Nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy học theo hướng tích cực, chủ động và sáng tạo tại Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

MỤC LỤC

CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG VÀ SÁNG TẠO - NHỮNG

Trường xác định sứ mệnh của mình là đào tạo các nhà kinh tế thực hành và các nhà kỹ thuật - công nghệ, tạo nguồn nhân lực cho việc hình thành một đội ngũ cán bộ chủ chốt của các doanh nghiệp - những “binh đoàn chủ lực”. Trường lấy đào tạo nghề nghiệp - thực hành làm định hướng chủ yếu, không chỉ quan tâm trau dồi kiến thức, mà trau dồi kiến thức phải đi đôi với rèn luyện kỹ năng thực hành, phát triển tư duy tìm tòi sáng tạo, kết hợp lý luận với thực tiễn, không chỉ quan tâm phát triển tài năng, mà phát triển tài năng phải đi đôi với bồi dưỡng phẩm chất đạo đức nhằm đào tạo thanh niên thành những cán bộ vừa hồng vừa chuyên.

Ngành Công nghệ Thông tin (công nghệ phần mềm) Với 3 bậc: ĐH, Cao đẳng và Trung cấp

Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội là một trường đào tạo đa ngành, đa cấp. Không kể bậc sau ĐH, Trường đào tạo 14 ngành (nghề) thuộc 3 nhóm ngành, với Ba bậc học: ĐH, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp (tức Cao đẳng 2 năm). Điều đó tạo thuận lợi cho sinh viên học liên thông từ bậc Cao đẳng lên ĐH, học liên thông từ bậc Trung cấp lên Cao đẳng và lên ĐH.

A - Nhóm ngành kinh tế, Kinh doanh và Quản lý kinh doanh 1- Ngành Quản lý kinh doanh.

Tiếng Nhật kinh doanh

Quan niệm, đặc điểm, vai trò, nhiệm vụ của công tác quản lý hoạt động dạy và học theo hướng tích cực, chủ động và sáng tạo

Giáo dục ĐH có bốn chức năng chính: một là đáp nhu cầu và nguyên vọng của cá nhân về tri thức, để họ có tự khai thác tiềm năng của mình và cống hiến lại cho xã hội; hai là cung cấp cho xã hội một lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao, cần thiết cho sự tăng trưởng và giàu mạnh của một nền kinh tế hiện đại; ba là khai hóa xã hội, hướng dẫn dư luận, góp ý về đường lối và chính sách của Nhà nước; bốn là thu thập hay sáng tạo ra kiến thức qua nghiên cứu và chuyển giao kiến thức này đến xã hội. Như Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VII thì “Quản lý giáo dục (nói chung) và quản lý trường học (nói riêng) là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, thực hiện mục tiêu: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức và có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động và sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Trên cơ sở hiểu về “quản lý giáo dục” nêu trên, có thể hiểu công tác quản lý dạy và học của trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật với chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học- giáo dục sinh viên, đưa giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất.

Vì khi đã nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của dạy học tích cực đối với kết quả học tập; người cán bộ quản lý sẽ tổ chức các hoạt động sư phạm, xây dựng cơ chế chính sách và đầu tư xây dựng, hoàn thiện cơ sở vật chất, tạo các điều kiện thuận lợi để người tổ chức dạy học nhằm khơi dạy ở người học nội lực cần thiết để học tập một cách chủ động và sáng tạo; đưa phong trào đổi mới, cải tiến phương pháp dạy học đi vào trọng tâm và có chiều sâu. Vấn đề quan trọng và có tính cấp bách hiện nay là những người làm công tác quản lý cần thay đổi cách nhìn nhận, đánh giá chất lượng đào tạo, đánh giá , chống bệnh thành tích trong giáo dục để những người thầy, người cô không phải dạy học theo kiểu đối phó; để người có thể thay đổi cách nhìn, tầm nhìn về các phương thức truyền thụ kiến thức cho người học, thay đổi cách dạy học truyền thống bằng cách phương pháp dạy học tiến tiến và có. Với đặc trưng là nhà trường chuyên ngành khối kinh tế - kỹ thuật, để phục vụ tốt việc học tập tích cực, sáng tạo; nhà trường cần đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học như: phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, mạng máy tính, thư viện, các phương tiện nghe nhìn tiến tiến hiện đại: overhead, projector, multimedia… tiến tới chuẩn hóa các điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị nhằm phục vụ ngày một tốt hơn công tác đào tạo và nghiên cứu của nhà trường.

