MỤC LỤC
Qua diễn biến huy động vốn các năm tư 2007-2009 của CN ta có thể rút ra nhận xét sau: Tuy nguồn huy động vốn có nhiều biến động nhưng so với tình hình thị trường tài chính và các hệ thống tài chính khác trong cùng thời gian, nguồn vốn huy động của CN vẫn khá ổn định và lớn, đã tạo thế chủ động trong kinh doanh của CN, đồng thời đóng góp không nhỏ cho nguồn vốn điều hoà chung của hệ thống NHCTTW. Điều này phù hợp với sự phát triển đi lên của một CN hướng đến khách hàng, là kết quả của việc thực hiện 3 đề tài cấp cơ sở từ năm 2007 là "Phát triển mạng lưới khách hàng DNL tại CNNHCTHK" ; "Phát triển hoạt động cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại CNNHCTHK trong điều kiện hiện nay" ; "Mở rộng cho vay và phát triển sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại CNNHCTHK".
Cho vay tiêu dùng không có nợ xấu vì dư nợ cho vay tiêu dùng chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ (khoảng 3%), lại được NH kiểm soát khá chặt chẽ. Qua bảng số liệu, nợ xấu cho vay hoạt động sản xuất kinh doanh và cho vay khác đều có xu hướng giảm, tốc độ giảm của nợ xấu trong cho vay khác nhanh hơn. Nguyên nhân do trong cơ cấu dư nợ của CNNHCTHK cho vay hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm chủ yếu, cho vay khác dần bị hạn chế. Mặt khác do CN chủ yếu quan hệ với những khách hàng truyền thống, ngày càng hiểu biết tin cậy lẫn nhau nên khả năng rủi ro sẽ giảm đi: theo quy trình cho vay, NH phải thực hiện tốt chế độ kiểm tra trước trong và sau khi cho vay để kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích như đã ghi trong hợp đồng tín dụng với NH hay không. Mỗi khi kiểm tra việc sử dụng vốn vay, CBTD lập biên bản kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay nhằm mục tiêu giám sát chặt chẽ việc vay vốn đúng mục đích, thu hồi nợ vay đầy. đủ và đúng kỳ hạn. Với những khách hàng truyền thống đã có sẵn nhiều thông tin, quy trình này sẽ được thực hiện một cách hiệu quả hơn, từ đó mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay, hạn chế RRTD. * Nợ xấu theo quy mô doanh nghiệp. Bảng 2.9: Cơ cấu nợ xấu theo quy mô doanh nghiệp Đơn vị tính: Tỷ đồng. “Nguồn: Phòng Tổng hợp – CNNHCTHK Theo số liệu trên, giai đoạn 2007 - 2009, trong cơ cấu nợ xấu theo quy mô doanh nghiệp cho thấy chỉ phát sinh nợ xấu đối với DNL, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nợ xấu có xu hướng tăng về giá trị nhưng giảm về tỷ trọng, Tốc độ giảm tỷ trọng nợ xấu DNL nhanh hơn tỷ trọng nợ xấu DNVVN. Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ cho vay của DNVVN cao hơn DNL. Điều này là do khả năng tài chính và quản lý của DNVVN không bẳng các DNL, có những dự đoán không chính xác về thị trường, về kết quả kinh doanh, về sự lưu chuyển của dòng tiền nên dẫn đến chậm trễ trong vấn đề hoàn trả nợ NH. Cũng chứng tỏ hiệu quả tín dụng của CN đối với DNVVN chưa cao, chính sách tín dụng đối với nhóm khách hàng này càn phải hoàn thiện thêm. Trong cơ cấu nợ xấu theo quy mô doanh nghiệp cho thấy không phát sinh nợ xấu của cá nhân tiêu dùng bởi lẽ thị trường khách hàng CNNHCTHK hướng tới đó là khách hàng lớn, khách hàng truyền thống. DNVVN gần đây mới được chú ý và đã thu được một số kết quả tốt, còn cá nhân, tiêu dùng chưa được CN chú trọng đúng mức. Vậy có thể nói cơ cấu nợ xấu theo quy mô doanh nghiệp của CNNHCTHK chủ yếu tập trung vào thành phần DNL, DNVVN. Đây là một đặc trưng hoặc cũng có thể nói là một thế mạnh của CNNHCTHK nói riêng và NHCTVN nói chung. Có ưu điểm. thì cũng có mặt hạn chế. DNL, DNVVN có tính ổn định hơn những khách hàng khác. Nhưng khả năng xảy ra rủi ro cao hơn; việc quản lý và giám sát cũng phức tạp hơn. Trong thời đại nền kinh tế nhiều biến động như hiện nay, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có thể gặp những tác động xấu không lường trước được. Nếu xảy ra rủi ro với các đối tượng khách hàng này thì hậu quả sẽ nặng nề đối với CN. Vì vậy, CN cần phải có những giải pháp cụ thể, thích hợp với thị trường nhằm hạn chế RRTD khi tiếp tục tập trung vào đối tượng khách hàng này. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ khá thấp, nằm trong vòng kiểm soát. Nợ xấu chủ yếu tập trung vào nhóm khách hàng: doanh nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, cơ cấu sử dụng vốn của NH không đa dạng nên rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NH vẫn tập trung ở hoạt động cho vay. * Tình hình rủi ro mất vốn. Những vụ việc không có khả năng thu hồi nợ như vụ cháy chợ Đồng Xuân, các tiểu thương mất khả năng trả nợ, vụ phá sản của Neon Hanel, Vinashin đều nằm ngoài thời kỳ nghiên cứu. Không có nợ không thu hồi được nhưng CN vẫn luôn tồn tại rủi ro mất vốn vì cơ cấu cho vay của CN chưa hợp lý, tỷ lệ cho vay không TSĐB còn rất cao…. Đánh giá thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm. Thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng. Là một tổ chức tín dụng mà hoạt động cho vay luôn chiếm tỷ trọng lớn tỷ trong tổng tài sản có, là tài sản tạo ra thu nhập chủ yếu cho NH nên trong thời gian qua CNNHCTHK đã rất quan tâm đến rủi ro tín dụng và các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng. Cụ thể CNNHCTHK đã quản lý hoạt động này như sau:. a) Chính sách tín dụng. Vì vậy, việc áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay của CN được mở rộng hơn, không chỉ lựa chọn những TSBĐ “ưa dùng” như trước đây mà còn triển khai áp dụng đối với các tài sản khác như: cho vay thế chấp dây chuyền máy móc thiết bị, cho vay thế chấp/cầm cố kho hàng, hàng hóa luân chuyển của doanh nghiệp; Hình thức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với DNVVN đã trở thành phổ biến tại CNNHCTHK (điều này trước đây chỉ xảy ra đối với các DNNN). Hơn nữa, một vấn hiện nay đang đặt ra đối với CNNHCTHK, đó là tỷ lệ cho vay đối với tài sản bảo đảm. Nếu như các NHTM khác, đặc biệt là các NHTMCP có chính sách thông thoáng trong việc định giá và áp dụng tỷ lệ cho vay trên tài sản bảo đảm; thì tại CNNHCTHK, những quy định này có phần chặt chẽ hơn, như mức cho vay tối đa đối với TSBD là quyền sử dụng đất chỉ bằng 70% giá trị