Định hướng đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề theo dự án của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

MỤC LỤC

Nguồn vốn cho đầu tư phát triển dạy nghề

Vốn ngân sách nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong việc đầu tư phát triển dạy nghề vì đây là một hoạt động đầu tư cần tiến hành một cách thường xuyên và nhà nước cần giữ vai trò quản lý thống nhất các hoạt động này để giáo dục nghề nghiệp không bị lệch khỏi sự phát triển đó, xây dựng lòng tin của người dân, người lao động vào đảng vào chính phủ , từ đó xây dựng được một nền chính trị ổn định. Thông qua mô hình đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp, các cơ sở dạy nghề tận dụng tối đa sự giúp đỡ của các doanh nghiệp trong việc đào tạo nghề cho người lao động như giúp đỡ về máy móc thiết bị đào tạo nghề.

Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả của đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề

Chỉ tiêu đánh giá kết quả

Điều này đầu tiên sẽ tác động đến tâm lý của người học khi cơ sở vật chất tốt sẽ tạo ra sự phấn khích học tập cho họ, thứ hai là họ sẽ có cơ hội tiếp cận với các máy móc và thiết bị hiện đại mà hiện nay các doanh nghiệp đang sử dụng. Vì vậy cần phải đầu tư nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm cho họ và khả năng nắm bắt những yêu cầu của thị trường, không ai khác mà là chính họ là những người biên soạn chỉnh sửa chương trình, giáo trình học cho phù hợp với cơ sở dạy nghề.

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của đầu tư phát triển các trường dạy nghề

;Tỷ lệ giáo viên trên học sinh, con số này cũng phán ánh một phần chất lượng đào tạo nều tỷ lệ học sinh/ giáo viên quá cao thì sẽ không đảm bảo công tác dạy nghề cho các học viên thì không thể nói đến chất lượng đào tạo. Nhìn chung chất lượng đào tạo chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố đó là số lượng giáo viên, chương trình và giáo trình giảng dạy, sơ sở vật chất máy móc trang thiết bị dạy và học nghề.

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ ĐẾN NĂM 2020

ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ NĂM 2020

  • Mục tiêu đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề năm 2020

    Thứ tư, quỹ đất dành cho đầu tư phát triển các trường dạy nghề còn bị hạn chế vì còn chịu ảnh hưởng của quy hoạch đất của địa phương như Thành phố Hà Nội hiện nay quỹ đất dành cho các trường dạy nghề bị hạn chế do sự phát triển của các khu công nghiệp, khu chế xuất chiếm nhiều diện tích và dân số tập trung ở đây lại khá đông. Trong những năm tới hệ thống đào tạo nghề nước ta cần được phát triển đồng bộ nhanh về số lượng các trường Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề, hợp lý về cơ cấu, phấn đấu đến năm 2020 cả nước có ít nhất 200 trường Cao đẳng nghề trong đó ít nhất 20% đạt trình độ tiên tiến khu vực, 50% đạt trường chuẩn quốc gia, hơn 300 trường Trung cấp nghề, trong đó có trên 50% đạt hướng chuẩn quốc gia. Trên cơ sở đó tăng nhanh quy mô đào tạo nghề khoảng 5% đến 6%/ năm trong đó dạy nghề trình độ trung cấp, cao đẳng tăng 16-18%/ năm, để đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề từ 55%-60% góp phần phổ cập nghề cho thanh niên, hướng đến mỗi thanh niên Việt Nam đều có một nghề trong tay để lập thân, lập nghiệp góp phần giải quyết căn bản vấn đề thiếu đội ngũ công nhân kỹ thuật, công nhân lành nghề ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các vùng kinh tế trọng điểm.

    Hoàn thiện chương trình khung trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ năng nghề cho tất cả các nghề đào tạo ở trình độ Trung cấp, Cao đẳng; triển khai rộng chương trình đào tạo liên thông giữa các cấp trình độ dạy nghề với các trình độ đào tạo cao hơn trong hệ thống giáo dục quốc dân với các nước đang phát triển trên thế giới, mở rộng áp dụng các chương trình dạy nghề tiên tiến của nước ngoài và dạy nghề bằng tiếng anh triển khai liên kết liên doanh để đưa sinh viên ra nước ngoài học nghề có kỹ thuật, công nghệ cao mà trong nước có nhu cầu nhưng chưa đủ điều kiện, phấn đấu 100% trường Cao đẳng, trung cấp và trung tâm dạy nghề được kiểm định chất lượng; 100% các nghề có tiêu chuẩn kỹ năng nghề đều được tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động có yêu cầu. Tăng vốn ngân sách nhà nước cho công tác dạy nghề và cần phải cân đối nguồn vốn cấp cho giáo dục đào tạo và nguồn vốn cấp cho dạy nghề, để từ đó có được một cơ cấu vốn đầu tư cho dạy nghề hợp lý tránh khỏi những bất cập thừa thầy thiếu thợ hiện nay, xoá bỏ quan niệm từ trước tới nay trong hệ thống giáo dục chỉ coi trọng cho con em mình vào Đại học còn dạy nghề là chưa thực sự thu hút người học.

