Đánh giá và giải pháp nâng cao chất lượng dạy học lý luận chính trị tại Trường Cán bộ thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

Nội dung quản lý chất lượng dạy học lý luận chính trị ở Trường Cán bộ thành phố Hồ Chí Minh

Quản lý đội ngũ giảng viên bao gồm các nội dung như: xây dựng, kiện toàn, phát triển đội ngũ giảng viên, gắn với các chức danh quản lý ; xây dựng, củng cố, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của giảng viên đối với hoạt động giảng dạy; đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện để nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực sư phạm, khả năng tham mưu, đề xuất và tổ chức các hoạt động giảng dạy, khả năng nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng các công trình, đề tài khoa học vào thực tiễn, khả năng kết hợp giữa giảng dạy và nghiên cứu khoa học, khả năng hợp tác trong nghiên cứu; sử dụng và phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý. Quản lý môi trường sư phạm ở Trường Cán bộ thành phố Hồ Chí Minh cần tập trung vào củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, nhất là các khoa giáo viên; xây dựng và khơi dậy mạnh mẽ tinh thần tích cực, chủ động, nhu cầu tìm tòi, sáng tạo của giảng viên trong giảng dạy; xây dựng và phát huy năng lực sư phạm, trách nhiệm của các tập thể khoa; đẩy mạnh phong trào tự học, tự nghiên cứu của giảng viên, tạo nên bầu không khí tâm lý lành mạnh, tinh thần hỗ trợ, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong nghiên cứu; tăng cường sự hợp tác giảng dạy trong từng khoa giáo viên, giữa các khoa giáo viên với các cơ quan, đơn vị trong nhà trường, các cơ sở giáo dục, đơn vị trong và ngoài trường; xây dựng thiết chế, cơ chế, chính sách, tạo điều thuận lợi và điều kiện vật chất, tinh thần để đảm bảo cho giáo viên thực hiện có chất lượng hiệu quả giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Khái quát chung về Trường Cán bộ thành phố Hồ Chí Minh

Phối hợp với Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia và các Trường Đại học ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đào tạo trình độ Cử nhân Chính trị, Cao cấp Chính trị. Tổ chức các lớp bồi dưỡng công tác đảng, quản lý nhà nước, quản lý Kinh tế, Tin học, Ngoại ngữ, công tác đoàn thể, dân vận.

Đánh giá thực trạng quản lý chất lượng dạy học lý luận chính trị ở Trường Cán bộ thành phố Hồ Chí Minh

Hiện nay, trong 12 môn học thì đã có 10 môn học thiên về những kiến thức về lý luận chính trị (Triết học Mác-Lênin; Kinh tế chính trị Mác- Lênin; Chủ nghĩa xã hội khoa học; Quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Lịch sử. Đảng Cộng sản Việt Nam; Lý luận và nghiệp vụ công tác Đảng; Kỹ năng lãnh đạo quản lý của cán bộ cơ sở; Quốc phòng, an ninh, đối ngoại; công tác dân vận và nghiệp vụ công tác đoàn thể ở cơ sở). Nhưng nhìn chung đa số học viên ít quan tâm đến hoạt động này, nên chưa có sự chuẩn bị chu đáo cho thảo luận, thường chỉ trình bày theo khuôn mẫu của lý luận, chưa biết liên hệ giữa thực tiễn và lý luận để chứng minh, phân tích và lấy thực tiễn để làm phong phú thêm lý luận dẫn đến chất lượng buổi thảo luận thấp, kém hấp dẫn, học viên chỉ định mới phát biểu, nhưng khi phát biểu thì chủ yếu là đọc những nội dung mà giảng viên đã gợi ý chuẩn bị trước hoặc đọc trong giáo trình, không có không khí tranh luận. Trên cơ sở các quy định của Đảng và Nhà nước, căn cứ bộ quy chế quản lý đào tạo của các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh ban hành ngày 03/ 02/ 2010; căn cứ tình hình thực tế, điều kiện cụ thể và kinh nghiệm quản lý, Trường Cán bộ thành phố Hồ Chí Minh đã chủ động xây dựng, cụ thể hoá thành hệ thống quy chế, quy định, những biện pháp cụ thể để quản lý có hiệu quả hơn các khâu của quá trình đào tạo như: tự nghiên cứu, xêmina, thảo luận, kiểm tra, nghe giảng viên trên lớp, đi thực tế, viết tiểu luận tốt nghiệp.

