MỤC LỤC
Trong khách sạn thì, yêu cầu đối với nguồn nhân lực được cụ thể hoá dựa trên tình hình tổ chức kinh doanh và mục tiêu kinh doanh của từng khách sạn. - Yêu cầu về mức độ kỹ năng, khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của mỗi vị trí công việc, ví dụ nhân viên lễ tân phải biết ngoại ngữ, phải có tiếng nói dịu dàng, lôi cuốn, cách ứng xử nhanh nhẹn, khôn khéo, bình tĩnh, nhẫn lại,.
- Yêu cầu đạo đức tư cách là như nhau đối với tất cả đội ngũ lao động. Sử dụng nguồn nhân lực là sự sắp xếp một cách phù hợp giữa khả năng của người lao động với công việc họ được làm như: đảm bảo đúng ngành, đúng nghề, đảm bảo sức khoẻ, đảm bảo an toàn lao động, sự chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật lao động, phát huy khả năng sáng tạo và cải tiến kỹ thuật ở mỗi người lao động. Thể hiện không khí tập thể đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, thể hiện mối quan hệ hợp tác cùng có lợi giữa nhà quản trị với người lao động. Bố trí và sử dụng nguồn nhân lực là nội dung quan trọng mang tính quyết định hiệu quả sử dụng đội ngũ lao động trong doanh nghiệp. Bởi vậy, bố trí và sử dụng lao động sao cho có hiệu quả là một vấn đề quan trọng và phức tạp. Nguyên tắc của vấn đề bố trí và sử dụng nhân viên là phải đảm bảo "đúng người, đúng việc" nhằm đạt được mục đích là nâng cao năng suất lao động, chất lượng phục vụ, phát huy năng lực sở trường của người lao động, tạo động cơ và tâm lý hưng phấn cho họ trong quá trình làm việc. Theo quan “con người có các tiềm năng cần được khai thác và làm cho phát triển” cho rằng bản chất con người là không phải không muốn làm việc. Họ muốn góp phần thực hiện các mục tiêu, họ có năng lực độc lập, sáng tạo. Chính sách quản lý phải động viên khuyến khích con người để họ hăng say lao động. Dựa trên quan điểm này này ta có thể hiểu: Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong khách sạn là kết quả đem lại từ các mô hình, các chính sách quản lý và sử dụng lao động trong khách sạn. Kết quả lao động đạt được có thể là doanh thu, lợi nhuận mà khách sạn đó có thể đạt được từ các chi phí kinh doanh và việc tổ chức, quản lý lao động. Ngoài ra hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong khách sạn còn bao hàm cả việc đảm bảo sức khoẻ, đảm bảo an toàn lao động, là mức chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật lao động, khả năng sáng kiến - cải tiến kỹ thuật ở mỗi người lao động. Thể hiện ở bầu không khí tập thể đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, thể hiện ở mối quan hệ thân mật giữa người quản lý với nhân viên, khả năng đảm bảo công bằng cho người lao động. b) Nội dung cơ bản của bố trí và sử dụng nguồn nhân lực. - Theo cấp quản lý: Có định mức ngành (hay còn được gọi là định mức chuẩn), định mức doanh nghiệp. Để xác định định mức lao động, các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn có thể sử dụng các phương pháp khác nhau như: phương pháp thống kê - kinh nghiệm, phương pháp phân tích..và khi xác định cần tính tới các nhân tố ảnh hưởng đến định mức lao động như: yếu tố công cụ và dụng cụ lao động, trình độ chuyên môn, vị trí kinh doanh và yếu tố tâm sinh lý của người lao động.. * Tổ chức lao động và công việc. Tổ chức lao động và công việc trong doanh nghiệp khách sạn là việc sắp xếp đội ngũ lao động của doanh nghiệp phù hợp với từng loại công việc, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động và tạo động lực kích thích người lao động làm việc. Trong doanh nghiệp khách sạn thì tổ chức lao động và công việc bao gồm các nội dung chủ yếu sau:. - Phân công lao động. Đó chính là hình thức giao việc cho cá nhân hay một bộ phận lao động nào đó trong doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp khách sạn, có thể thực hiện giao việc dưới hình thức khoán. Tuỳ theo quy mô và điều kiện kinh doanh của. khách sạn mà có thể thực hiện khoán đối với từng cá nhân, từng bộ phận. Mặt khác, khách sạn cần phải chú trọng tới vấn đề chuyên môn hoá lao động nhằm nâng cao kỹ năng, kỹ xảo của nhân viên, tạo ra những lao động có tay nghề giỏi. - Xác định quy chế làm việc. Quy chế làm việc là sự quy định thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý đối với người lao động và các quy định khác nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đội ngũ lao động trong doanh nghiệp. Xác định quy chế làm việc cho người lao động phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm kinh doanh của ngành, của khách sạn, của pháp luật hiện hành và khả năng làm việc lâu dài của bản thân người lao động.. - Tổ chức chỗ làm việc. Chỗ làm việc là phần diện tích và không gian đủ để cho một người hay một nhóm người lao động làm việc. Trong khách sạn, việc tổ chức chỗ làm việc cho các bộ phận khác nhau là rất quan trọng, vì chỗ làm việc không hợp lý, không đảm bảo không gian để cho người lao động thao tác, không đảm bảo các yêu cầu về an toàn lao động, về vệ sinh.. thì sẽ làm ảnh hưởng tới công việc và có tác động không tốt tới tâm lý của người lao động sẽ làm giảm chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ khách hàng. Tóm lại, việc bố trí và sử dụng nguồn nhân lực trong khách sạn sao cho có hiệu quả nhất cũng đồng nhất với vấn đề bố trí và sử dụng nhân viên một cách hợp lý nhất. Có nghĩa là các nhà quản trị nhân sự của khách sạn phải biết cách sắp xếp, điều chỉnh và tạo ra sự hội nhập của từng nhân viên vào guồng máy hoạt động chung của khách sạn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đội ngũ lao động của khách sạn. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong khách sạn. Trong khách sạn, hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực được đánh giá dựa trên hai tiêu thức: định tính và định lượng. a) Các tiêu thức đánh giá định tính. Chất lượng đội ngũ lao động được đánh giá qua các tiêu thức định tính là:. - Mức độ phức tạp của công việc. - Khả năng, năng lực của người lao động. - Khả năng thích ứng với công việc. b) Các tiêu thức đánh giá định lượng.
- Giá cả thị trường. - Sự khác biệt về văn hoá, ngôn ngữ. - Sự phát triển của công nghệ thông tin.. b) Nhóm nhân tố thuộc môi trường bên trong. - Các nhân tố thuộc về sức lao động như: sức khoẻ của người lao động, trình độ chuyên môn, trình độ văn hoá.. - Chế độ tuyển dụng và bố trí lao động cũng gây ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng lao động trong khách sạn. - Công cụ lao động: là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong khách sạn. - Trả công cho người lao động: đó là tiền lương, tiền thưởng, tiền phụ cấp. - Chế độ khuyến khích lợi ích vật chất, tinh thần đối với người lao động. - Đánh giá thành tích của nhân viên. của đất nước tạo ra những sản phẩm du lịch đặc sắc, có chất lượng, hấp dẫn khách. Đội ngũ này cũng thể hiện khả năng tiếp thu kinh nghiệm du lịch quốc tế, cũng như khả năng tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế về du lịch. Phát triển nguồn nhân lực du lịch cũng là nhằm đảm bảo cho du lịch Việt Nam phát huy nội lực, nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức trong thế kỷ 21. Đây chính là quá trình cụ thể hoá yêu cầu về nhân tố con người trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Sự cần thiết phải phát triển nguồn nhân lực trong khách sạn a) Con người là nhân tố tiên quyết ảnh hưởng tới hoạt động trong doanh. Ngành du lịch tuy là ngành công nghiệp non trẻ nhưng đã khẳng định được mình tất cả là do lao động của con người. Vì sản phẩm của ngành du lịch mang tính chất dịch vụ đặc trưng, quá trình bán tiêu dùng hàng hoá trong du lịch thực chất là quá trình phục vụ vì thế rất cần đến nguồn lao động sống. Đối với tất cả các kinh doanh khách sạn luôn tin rằng "con người là tài sản quan trọng nhất của chúng ta". Tinh thần trách nhiệm, tính hợp đồng trong công việc và nhiệt tình trong công tác là những đức tính mà họ luôn phải tâm niệm. b) Phát triển nguồn nhân lực là góp phần nâng cao năng suất lao động Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu dài thì không những phải đảm bảo lợi ích xã hội mà còn phải nâng cao văn minh phục vụ người tiêu