MỤC LỤC
Hiệu quả tài chính (Etc) của hoạt động đầu tư là mức độ đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và nâng cao đời sống của người lao động trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên cở sở số vốn đầu tư mà cở sở đã sử dụng so với các kỳ khác, các cở sở khác hoặc so với định mức chung. Ci : Các chi phí ở năm i, bao gồm tất cả các khoản chi có liên quan đến sản xuất, kinh doanh ở năm i: Chi phí sản xuất, chi phí tiêu thụ sản phẩm, chi phí quản lý hành chính, chi phí khấu hao, chi phí trả lãi vốn vay, thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí khác.
Ngay từ giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành và thực hiện dự án đầu tư đòi hỏi nhà đầu tư phải biết tổ chức thu thập, phân tích và xử lý thông tin về nguồn lực tài chính, thị trường, kỹ thuật, công nghệ và những lợi ích tài chính, kinh tế có khả năng đạt được. Giai đoạn thực hiện dự án là giai đoạn mà đơn vị thực hiện đầu tư cần phải có một bộ máy đủ mạnh, có năng lực tổ chức, điều phối, hoạch định nhịp nhàng ăn khớp giữa các khâu trên từng phần việc cụ thể, đảm bảo cung ứng đầy đủ và kịp thời các yếu tố cần thiết theo tiến độ thi công.
Để có thể tiếp nhận, quản lý và khai thác các tàu được đầu tư mới sẽ bắt đầu bàn giao từ 2004 cũng như đội tàu hiện có một cách có hiệu quả, Ban quản lý tàu đã được nâng cấp thành một doanh nghiệp trực thuộc của Tổng công ty lấy tên là công ty Vận tải biển Vinalines (với tên gọi ban đầu là công ty Quản lý tàu biển Văn Lang). Ngoài ra, liên quan đến khả năng cạnh tranh quốc tế của các công ty vận tải biển trong nước hiện nay, có một khó khăn đáng chú ý là các công ty vận tải biển Việt Nam, thay vì coi các hãng tàu nước ngoài là đối thủ cạnh tranh chính của mình, lại coi các hãng tàu Việt Nam khác là đối thủ chính, cố gắng cạnh tranh với nhau để chia sẻ một phần rất nhỏ của thị trường mà không chú ý tới việc nâng cao khả năng cạnh tranh với các hãng tàu nước ngoài để chia sẻ phần lớn hơn của thị trường. - Nhân lực công ty còn thiếu kỹ năng chuyên môn và yếu kỹ năng marketing và quản lý so với tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ quốc tế, thiếu các thông tin về thị trường, nhân lực có trình độ, mạng lưới dịch vụ hẹp…Công ty chưa chú ý nhiều đến đào tạo, đầu tư phát triển nguồn nhân lực có trình độ, tay nghề cao, am hiểu luật pháp trong nước và quốc tế.
Điều này một phần là do công tác giảng dạy, đào tạo và huấn luyện trong nước còn nhiều bất cập, một phần là do công ty tăng trưởng về quy mô tương đối nhanh và sự xuất hiện nhiều doanh nghiệp hàng hải quốc doanh và tư nhân gần đây đã làm gia tăng nhu cầu về thuyền viên dẫn tới hiện tượng dịch chuyển của thuyền viên giữa các công ty cũ và mới.
- Khi xem xét hiệu quả đầu tư dưới góc độ doanh nghiệp thông qua chỉ tiêu tỉ suất sinh lời của vốn đầu tư (RRi) cho thấy việc đầu tư 6 tàu bằng đóng mới trong nước là có hiệu quả. Số lượng trọng tải tàu được bổ sung thêm và đưa vào khai thác đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng của công ty cả về doanh thu và sản lượng vận chuyển hàng năm, phân bổ thêm chi phí quản lý nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng thu cho ngân sách nhà nước, góp phần vào sự ổn định và phát triển của công ty và toàn Tổng công ty. Các tàu đóng mới được đưa vào sử dụng ngoài việc tạo thêm công ăn việc làm, ổn định và nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và đời sống cán bộ công nhân viên của công ty vận tải biển Vinalines còn mang ý nghĩa xã hội rất lớn khi ta xem xét mỗi con tàu dưới góc độ là thành quả lao động cụ thể của ngành đóng tàu, một ngành công nghiệp đang trên đà phát triển mạnh mẽ, tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho hàng ngàn người lao động trên khắp các nhà máy đóng tàu ở mọi miền đất nước.
Để phát huy tối đa hiệu quả của các dự án đã đầu tư cũng như các dự án chuẩn bị đầu tư trong thời gian tới, phần tiếp theo của luận văn sẽ khuyến nghị một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển đội tàu của công ty Vận tải biển vinalines.