Yêu cầu xây dựng giải pháp quản lý chất lượng dạy học lý luận chính trị ở Trường Cán bộ thành phố Hồ Chí Minh

Giải pháp phải tạo điều kiện tốt nhất cho các chủ thể quản lý phát huy được năng lực quản lý, uy tín và quyền lực trong quản lý, dễ điều khiển các đối tượng quản lý, công cụ quản lý và làm chủ được toàn bộ quá trình quản lý; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ giảng viên tổ chức thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu theo sự quản lý, điều hành của tổ chức. Yêu cầu đó được xác định trên những căn cứ khoa học, có giá trị cả về lý luận và thực tiễn, giúp cho các chủ thể quản lý có cái nhìn sâu sắc, toàn diện về các biện pháp quản lý, đồng thời lựa chọn và tổ chức thực hiện một cách hiệu quả, tránh dập khuôn máy móc, thiếu đi sự sáng tạo, linh hoạt.

Giải pháp quản lý chất lượng dạy học lý luận chính trị ở Trường Cán bộ thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

Mục đích của việc thực hiện tốt công tác kế hoạch hoá hoạt động quản lý chất lượng dạy học là thông qua kế hoạch tiến hành các hoạt động quản lý nhằm huy động, phát huy các nguồn lực bảo đảm cho việc thực hiện quản lý chất lượng dạy học có khoa học, đạt chất lượng theo mục tiêu mong muốn đồng thời cũng là cơ sở pháp lý để kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy học, giải quyết những tình huống khó khăn trong quá trình dạy học lý luận chính trị ở Trường Cán bộ thành phố Hồ Chí Minh. Trong các kế hoạch dài hạn cũng tính đến bối cảnh thế giới, cũng như trong nước trong điều kiện kinh tế - xã hội và những vấn đề dự đoán trong tương lai; thực trạng về đội ngũ cán bộ, giáo viên, thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật giảng dạy và chất lượng đào tạo của nhà trường từ đó nắm lấy thời cơ và những thách thức đối với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục - đào tạo, xây dựng , nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo cho đội ngũ cán bộ, công chức trên địa bàn thành phố. Hoàn thiện công tác quản lý học viên bằng cách: xây dựng phần mềm phục vụ cho quản lý đào tạo, rà soát lại các quy chế quản lý đào tạo; thực hiện cơ chế đánh giá kết quả của công tác quản lý lớp; tăng cường công tác kiểm tra các lớp và các bộ phận liên quan đến công tác quản lý học viên (giảng viên, chủ nhiệm lớp, tổ kế hoạch, tổ hồ sơ hành chính của Phòng Đào tạo..), những công việc này sẽ giúp cho nhà trường đánh giá đúng được thực trạng và trên cơ sở đó đưa ra các quyết định điều chỉnh phù hợp.

Khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi của các giải pháp quản lý chất lượng dạy học lý luận chính trị

Trường Cán bộ thành phố Hồ Chí Minh xác định nhiệm vụ nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị thành phố, trước tiên là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có phẩm chất đạo đức, năng lực, trình độ, nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ và phát triển thành phố. Bên cạnh những thành tựu và hạn chế, quản lý chất lượng dạy học lý luận chính trị ở Trường Cán bộ cũng đã để lại một số kinh nghiệm đáng được quan tâm như: đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, nâng cao đời sống nhân dân và cán bộ cơ sở, tạo điều kiện vật chất và môi trường học tập tốt; nội dung, chương trình dạy học lý luận chính trị phải xuất phát từ yêu cầu của hoạt động thực tiễn; nội dung, phương pháp và hình thức dạy học lý luận chính trị phải phù hợp với khả năng nhận thức của cán bộ; nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ giảng dạy và từng bước hiện đại hoá cơ sở vật chất.

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết của các giải pháp Về tính khả thi của các giải pháp, kết quả khảo nghiệm được thể hiện cụ thể như sau:
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết của các giải pháp Về tính khả thi của các giải pháp, kết quả khảo nghiệm được thể hiện cụ thể như sau:

Kiến nghị Đối với Trung ương

Luận văn chỉ mới là sự nghiờn cứu gúp phần làm rừ hơn hoạt động quản lý chất lượng dạy học lý luận chính trị ở Trường Cán bộ thành phố Hồ Chí Minh cùng với việc xây dựng những giải pháp mang tính thực tiễn trong hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho cán bộ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, vì vậy trong quá trình vận dụng vào quản lý chất lượng dạy học ở Trường Cán bộ thành phố Hồ Chí Minh cần được tiếp tục nghiên cứu và điều chỉnh để được hoàn thiện hơn. Khai thác, sử dụng tốt khả năng của đội ngũ giảng viên như bố trí làm báo cáo viên kiêm chức, báo cáo viên chuyên đề, nghiên cứu giúp các tổ chức cơ sở Đảng, thu hút tham gia vào các chương trình nghiên cứu khoa học, xây dựng - phản biện các chương trình kế hoạch phát triển của kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố.