MỤC LỤC
Sau khi tính toán các tỷ số, thay vì so sánh các tỷ số này với bình quân ngành chúng ta còn có thể so sánh các tỷ số của các năm với nhau và so sánh qua nhiều năm bằng cách vẽ đồ thị để thấy xu hướng chung. Các tỷ lệ tài chính then chốt thường được nhóm lại thành bốn loại chính (khả năng sinh lời, tính thanh khoản, hiệu quả hoạt động, cơ cấu vốn), tuỳ theo khía cạnh cụ thể về tình hình tài chớnh của cụng ty mà cỏc tỷ lệ này muốn làm rừ.
Tài sản NH + Tài sản DH = Nguồn tài trợ TX + Nguồn tài trợ tạm thời Phân tích dưới góc độ này sẽ cung cấp cho nhà quản lý biết được sự ổn định, bền vững, cân đối và an toàn trong tài trợ và sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng như những nhân tố có thể gây ảnh hưởng đến cân bằng tài chính. Để khắc phục được những sai lệch về số liệu do tính thời vụ hay tính chu kỳ trong kinh doanh của doanh nghiệp và cho phép dự đoán được tính ổn định và cân bằng tài chính trong tương lai, các nhà phân tích cần phải xem xét sự biến động của vốn hoạt động thuần trong nhiều năm liên tục.
Là thước đo về việc huy động các tài sản có khả năng chuyển đổi ngay thành tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn mà các chủ nợ yêu cầu hay đây là chỉ tiêu dùng để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Nhu cầu thanh toán bao gồm: Nhu cầu thanh toán ngắn hạn (các khoản phải thanh toán ngay: nợ quá hạn, phải nộp ngân sách, phải trả tiền vay, phải trả người lao động, trả người bán, các khoản nợ đến hạn…), nhu cầu thanh toán dài hạn và các khoản phải thanh toán trong thời hạn tới.
Khả năng thanh toán bao gồm: Khả năng thanh toán ngắn hạn (các khoản có thể dùng để thanh toán ngay: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản tương đương tiền khác) và các khoản có thể thanh toán trong thời gian tới. Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, doanh nghiệp đầu tư 100 đồng chi phí thì thu được bao nhiêu động lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất của doanh nghiệp càng tốt, góp phần nâng cao mức lợi nhuận trong kỳ. Bên cạnh việc đánh giá hiệu quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu trên, khi phân tích báo cáo tài chính các nhà phân tích có thể đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua báo cáo kết quả kinh doanh bằng phương pháp so sánh.
Khi phân tích các nhà phân tích thường xem xét khả năng thanh toán, đặc biệt là khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trả nợ và nợ ngắn hạn bởi đây là các chỉ tiêu cho biết năng lực thanh toán nợ đến hạn và nó còn cảnh báo cho nhà quản lý biết khả năng doanh nghiệp có thể lâm vào tình trạng phá sản hay không. Các chỉ tiêu đáng giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp đã được đề cập ở phần trên như: Hệ số khả năng thanh toán tổng quát, hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn…Có thể phân tích thêm hệ số khả năng thanh toán ngay. Nếu trị số của chỉ tiêu này ≥ 1, thì chứng tỏ doanh nghiệp hoàn toàn đảm bảo được khả năng thanh toán; ngược lại nếu trị số của chỉ tiêu này < 1 thì doanh nghiệp không đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn và quá hạn, doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.
Nguồn tài liệu làm căn cứ phân tích thường bao gồm: Báo cáo tài chính, các tài liệu kế hoạch, định mức, dự toán; các tài liệu phi tài chính như các bản nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, chỉ thị trong đơn vị hay của cơ quan quản lý cấp trên. Các tài liệu này cần được kiểm tra nhiều mặt: tính hợp pháp của tài liệu (trình tự lập, ban hành, người lập, người ký duyệt…), nội dung và phương pháp tính của các chỉ tiêu, sự chính xác của việc tính và ghi các con số, cách đánh giá đối với các chỉ tiêu giá trị. Đây là giai đoạn triển khai, thực hiện các công việc đã ghi trong kế hoạch, thực chất đây là sự kết hợp hài hòa giữa con người, phương pháp phân tích, tài liệu sử dụng để đạt được các thông tin theo mục tiêu đề ra.
Bên cạnh đó các quyết định về đầu tư quyết định về mặt hàng, trang thiết bị, nhân sự, nguồn nguyên liệu, các quyết định về chi phí, giá bán, các quyết định về tổ chức huy động sử dụng vốn… có ý nghĩa sống còn liên quan đén sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp do họ quản lý nói riêng, của ngành và toàn thể nền kinh tế nói chung. Thông tin do phân tích tài chính mang lại đã giúp cho nhà quản lý doanh nghiệp, những đối tượng quan tõm thấy rừ được thực trạng tài chớnh và tỡnh hỡnh hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó giúp họ đưa ra những giải pháp hữu hiệu cải thiện tình hình tài chính hiện tại và trong các năm tới nhăm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển với hiệu quả cao. Mặt khác, Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý kinh tế tài chính, điều đó đòi hỏi việc hoàn thiện nội dung hệ thống các chỉ tiêu và phương pháp phân tích tình hình tài chính phải phù hợp với xu thế phát triển và yêu cầu quản lý trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Thực tế cho thấy nội dung hệ thống chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Xây dựng Dầu khí Nghệ Ancòn rất đơn giản, chủ yếu là đánh giá quan bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, công ty mới chỉ tính toán và sử dụng một số chỉ tiêu có tính truyền thống, chưa phân tích một số nội dung cần thiết như: phân tích tình hình sử dụng nguồn tài trợ vốn trong năm, phân tích tình hình đầu tư và khả năng tự tài trợ của công ty, phân tích hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lời của vốn. Vì vậy càn thiết phải nghiên cứu cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp thông qua hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu, trên cơ sở đó đánh giá mối quan hệ giữa việc sử dụng vốn vay, vốn chủ sở hữu và toàn bộ vốn của đơn vịmình để có một cái nhìn tổng quát vè sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Ngoài việc lập bảng theo dừi cỏc khoản phải thu và cỏc khoản phải trả cùng với việc sử dụng các chỉ tiêu mà công ty đã sử dụng để đánh giá khả năng thanh toán của đơn vị, công ty nên lập bảng phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn theo mẫu ( phụ lục 3 ) và tiến hành so sánh sự biến động của từng chỉ tiêu giữa cuói năm với đầu năm để đánh giá khả năng thanh toán của công ty.
Nếu tỷ trọng dòng tiền thu vào từ hoạt động đầu tư cao, chứng tỏ công ty đã thu hồi các khoản đầu tư về chứng khoán , thu lãi từ hoạt độngđầu tư, thu lãi từ hoạt động nhựng bán TSCĐ… Nếu do thu lãi từ hoạt động đầu tư thì chứng tỏ hoạt động đầu tư có hiệu quả, nếu thu hồi do nhượng bán TSCĐ thì chứng tỏ công ty thu hẹp quy mô sản xuất, năng lực sản xuất kinh doanh bị giảm sút. Phân tích dòng tiền thu vào, chi ra theo từng hoạt động sẽ giúp các đối tượng quan tâm có cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về các dòng tiền tệ của công ty, biết được cac nguyên nhân tác động ảnh hưởng đến tình hình tăng giảm vốn bằng tiền và các khoản tưong đương tiền trong kỳ.
Nhà nước cần kết hợp với Bộ Tài Chính, các Bộ chủ quản và các ngành các cấp có liên quan định kỳ mở lớp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ phân tích tài chính, nhằm phổ biến kiến thức chung, giúp doanh nghiệp, các đối tượng quan tâm nhận thức được tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp đối với công tác quản lý tài chính, nâng cao trình độ phân tích tài chính cho các cán bộ chuyên môn của doanh nghiệp cũng như các đối tượng có liên quan. Đánh giá chính xác thực trạng tình hình tài chính, dự đoán xu hướng trong tương lai về tình hình tài chính tại đơn vị, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính nối riêng, hoạt động sản xuất kinh doanh nối chung trong đơn vị. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ quản lý, cán bộ phân tích tài chính trong doanh nghiệp thông qua việc tạo điều kiện và khuyến khích tham gia cá lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý và phân tích tài chính doanh nghiệp.