế, nó là thước đo “sức khoẻ” của nền kinh tế, mọi sự biến động của tình hình kinh tế xã hội đều ít nhiều tác động đến hoạt động ngân hàng.
Đây là một yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ tới công tác huy động vốn của ngân hàng, vì tình kinh tế xã hội có ổn định, sự phát triển có bền vững thì các thành phần kinh tế mới thực sự yên tâm khi đầu tư hoặc gửi tiền vào ngân hàng. Căn cứ vào nhu cầu cụ thể của ngân hàng thương mại và các chính sách quy định của Ngân hàng Nhà Nước, Chính phủ mà ngân hàng thương mại sẽ đưa ra phương thức huy động hợp lý, nhằm thu hút tối đa lượng vốn mà ngân hàng có thể thực hiện.
Để thu hút khách hàng một số ngân hàng còn kết hợp tài khoản tiền gửi thanh toán với cho vay (hay còn gọi là cho vay thấu chi), một số ngân hàng sử dụng nhiều hình thức biến tướng của tài khoản tiền gửi thanh toán để nâng lãi suất loại tiền gửi tương ứng này nhằm cạnh tranh với các Tổ chức tín dụng, các ngân hàng thương mại khác. Nghiệp vụ này làm thương phiếu của ngân hàng thương mại giảm đi và dự trữ (tiền mặt hoặc tiền gửi tại Ngân hàng Nhà Nước) tăng lên, Ngân hàng Nhà Nước điều hành vay mượn một cách chặt chẽ; Ngân hàng thương mại phải đáp ứng các điều kiện đảm bào và kiểm soát nhất định. Như đã trình bày, chính sách huy động vốn của ngân hàng thương mại ở mỗi thời điểm có nhữ thay đổi khác nhau, nó phụ thuộc trực tiếp vào bối cảnh kinh tế xã hội, nguồn vốn và nhu cầu thực tế của ngân hàng như thời điểm đầu năm, giữa năm, cuối năm, hay tính chất mùa vụ của ngành nghề của khác hàng của ngân hàng.
Ngày nay, do yêu cầu của cạnh tranh, và quy định của luật pháp, cũng như sự ra đời của các liêm minh hiệp hội ngân hàng, thì công cụ lãi suất không còn là công cụ hữu hiệu của các ngân hàng nữa mà thay vào đó là chất lượng công tác phục vụ khách hàng, chất lượng dịch vụ ngân hàng cung cấp. Song song với việc mở rộng màng lưới, các phòng giao dịch, NHTM cầm phải quan tâm tới đặc điểm kinh tế xã hội tại khu vự đó, để trên cơ sở đó có sự thay đổi trong hoạt động sao cho phù hợp với thực tế như, thay đổi giờ giao dịch đối với những vùng mà hoạt động kinh tế có thời gian kết thúc muộn so với giờ hành chính, hay sáng sớm tinh mơ, chiều tối, hoặc cũng có thể làm việc cả ngày nghỉ, ngày lễ tết.
Ngoài ra, chính sách huy động vốn của ngân hàng thương mại còn chịu những tác của các nhân tố như tỷ lệ lạm phát của đồng tiền. Sự suy thoái của nền kinh tế, thậm trí là cả sự phát triển “bong bóng” quá nóng của nền kinh tế. Các nhân tố này ít nhiều đều có ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng thương mại, có nhân tố ảnh hưởng rất mạnh, ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.
Tại mỗi một quốc gia trên thế giới, mọi hoạt động của ngân hàng thương mại trong đó có hoạt động huy động vốn đều phải chịu sự điều tiết của các chế tài của luật pháp, và sự điều hành giám sát và quản lý từ phía Ngân hàng Nhà Nước, để phục vụ những mục đích mà Chính phủ ban hành hay Ngân hàng Nhà Nước đề ra. Các ngân hàng thương mại trong trường hợp cần thiết phải tiến hành mua trái phiếu Chính phủ do Chính phủ (mà đại diện lad Kho Bạc Nhà Nước) phát hành, theo những quy định cụ thể của Ngân hàng Nhà Nước. Với mục tiêu an toàn và an ninh tiền tệ của mỗi quốc gia mà Ngân hàng Nhà Nước có quy định mức vốn tối đa được phép huy động theo một tỷ lệ nhất định nào đó so với vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại.
Ngoài ra hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại còn chịu sự tác động nhiều cơ quan, nhiều chế tài pháp luật khác, tuỳ theo mức độ của mối quan hệ trong hoạt động kinh doanh. Hoạt động của ngân hàng thương mại không chỉ đơn thuần trong cạnh tranh như thủa mới ra đời. Sự cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa các ngân hàng thương mại, mà ngày nay nó còn bao gồm các Tổ chức tín dụng, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, và các loại hình dịch vụ mà các tổ chức khác cung cấp.
Nó đòi hỏi các ngân hàng phải có những điều chỉnh sao cho phù hợp với từng thời kỳ, vừa để giữ khách hàng truyền thống, vừa có thể tìm kiếm. Ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển khi mà văn minh tiền tệ phát triển thì lượng tiền mặt trong lưu thông trong nền kinh tế rất nhỏ, người dân chủ yếu dùng các dịch vụ tiện ích mà ngân hàng cung cấp. Còn ở các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển thì lượng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế lại chiếm tỷ trọng khá cao, người dân nơi này ít dùng các phương tiện thanh toán, dịch vụ tiện ích mà ngân hàng cung cấp, vì vậy đã làm ảnh hưởng, và gây khó khăn trong việc thực hiện chính sách huy động vốn của ngân hàng.
Đây là một nhân tố có ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Và cũng khẳng định rằng chính sách huy động vốn của ngân hàng thương mại không bao giờ được giữ nguyên mà nó thương xuyên thay đổi, nhưng cũng chỉ nhằm mục đích mà ngân hàng thương mại đã đề ra và tạo tiền đề cho những thời kỳ hoạt động tiếp sau. Năng lực cạnh tranh nó có thể là vô hình hay hưu hình, song nó chính là bộ mặt của ngân hàng.
Năng lực cạnh tranh, có vai trò quan trọng trong hoạt động của chính sách huy động vốn và đồng thời nó còn là uy tín, sức mạnh trong công cạnh tranh, là lòng tin trong dân chúng,. Ngày nay trước xu thế của cuộc cạnh tranh ngày càng quyết liệt thì đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải tự mình khẳng định mình trong môi trường cạnh tranh, từ đó vươn lên trong hoạt động kinh doanh.