định giá và giá trị định giá không quá 70% giá trị chuyển nhượng thực tế trên thị trường… điều này gây khó khăn đối với DN có nhu cầu vốn thực sự lớn hơn. * Lãi suất cho vay và phí tín dụng đối với khách hàng. Trong hoạt động tín dụng NH, một trong những điều quan tâm của khách hàng khi đến vay vốn NH là lãi suất bởi lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận mang lại cho họ. Do vậy, mức lãi suất phải hợp lý, hình thành trên cơ sở thoả thuận, hài hoà lợi ích NH và khách hàng. Nhận thức được tầm quan trọng của lãi suất cho vay và phí tín dụng đối với khả năng thu nhập của NH và là một trong những công cụ để CNNHCTHK thu hút và mở rộng khách hàng. Trong hoạt động cho vay của mình, CNNHCTHK đã có những chính sách áp dụng lãi suất cho vay một cách linh hoạt, phù hợp với quy định của NHNN và tuân thủ nguyên tắc thỏa thuận theo thị trường, đảm bảo lợi ích cho cả NH và khách hàng vay vốn. CN đã có một bộ phận chuyên trách là Phòng tổng hợp chuyên nghiên cứu tham mưu cho Giám đốc CN ra quyết định về lãi suất cho vay và phí cạnh tranh nhất trong từng thời kỳ, lãi suất cho vay của CNNHCTHK luôn luôn thấp hơn trần lãi suất cho vay của NHNN và thấp hơn so với mặt bằng lãi suất cho vay của các NHTM khác từ 0,1% đến 0,5%/năm. Ngoài việc quy định lãi suất áp dụng cho tất cả các khách hàng, CNNHCTHK còn đưa ra những chính sách ưu đãi về lãi suất và phí tín dụng cụ thể cho từng đối tượng khách hàng trên cơ sở dựa vào độ tín nhiệm của khách hàng, mức độ giao dịch, tình hình sản xuất kinh doanh và xu thế ngành hàng, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn… Vì vậy khi vay vốn tại CNNHCTHK các DN luôn đạt được mục đích chi phí tài chính ở mức thấp nhất, tăng hiệu quả kinh tế của phương án, dự án sản xuất kinh doanh của mình. b) Kiểm tra và xử lý nợ vay. Tránh những rủi ro phát sinh sau khi đã giải ngân, CNNHCTHK đã thường xuyên thực hiện kiểm tra mục đích sử dụng vốn và tình hình sản xuất kinh của khách hàng. + Thời gian kiểm tra: Đối với tất cả các khoản vay được kiểm tra định kỳ ít nhất 6 tháng/1lần, riêng đối với khoản vay theo hạn mức ngoài kiểm tra định kỳ thì phải kiểm tra theo từng lần đề nghị giải ngân của khách hàng. + Phương thức kiểm tra: Kiểm tra trực tiếp tại nơi làm việc hoặc kiểm tra gián tiếp thông qua các báo cáo tài chính mà bên vay có trách nhiệm nộp bổ sung hàng quý theo quy định. Việc xử lý nợ vay cũng được NH kết hợp nhiều biện pháp như: xử lý TSĐB; cơ cấu lại nợ đối với khách hàng có phương án SXKD có hiệu quả, đã tận thu lãi treo của năm trước; đối với khách hàng khi đến hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi mà khách hàng không trả nợ đúng hạn và không có đơn xin gia hạn hoặc NH từ chối gia hạn thì CBTD sẽ lập thông báo chuyển toàn bộ số dư nợ của khoản vay sang nợ quá hạn. Trong thời gian này, CBTD chủ động và tích cực thu hồi nợ và NH sẽ đình chỉ mọi quan hệ tín dụng với khách hàng và áp dụng các biện pháp cần thiết để thu hồi nợ. c) Trích lập dự phòng rủi ro. Tỷ lệ trích lập DPRR/Tổng dư nợ càng cao NH có khả