dùng đó là một trong những mục tiêu chủ chốt của doanh nghiệp kinh doanh khách sạn. Để đảm bảo thực hiện mục tiêu đó nâng cao năng suất lao động luôn phải gắn liền. Nâng cao năng suất lao động trong khách sạn là tăng hiệu quả của lao động sống. Bên cạnh đó tăng hiệu quả của lao động sống chính là phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Sự phát triển nguồn nhân lực trong khách sạn phải đảm bảo các khâu tổ chức sao cho hợp lý không những phát triển về mặt số lượng mà phải phát triển cả về mặt chất lượng của đội ngũ lao động thì mới có thể nâng cao được năng suất lao động. c) Phát triển nguồn nhân lực chính là sự nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo sản phẩm mới để từ đó nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp Cuộc sống của con người ngày càng hoàn thiện hơn, mức sống ngày càng cao vì vậy nhu cầu của họ cũng tăng lên, do đó công tác phát triển nguồn nhân lực có hiệu quả là yếu tố hết sức quan trọng giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ duy trì tính ổn định ở mức cao của chất lượng dịch vụ. Phương thức sản xuất dịch vụ trong khách sạn không có sự tách rời giữa sản xuất và tiêu dùng, mối quan hệ giữa các bộ phận rất chặt chẽ và hoạt động theo một êkíp. Vì vậy mà chất lượng dịch vụ phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, sự thành thạo chuyên môn của nhân viên trong doanh nghiệp. Vấn đề chất lượng dịch vụ là một trong những yếu tố giúp cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả vì vậy mà mỗi nhân viên phải am hiểu về chất lượng dịch vụ để từ đó có những sản phẩm tốt nhằm không ngừng thoả mãn các trông đợi của khách hàng đồng thời nâng cao sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. d) Phát triển nguồn nhân lực góp phần tạo dựng hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp. Chất lượng của đội ngũ lao động được thể hiện qua các chỉ tiêu như trình độ ngoại ngữ, trình độ học vấn, trình độ nghiệp vụ ngoài ra trong du lịch nói chung và trong khách sạn nói riêng còn có những yếu tố không thể thiếu được là trình độ hiểu biết tâm lý khách hàng, văn hoá - xã hội và nghệ thuật ứng xử.
Ngoài các phương pháp trên, doanh nghiệp còn có thể khuyến khích các cấp quản trị học các chương trình hàm thụ, các khoá học đặc biệt mở tại các trường đại học dưới nhiều hình thức như: học tại chức, học ngoài giờ làm việc. Nhưng mọi phương pháp đều hướng tới việc nâng cao năng lực cho người lao động từ lao động thừa hành đến các cấp quản trị để đạt mục tiêu cuối cùng đó là nâng cao năng suất lao động cao hơn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho khách sạn.
Tại Khách sạn Sông Nhuệ, phần lớn số vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản là vốn vay tín dụng đã đến thời hạn trả nợ, còn số vốn ngân sách cấp được tập trung để hoàn thiện các công trình xây dựng cơ bản và một số công trình phụ trợ, mua sắm những tài sản, công cụ lao động cần thiết trước mắt theo hướng từng bước, từng phần để đáp ứng nhu cầu của kinh doanh phục vụ. Khách sạn đã hoàn thiện và đưa vào khai thác khu "chợ quê Sông Nhuệ" với các nội dung: Văn hoá ẩm thực, sản phẩm làng nghề Hà Tây, quà lưu niệm và cafe - ca nhạc mang nội dung văn hoá lành mạnh, đậm đà bản sắc dân tộc để phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước đến với khách sạn.
Ngành kinh doanh dịch vụ đặc biệt là kinh doanh khách sạn thì điểm nổi bật trong đội ngũ nhân viên xét về giới tính bao giờ nữ cũng chiếm tỷ trọng lớn, nhưng qua khảo sát thực tế tại Khách sạn Sông Nhuệ cho thấy rằng số nhân viên nữ và số nhân viên nam có sự chênh lệch không đáng kể, cụ thể: với 113 người trong đó có 58 nam chiếm tỷ lệ 51,3%; 55 nữ chiếm tỷ lệ 48,7%. Số người có trình độ Đại học, Cao đẳng, Trung cấp hầu hết đều tốt nghiệp từ các trường đào tạo chuyên ngành Khách sạn – Du lịch, còn một số ít tốt nghiệp các chuyên ngành khác thì được theo học các lớp bồi dưỡng thêm về nghiệp vụ Khách sạn – Du lịch do Tổng cục Du lịch hay các trường đào tạo chuyên ngành Khách sạn – Du lịch tổ chức.
Tuy nhiên, khách sạn cần mở rộng việc đào tạo thêm cho những nhân viên phục vụ trực tiếp có độ tuổi còn trẻ để họ có thể phục vụ trong thời gian dài hơn tại khách sạn, nhằm phát triển và nâng cao chất lượng phục vụ khách. Tuy nhiên khách sạn cần trú trọng đầu tư hơn nữa để tăng cường cơ sở vật chất của khách sạn nhằm thu hút khách, nhất là thu hút khách đến với dịch vụ lưu trú và các dịch vụ khác trong khách sạn, bởi vì tình hình kinh doanh của 2 dịch vụ này còn rất hạn chế.
Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong đơn vị, thông qua hoạt động của Công đoàn và Đoàn thanh niên để xây dựng mối quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa Ban giám đốc với đoàn thể nhằm làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng các phong trào Văn hoá văn nghệ, Thể dục thể thao nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, đảm bảo quyền lợi cho người lao động, động viên người lao động hăng say lao động sản xuất và xây dựng đơn vị. - Các mặt hoạt động đoàn thể còn hạn chế về hình thức và nội dung, thiếu chủ động trong việc xây dựng và tổ chức hoạt động nên kết quả chưa cao, tác dụng chưa sâu, chưa tạo ra sự tác động mạnh đến hoạt động kinh doanh, cũng như việc triển khai công tác giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng ý thức kỷ luật đối với đội ngũ cán bộ công nhân viên chưa thực sự triệt để.
Qua phân tích thực trạng sử dụng và phát triển nguồn nhân lực tại Khách sạn Sông Nhuệ, dựa trên những điều kiện thực tế của doanh nghiệp để phân tích và đánh giá một cách khoa học thì với mục tiêu phát triển lâu dài, bền vững khách sạn cần có những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và phát triển nguồn nhân lực. Dưới sự lãnh đạo của Chi uỷ, Chi bộ, Ban giám đốc Công ty và BCH Công đoàn, Đoàn Thanh Niên cần chú trọng làm tốt công tác đoàn thể với việc tổ chức xây dựng các phong trào thi đua, các hoạt động VHVN, TDTT, các hoạt động xã hội mà đặc biệt là công tác giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng lý luận, nhận thức chính trị xã hội tinh thần đoàn kết và ý thức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm của cán bộ công nhân viên trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao.
Các hình thức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp khách sạn rất phong phú, cho nên Khách sạn Sông Nhuệ có thể lựa chọn phương pháp nào phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động cũng như chất lượng phục vụ khách hàng. Ngoài ra, Khách sạn có thể thưởng bằng tiền một tháng lương cho cán bộ công nhân viên vào dịp cuối năm (thực chất đây là tháng lương thứ 13 cho người lao động), điều này sẽ làm cho người lao động phấn khởi hơn sau một năm cống. hiến cho sự thành công chung của công ty. Đồng thời giúp họ và gia đình có khả năng chi tiêu trong dịp Tết. Xây dựng các chính sách. a) Chính sách khen thưởng - kỷ luật người lao động.
Tổng cục Du lịch cần phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến hành từng bước sắp xếp và kiện toàn hệ thống trường lớp đào tạo từ dạy nghề đến đại học, trên đại học theo hướng mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả, nhằm mục tiêu đổi mới toàn diện cả nội dung, phương pháp và quy trình tổ chức đào tạo để tạo ra sự phát triển ổn định nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành, cung cấp cho các doanh nghiệp du lịch nguồn nhân lực có chất lượng cao. Do đó, đòi hỏi phải có sự liên kết giữa doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo, hàng năm các doanh nghiệp cần cố gắng về mặt tài chính để tạo lập quỹ đầu tư cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực băng việc hỗ trợ về tài chính cho các cơ sở đào tạo, cấp học bổng cho các sinh viên; tiếp nhận, hướng dẫn tạo điều kiện cho sinh viên thực tập.