Việt Nam là một quốc gia ven biển đang trong thời kỳ mở cửa, hội nhập và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, việc phát triển ngành vận tải biển là điều tất yếu để bảo đảm chuyên chở khối lượng hàng hoá xuất, nhập khẩu ngày một gia tăng. Mục tiêu chiến lược là phát triển Tổng công ty sớm trở thành Tập đoàn hàng hải mạnh trong khu vực, đa sở hữu, kinh doanh đa ngành, trong đó vận tải biển, quản lý và khai thác cảng và dịch vụ hàng hải là chính, giữ vai trò chủ lực trong ngành Hàng hải Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Kế hoạch đầu tư phát triển đội tàu là hoàn thành chương trình đóng mới 32 tàu biển trong nước và chương trình đầu tư phát triển đội tàu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 01/11/2001; đồng thời tiếp tục tập trung đầu tư phát triển đội tàu biển theo hướng chuyên dùng, hiện đại.
Theo kế hoạch đã được phê quyệt, từ nay đến năm 2010, bên cạnh việc bán bớt các tàu quá cũ khai thác không hiệu quả, công ty sẽ tiếp tục đầu tư các tàu chuyên dụng cỡ lớn thông qua đóng mới trong nước và mua trên thị trường quốc tế.
Hiện nay các dự án đóng mới của công ty nằm trong chương trình đóng mới đã được chính phủ phê duyệt đang được hưởng ưu đãi về nguồn vốn vay ngân sách, tuy nhiên trong hoàn cảnh nền kinh tế có nhiều biến động bất lợi gần đây như: lạm phát, lãi suất tăng cao, tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng, chính sách tiền tệ thắt chặt và đặc biệt là chủ trương cắt giảm chi tiêu tập trung vốn cho các dự án khả thi và hiệu quả cao của chính phủ thì khả năng tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi này bắt đầu khó khăn hơn. Để có thể tiếp tục các chương trình đầu tư phát triển đội tàu của mình theo chủ trương chung của ngành một cách hiệu quả và lâu dài, ngoài nguồn vốn vay ưu đãi, vay thương mại công ty cũng cần xúc tiến các kế hoạch huy động vốn từ các nguồn khác như trái phiếu chính phủ, bảo lãnh vay vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế, các cơ hội huy động vốn từ tiến trình cổ phần hóa hiện nay .v.v. Như vậy, về lâu dài, để nâng cao doanh thu thì công ty cần nâng cao chất lượng dịch vụ, xét về ý nghĩa lâu dài thì vẫn quan trọng và giữ được khách hàng tốt hơn nên các doanh nghiệp cần luôn chú trọng đầu tư cho chất lượng dịch vụ, đổi mới trang thiết bị hiện đại và triệt để tận dụng các thành tựu của khoa học công nghệ, có chiến lược chủ động tìm hiểu, thâm nhập thị trường, đấu thầu trong nước và quốc tế, giành lấy các hợp đồng vận chuyển hàng giá trị cao, khối lượng lớn, đều đặn như gạo, phân bón, đường, sắt thép, thủy hải sản, dầu sản phẩm… tạo nguồn thu ổn định làm cơ sở để xây dựng phương án đầu tư phát triển đội tàu một cách hiệu quả.
Cuối cùng, nhằm phục vụ cho nhu cầu tìm hiểu thị trường, tăng cường quan hệ tìm thêm nguồn hàng để tối ưu hóa các phương án kinh doanh khai thác đội tàu công ty cũng cần có kế hoạch mở thêm văn phòng đại diện tại các trung tâm hàng hải và môi giới hàng hải của khu vực như Singapore, Hồng kông, Nhật bản… Hiện nay xu hướng tự do hoá thương mại quốc tế đi liền với với sự cạnh tranh gay gắt nhưng cũng đang tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp.
- Việc đánh giá này không chỉ thực hiện đối với đội tàu mà còn cần phải được làm đều đặn đối với các phòng ban quản lý trong công ty, đặc biệt là các phòng ban chủ chốt liên quan đến hệ thống quản lý an toàn như: kỹ thuật, vật tư, thuyền viên, khai thác. Công ty cần tăng cường công tác bảo quản bảo dưỡng thường xuyên trên tàu và tại đầu bến, xây dựng kế hoạch sửa chữa định kỳ của các tàu một cách khoa học, giám sát đôn đốc công tác sửa chữa, giảm thiểu thời gian tàu không khai thác. Quản lý hiệu quả công tác sửa chữa kỹ thuật, đảm bảo tình trạng kỹ thuật đội tàu luôn ở trạng thái tốt sẵn sàng hoạt động với chi phí thấp nhất là tiền đề để công ty thực hiện đầy đủ và hiệu quả các nghĩa vụ của người chuyên chở trong các hợp đồng vận chuyển.
Công ty cần thường xuyên tìm kiếm, đánh giá, xếp loại các công ty cung ứng, các nhà xưởng gia công cơ khí tại các cảng, lập kế hoạch và dự trù cung cấp vật tư cho đội tàu theo đúng kế hoạch bảo quản và sửa chữa của tàu và phòng kỹ thuật.