    Cơ cấu đào tạo nghề theo ba cấp trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề trong tổng số tuyển sinh đào tạo nghề như sau

    Chuyển mạnh từ dạy nghề theo năng lực đào tạo sẵn có của cơ sở dạy nghề theo yêu cầu của thị trường lao động và nhu cầu đa dạng của xã hội; gắn dạy nghề với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, từng vùng, từng ngành, địa phương và gắn dạy nghề với việc làm của người lao động. Từng bước xây dựng và hoàn thiện những trường hiện có theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá để tăng năng lực, chất lượng và hiệu quả đào tạo; tập trung đầu tư để nâng cấp và phát triển các trường dạy nghề chất lượng cao, các trường đào tạo nghề trình độ cao ở các vùng kinh tế trọng điểm và các khu công nghiệp tập trung cho một số ngành kinh tế mũi nhọn phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Điều chỉnh mạng lưới trường thuộc các Bộ, ngành, địa phương phù hợp với nhu cầu chuyển đổi cơ cấu lao động theo ngành nghề và theo vùng miền; thành lập các trường mới ở các tỉnh chưa có trường, ở các vùng kinh tế động lực, các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp có nhu cầu lớn về lao động được đào tạo nghề; hình thành các trường đa ngành nghề ở các vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Bắc, Tây Nguyên, Duyên hải Trung Bộ.

    Tập trung đào tạo một số ngành nghề công nghệ cao, dịch vụ chất lượng cao cho các thành phố lớn, cho các khu công nghiệp, khu chế xuất; ưu tiên cho một số ngành mũi nhọn như công nghệ thông tin, viễn thông, cơ khí chính xác, cơ - điện tử, điện - điện tử, hàng không, hoá dầu, vật liệu mới, công nghệ sinh học và một số ngành có nhu cầu sử dụng lao động lớn như dệt - may, thuỷ sản; chú trọng dạy nghề phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, phát triển nông thôn, miền núi và xuất khẩu lao động;. Phát triển đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp; đạt chuẩn trình độ đào tạo về lý thuyết, thực hành, nghiệp vụ sư phạm dạy nghề; có trình độ tin học, ngoại ngữ để áp dụng vào giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

    Bảng 3.3 : Kế hoạch phân bổ các trường cao đẳng nghề và trung cấp nghề theo 8 vùng kinh tế đến năm 2020
    Bảng 3.3 : Kế hoạch phân bổ các trường cao đẳng nghề và trung cấp nghề theo 8 vùng kinh tế đến năm 2020

    Dự án nhóm A (Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề)

    Hiện nay tất cả các hợp đồng thuộc cấu phần ADB đã được hoàn thành, chỉ còn lại một số hợp đồng thuộc cấu phần của AFD đang được tích cực triển khai để hoàn thành đúng thời hạn. Dự án đã xây dựng các chương trình và học liệu mới theo 3 cấp trình độ và theo Môđun nhằm đào tạo đội ngũ lao động có trình độ và kỹ năng đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Tăng cường năng lục quản lý và hoàn thiện tổ chức hệ thống dạy nghề thông qua việc hình thành các hệ thống kiểm định chương trình, hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng nghề, hệ thống kiểm tra và đánh giá cấp văn bằng chứng chỉ nghể, hệ thống quản lý tài chính, hệ thống giám sát và đánh giá lợi ích, thiết lập hệ thống thông tin thị trường lao động, tăng cường hoạt động hướng nghiệp và dịch vụ việc làm.

    Đã xây dựng được 56 chương tình (34 nghề) đã được hội đồng thẩm định thông qua, 01 chương trình nghề cơ điện tử đã mua sắm chương trình của nước ngoài dịch sang tiếng Việt và nghiệm thu bàn giao cho Trường CĐSPKT Vĩnh Long. Hiện nay dự án Đức tiếp nhận việc hoàn thiện chương trình và giáo trình cho nghề Cơ điện tử trên cở sở tài liệu của nghề này đã được mua sắm từ nước ngoài và bàn giao cho Văn Phòng tổng cục.