Qua những lần "hành để học" đó, SV vừa nắm được kiến thức vừa có những thái độ và hành vi ứng xử thích hợp cũng như SV đã tự lực hình thành và phát triển dần dần cho bản thân mình nhân cách của một con người hành động, con người thực tiễn "tự chủ, năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề, có năng lực tự học", đáp ứng mục tiêu giáo dục thời kỳ đổi mới. Dựa trên cơ sở khoa học nêu trên, có thể hiểu chất lượng công tác quản lý dạy và học theo hướng tích cực chủ động của trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội là tổng thể những đặc điểm phẩm chất, năng lực, phẩm chất tâm lý, nguồn lực, cơ chế, điều kiện cần thiết bảo đảm cho hoạt động giáo dục đào tạo của trường đúng mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra, phù hợp với thực tiễn và sự phát triển của xã hội, góp phần thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.

Khái quát bộ máy quản lý của nhà trường

HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI – NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM. Trường còn xây dựng được một số phòng máy để phục vụ công tác giảng dạy và thực hành của sinh viên. Trường đã huy động giảng viên cơ hữu tập trung nghiên cứu các đề tài do công tác đào tạo của Trường đặt ra: xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, đổi mới phương pháp dạy và học, xây dựng ngân hàng câu hỏi thi trắc nghiệm cho các học phần, thiết kế các phần mềm quản lý và giảng dạy.

Đã xây dựng và nhiều lần bổ sung hoàn chỉnh 35 chương trình đào tạo thuộc các trình độ khác nhau, 250 chương trình các học phần. Phong trào nghiên cứu khoa học của sinh viên đạt được một số kết quả đáng khích lệ: 12 đề tài đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo khen, trong đó có 1 giải Nhì, 3 giải Ba và 8 giải Khuyến khích. - Giải cá nhân: 5 sinh viên đoạt giải Nhì; 3 sinh viên đoạt giải Ba; 8 sinh viên đoạt giải Khuyến khích.

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA  TRƯỜNG
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA TRƯỜNG

Công tác quản lý hoạt động giảng dạy của trường

Trong nhiều năm qua, trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã luôn xác định: trong vấn đề quản lý dạy học, vai trò chủ đạo thuộc về lực lượng giảng viên, cán bộ quản lý và tính tích cực, sáng tạo của sinh viên. Trong đó nhà trường, mà cụ thể là phòng Giáo vụ tập trung xây dựng thời khóa biểu theo các phần mềm mới nhất với phương châm tỷ mỉ, chính xác, đảm bảo tính khoa học và lôgíc của từng môn học. Các khoa, bộ môn trực thuộc của trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội chịu trách nhiệm và quản lý toàn bộ quá trình học của sinh viên thuộc chuyên ngành của mình; tổ chức xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình các môn học; nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy và học tập, tổ chức bồi dưỡng và nâng cao trình độ giảng viên; cùng phối hợp với nhà trường xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học..; kết hợp với phòng Khoa học đào tạo và chiến lược phát triển tổ chức khảo sát giáo trình, dự giờ, kiểm tra và đánh giá chất lượng giảng viên hàng năm.

Việc quản lý các hoạt động của giảng viên chủ yếu dựa vào công việc như: kế hoạch công tác cá nhân, khoa, nhà trường và thời khóa biểu phân công giảng dạy; nhà trường không thực hiện quản lý giảng viên theo giờ hành chính. Để làm tốt công tác quản lý sinh viên, nhà trường có phòng Công tác sinh viên hỗ trợ đào tạo trong tổ chức quản lý sinh viên chủ yếu về phương diện chính trị và đoàn thể, liên quan đến hoạt động chính sách, chế độ khen thưởng và kỷ luật. Phòng Công tác sinh viên cùng với Đoàn thanh niên và Hội sinh viên quản lý, giúp sinh viên tự học, hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao và các hoạt động khác nhằm tập hợp, quản lý và giáo dục sinh viên ngoài thời gian trên giảng đường.