Tăng cường hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Hà Nội

MỤC LỤC

Hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DNNQD của NHTM

Trong quá trình từ khi sản xuất đến tiêu thụ hàng hóa, vốn của doanh nghiệp có thể bị găm giữ lại trong một số khâu như khi doanh nghiệp ứng trước tiền cho người cung cấp, bán chịu cho người bán lẻ, hàng tồn kho… Sự chậm trễ đó sẽ làm giảm tốc độ luân chuyển vốn, giảm vòng quay của vốn và ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Còn đối với các DNNQD hoạt động kinh doanh có thời vụ, nhu cầu vốn lưu động sẽ tăng cao khi cần chuẩn bị sản xuất phục vụ mùa vụ đó như nhu cầu mua nguyên vật liệu mới, nhập kho bán thành phẩm,… Khi đó các doanh nghiệp sẽ tìm kiếm nguồn tài trợ từ phía ngân hàng để có thể tiến hành hoạt.

Mở rộng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với các DNNQD của ngân hàng thương mại

Đồng thời, hoạt động Marketing ngân hàng còn trở thành cầu nối gắn kết hoạt động của ngân hàng với khách hàng, nâng cao hình ảnh, uy tín của ngân hàng và góp phần tạo vị thế cạnh tranh của ngân hàng,..Vì vậy, nếu ngân hàng có hoạt động Marketing hiệu quả, có các chính sách Marketing hấp dẫn thì hoạt động cho vay của ngân hàng sẽ diễn ra thuận lợi và có hiệu quả hơn. Do vậy, việc thường xuyên nâng cao trình độ nghiệp vụ, tư cách đạo đức cho cán bộ ngân hàng là một vấn đề cần thiết nó đảm bảo quá trình thực thi nhiệm vụ một cách nhanh chóng, chính xác, linh hoạt trong mọi tình huống, thêm vào đó những hiểu biết mang tính tổng hợp sẽ tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng thực hiện công việc một cách dễ dàng hơn. Cho vay thực sự là vấn đề không đơn giản, trên thực tế không phải doanh nghiệp nào khi vay vốn cũng sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả, đó là chưa kể đến những kẻ có hành vi lừa đảo,… Vì vậy, hoạt động tín dụng muốn đạt hiệu quả cao phải có hệ thống thông tin hữu hiệu, phục vụ cho công tác này một cách chính xác, kịp thời.

Do nguồn tài chính hạn hẹp, quá trình tích tụ và tập trung vốn thấp, khả năng xây dựng dự án khả thi yếu, không ít doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chạy theo thương vụ, không có chiến lược phát triển cụ thể, nên mức độ rủi ro cao, trong khi các báo cáo tài chính không đủ sức thuyết phục do chưa chấp hành tốt công tác kế toán thống kê.

PHÁT TRIỂN HÀ NỘI

Khái quát về NH ĐT&PT Hà Nội

Năm 1990 trở lại đây, để Ngân hàng có được sự chuyển biến thực sự về chất, thực hiện vốn huy động để hoạt động, không trông chờ vào ngân sách nhà nước, mở rộng diện huy động cả trong và ngoài nước để thực sự đi vào kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng, Ngân hàng ĐT&XD Hà Nội được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định chuyển thành Ngân hàng ĐT & PT theo quyết định số 401/CT ngày 14/11/1990. - Trong những năm gần đây, ngân hàng đã tung ra thị trường nhiều sản phẩm mới cho khách hàng doanh nghiệp như thu hộ doanh nghiệp, dịch vụ trả lương, quản lý ngân quỹ hộ các doanh nghiệp,…Các sản phẩm này không chỉ làm tăng khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà còn tăng khả năng huy động nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp. Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền có sự biến động đáng kể (tăng nhanh tỷ trọng huy động VND trong tổng nguồn huy động), cụ thể, năm 2006 huy động VND tăng 1.606.626 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 76,75% trong tổng nguồn huy động) trong khi huy động ngoại tệ chỉ tăng 634.895 triệu đồng quy đổi do công tác huy động ngoại tệ gặp nhiều khó khăn, vấp phải sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trên địa bàn về lãi suất huy động (tỷ trọng huy động ngoại tệ 23,25%).

Quán triệt tinh thần chỉ đạo của NHĐT&PT Việt Nam, trong năm 2006 mặc dù không có nhiều lợi thế so với các ngân hàng khác trong cạnh tranh lãi suất cho vay, nhưng NHĐT&PT Hà Nội vẫn nỗ lực đẩy mạnh cho vay ngắn hạn, kiểm soát tốt cho vay khối xây lắp.

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của NH ĐT&PT VN chi nhánh Hà Nội
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của NH ĐT&PT VN chi nhánh Hà Nội

Thực trạng cho vay ngắn hạn đối với DNNQD tại Chi nhánh NH ĐT&PT Hà Nội

Nhưng số lượng các DNNQD có quan hệ với chi nhánh ít nên hoạt động cho vay các DNNQD tại chi nhánh cũng chỉ tập trung ở một số ngành nhất định như: xây dựng, thương mại dịch vụ và công nghiệp chế biến… Vốn vay của ngân hàng đã giúp cho các DNNQD trong các lĩnh vực trên phát triển. Cho vay theo món giúp cho ngân hàng có thể dễ dàng kiểm soát được khoản vay từ việc doanh nghiệp có sử dụng vốn đúng mục đích hay không, đến việc dễ dàng xác định kỳ hạn nợ và tính lãi vay… Nhưng việc cho vay ngắn hạn không theo đặc điểm tuần hoàn của doanh nghiệp gây nên khó khăn cho. Điều này khẳng định việc cho vay đối với các DNNQD tại chi nhánh NH ĐT&PT HN đạt mức cao do luôn thực hiện nghiêm túc quy trình nghiệp vụ tín dụng và tích cực bán sát, đôn đốc khách hàng trong việc trả nợ vay, tư vấn và hỗ trợ kịp thời khi khách hàng gặp khó.

Tuy nhiên, việc lựa chọn khách hàng là các DNNQD với các tiêu chuẩn cao về năng lực tài chính, hiệu quả sản xuất kinh doanh cao, có uy tín cao để cho vay lại là một cản trở lớn cho ngân hàng trong việc mở rộng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với khu vực kinh tế này.

Bảng 2.1. Số lượng các doanh nghiệp có quan hệ vay vốn với ngân hàng.
Bảng 2.1. Số lượng các doanh nghiệp có quan hệ vay vốn với ngân hàng.

Đánh giá hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DNNQD tại Chi nhánh NH ĐT&PT Hà Nội

 Quy mô của các DNNQD chủ yếu là vừa và nhỏ, trình độ quản lý yếu kém nên khó có thể đáp ứng được các yêu cầu vay vốn của ngân hàng như điều kiện về vốn tự có tối thiểu, giá trị các tài sản đảm bảo, tính khả thi của dự án vay vốn… Để đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng, ngân hàng chỉ cho DNNQD vay với một tỷ lệ nhất định trên tổng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp hoặc một tỷ lệ nhỏ hơn 100% giá trị tài sản đảm bảo. Lượng vốn vay được từ ngân hàng lại không đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của DNNQD, buộc các doanh nghiệp phải cắt giảm nguyên vật liệu cho sản xuất, hoặc mua các nguyên vật liệu có chất lượng kém hơn, giảm bớt các chi phí để marketing cho sản phẩm, sản phẩm sản xuất ra chất lượng thấp, không phù hợp với nhu cầu của thị trường, không chiếm lĩnh được thị trường. Một phần là do hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNQD còn mang tính gia đình, mặt khác với trình độ quản lý còn hạn chế của chủ doanh nghiệp nên hệ thống sổ sách kế toán trong nhiều trường hợp vẫn còn thủ công, thiếu khoa học và không theo quy định của Pháp lệnh thống kê kế toán và các quy định của pháp luật không được chấp hành đầy đủ.

Có thể thấy rằng, trình độ dân trí và nhãn quan kinh tế của của các tầng lớp dân cư đã được nâng cao hơn trước, nhưng vẫn còn chưa đồng đều; trong khi đó môi trường kinh doanh lại chưa minh bạch, thiếu công khai; hiện tượng kinh doanh chụp giật, cạnh tranh không lành mạnh còn khá phổ biến; nạn buôn lậu và gian lận thương mại còn nhiều và chưa có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu; thủ tục hành chính rườm rà, chậm được đổi mới; tham nhũng, sách nhiễu còn nhiều,… Do đó, làm giảm sự hấp dẫn của môi trường đầu tư trong nước.

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DNNQD TẠI NH ĐT&PT HÀ NỘI

    Đồng thời, Chi nhánh nên áp dụng chính sách lãi suất thấp hơn đối với các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của khách hàng, đặc biệt là các tài sản có khả năng chuyển đổi và chuyển nhượng cao như vàng bạc, đá quý, giấy tờ có giá trị như tiền,… Chỉ khi thực hiện được chính sách lãi suất linh hoạt và công bằng hơn với các khách hàng, Chi nhánh mới có thể thu hút hơn nữa các khách hàng doanh nghiệp mới, trên cơ sở vẫn duy trì được mối quan hệ gắn bó với các khách hàng hiện tại, tạo nên khách hàng trung thành với ngân hàng. Một phương thức nào đó được thực hiện là do yêu cầu và chương trình đào tạo đối với một số công việc đòi hỏi nhiều kỹ năng và mang tính tác nghiệp thì cần tăng cường đào tạo tại chỗ còn đối với công việc quản lý về các công việc có ảnh hưởng lớn đến hoạt động và kết quả kinh doanh chung thì cần có chương trình đào tạo dài hạn bởi các cơ sở đào tạo có chuyên môn. Do đó, không thể phê phán cán bộ tín dụng về tất cả các quyết định cho vay mà họ đã đưa ra những việc giám sát tín dụng để sớm nhận ra những dấu hiệu báo động mà đề ra các biện pháp kịp thời để khắc phục tình hình thì không phải cán bộ tín dụng nào cũng có thể làm tốt, điều đó phụ thuộc vào khả năng, trình độ và từng điều kiện cụ thể của từng cán bộ tín dụng.

    - Nhà nước chỉ đạo các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện chế độ kế toán, thống kê và thông tin báo cáo theo đúng quy trình của Nhà nước, bên cạnh đó ban hành quy chế bắt buộc kiểm toán và công khai quyết toán của doanh nghiệp, tạo điều kiện giúp hệ thống ngân hàng trong việc phân tích hoạt động doanh nghiệp, thẩm định các dự án của doanh nghiệp.