MỤC LỤC
- Trước hết, để quản lý nguồn vốn ngân hàng cần xây dựng kế hoạch nguồn vốn bao gồm các nội dung: quy mô, cơ cấu, tốc độ gia tăng nguồn vốn năm kế hoạch so với năm trước, đề xuất các phương án huy động, chính sách lãi suất tiền gửi, chương trình marketing,…. Vì vậy, khi lập kế hoạch nguồn vốn phải căn cứ vào cơ cấu và quy mô tài sản Có để quyết định cơ cấu và quy mô tài sản Nợ, phù hợp với trình độ quản lý và đảm bảo hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Phòng nguồn vốn kế hoạch sẽ tổng hợp kế hoạch huy động vốn, có kèm các giải pháp thực hiện của các đơn vị trực thuộc, đồng thời phân tích tình hình môi trường kinh doanh, thuận lợi, khó khăn của chi nhánh, để xây dựng kế hoạch nguồn vốn.
- Quy định mức lãi suất huy động căn cứ vào chính sách lãi suất của hệ thống, phù hợp với mặt bằng lãi suất trên thị trường huy động vốn của các ngân hàng, và yêu cầu của hoạt động kinh doanh. Hàng ngày phòng nguồn vốn làm báo cáo về sự tăng giảm nguồn và sử dụng nguồn để ban giám đốc điều hành và có sự chỉ đạo kịp thời, riêng cân đối tháng gửi phòng nguồn vốn HSC để tổng hợp cân đối chung toàn hệ thống. - Chi nhánh đánh giá công tác nguồn vốn, so sánh với cùng kỳ năm trước một cách định kỳ (hàng tháng, quý, năm), từ đó biết được các mặt được, mặt còn hạn chế, rút ra những kinh nghiệm, đề xuất các biện pháp, kiến nghị các điều kiện để chuẩn bị xây dựng kế hoạch nguồn vốn và thực hiện tốt kế hoạch nguồn vốn trong năm sau.
Phòng kế hoạch và nguồn vốn tổng hợp phân tích kế hoạch nguồn vốn của các chi nhánh sau đó xây dựng chỉ tiêu chung cho toàn bộ ngân hàng và chỉ tiêu huy động vốn riêng cho từng chi nhánh và các phòng tại HSC. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc do ngân hàng trung ương quy định trong từng thời kỳ, quy mô của dự trữ bắt buộc nhiều hay ít phụ thuộc vào số dư tiền gửi huy động của từng loại tiền gửi phải dự trữ bắt buộc. Triển khai thực hiện công tác điều hành vốn đối với các chi nhánh qua việc giao kế hoạch tăng trưởng vốn huy động, xác định hạn mức điều chuyển vốn, lãi suất điều chuyển vốn,…đối với từng chi nhánh cụ thế.
Gia tăng của tiền gửi và các khoản vay là một chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động của ngân hàng, là điều kiện để ngân hàng mở rộng quy mô các hoạt động khác, nâng cao tính thanh khoản và tính ổn định của nguồn vốn. Cần chú ý quan tâm tới khách hàng có tiền gửi lớn, khách hàng truyền thống, ngân hàng cũng nghiên cứu cụ thể đối với nhóm khách hàng nhạy cảm với sự thay đổi về công nghệ, lãi suất, chất lượng dịch vụ đi kèm. Quản lý lãi suất của các khoản nợ là xác định các loại và cơ cấu lãi suất cho các nguồn tiền khác nhau nhằm đảm bảo duy trì quy mô và kết cấu nguồn phù hợp với yêu cầu sinh lợi của ngân hàng.
Nếu thị trường tài chính kém phát triển, khả năng chuyển đổi của các giấy nợ thấp (tính thanh khoản của các giấy nợ thấp) thì việc phát hành các giấy nợ kỳ hạn dài sẽ rất khó khăn. Tuy nhiên, các khoản tiền nhỏ thường ít bị hấp dẫn khi lãi suất tăng ít, và một khoản tiền gửi tại ngân hàng nảo đó trong Cà Mau sẽ không dễ gì chuyển ra Hà Nội trong điều kiện công nghệ ngân hàng và chi phí chuyển tiền như hiện nay. Ngân hàng phân tích tính thanh khoản của nguồn vốn bắt đầu từ việc phân tích thị trường nguồn vốn của mỗi ngân hàng để thấy được đặc điểm của nguồn (như qui mô, tốc độ tăng trưởng, vòng quay, lãi suất và sự biến đổi của lãi suất, tỷ trọng thị trường của ngân hàng so với các tổ chức tín dụng khác,… Ngoài ra ngân hàng cũng tập trung phân tích nguồn vay từ ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng khác, tuy nguồn này có thời hạn ngắn nhưng có thể có được trong thời gian ngắn, nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản ngắn hạn.
Khi dự trữ tiền mặt tại ngân hàng thấp không đảm bảo khả năng thanh toán, ngân hàng sẽ bán bớt chứng khoán và ngược lại khi dự trữ tiền mặt thừa, nhu cầu vay vốn thấp ngân hàng sẽ tăng cường đầu tư chứng khoán. Nhà quản lý đầu tư phải xác định tỷ lệ thu nhập của mỗi loại chứng khoán có thể mang lại, bao gổm tỷ lệ thu nhập đáo hạn-YTM( nếu ngân hàng định nắm giữ chứng khoán đến ngày đáo hạn), và tỷ lệ thu nhập nắm giữ HPY ( nếu ngân hàng không giữ cổ phiếu đến ngày đáo hạn, có thể họ phải bán để bổ sung nguồn vốn). Chính vì vậy quản lý danh mục đầu tư là cần xem xét lựa chọn đầu tư vào loại chứng khoán nào có khả năng được mua, bán nhanh trên thị trường, giá cả ổn định và có khả năng phục hồi vốn ban đầu (có độ rủi ro đầu tư thấp), là những chứng.
+ Phân bổ kỳ hạn đều: Cách phân bổ này thường được áp dụng với những ngân hàng nhỏ, tức là xác định kỳ hạn tối đa có thể đầu tư, sau đó đầu tư vào mỗi kỳ hạn( nằm trong phạm vi kỳ hạn tối đa) một lượng chứng khoán bằng nhau.