năng để xử lý các khoản nợ xấu để đảm bảo hoạt động của NH càng trở nên an toàn. Đối với một NHTM có tỷ lệ nợ không thu hồi được cao không chỉ báo động sẽ phát sinh khoản phải thanh lý lớn trong tương lai, mà còn thể hiện sự sụt giảm thu nhập ở hiện tại do các khoản nợ này không còn đem lại lợi nhuận. Khi nợ xếp vào nợ quá hạn thì bắt buộc NH phải lập quỹ dự phòng. Nếu quỹ dự phòng không đủ bù đắp tài sản bị rủi ro thì phải lấy từ lợi nhuận và thậm chí vốn tự có của NH trang trải. Vì vậy, từ năm 2007 CNNHCTHK xủ lý một số khoản nợ không thu hồi được trên bảng cân đối kế toán của mình bằng cách xử lý từ quỹ DPRR để chuyển sang ngoại bảng chứ thực sự không thu hồi được nợ vay. Tuy đã thực hiện DPRR nhưng cho thấy tỷ lệ này so với tốc độ tăng trưởng tín dụng còn khá khiêm tốn. Đây cũng là một yếu tố tiềm ẩn rủi ro của CNNHCTHK. Những kết quả đạt được trong hạn chế RRTD tại CNNHCTHK. Những thành công đạt được trong thời gian qua là sự cố gắng nỗ lực của Ban lãnh đạo cũng như đội ngũ cán bộ của NH. Việc nhận thức sâu sắc hoạt động kinh doanh của NH nói chung và hoạt động kinh doanh tín dụng nói riêng luôn gắn liền rủi ro đã tạo nên văn hoá quản trị RRTD của NH. Kết quả này đạt được là do các yếu tố sau tạo nên:. Thứ nhất, CN tạo được một đội ngũ khách hàng trung thành, có uy tín, có khả năng lớn về tài chính, có sự thông hiểu lẫn nhau trong một thời gian dài. Và thông qua những đối tượng khách hàng này, CN đã đảm bảo được những mục tiêu ổn định và phát triển. Thứ hai, CN đã thành công trong việc xử lý và thu hồi nợ quá hạn, những món nợ do tình hình kinh doanh giai đoạn trước để lại. Thứ ba, trong hoạt động kinh doanh mới, CNNHCTHK lựa chọn chiến lược bán lẻ, với mục tiêu hướng tới DNVVN, khách hàng cá nhân, tiêu dùng. CN cũng đã tiến tới việc cải tổ lại bộ máy nghiệp vụ theo định hướng mới hướng tới khách hàng, hoàn thiện các văn bản quy định nghiệp vụ, chú trọng nâng cao chất lượng chuyên môn, coi trọng các công cụ kiểm soát rủi ro. Nhờ vậy các hoạt động kinh doanh mới đạt mức tăng trưởng cao và rủi ro được hạn chế ở mức thấp nhất. Thứ tư, trong hoạt động tín dụng – là mảng hoạt động tiềm ẩn rủi ro nhất của NH. CNNHCTHK luôn kiên trì chính sách tín dụng bảo thủ, hướng đến đối tượng phục vụ là các DNL, DNVVN, các cá nhân trung lưu trở lên ở đô thị, trên nguyên tắc tín dụng có bảo đảm hoặc tín chấp nghiêm ngặt. Các biện pháp hạn chế RRTD được tăng cường:. Thứ năm, công tác quản trị rủi ro ngày càng được hoàn thiện dần. Quản trị rủi ro ngày càng được CNNHCTHK quan tâm, nội dung của công tác quản trị cũng dần dần được hoàn thiện cho phù hợp với thực tế. Các công cụ quản lý. rủi ro cũng đang được áp dụng, hệ thống đánh giá và quản trị rủi ro của CNNHCTHK được được duy trì một cách liên tục, có định kỳ. Hạn chế và nguyên nhân a) Hạn chế.
Định hướng hoạt động tín dụng trong thời gian tới của CNNHCTHK - Theo dừi, bỏm sỏt diễn biến nền kinh tế và cỏc văn bản chỉ đạo của NHCTVN để định hướng tín dụng phù hợp với thế mạnh kinh tế địa bàn, đặc thù khách hàng và phù hợp với định hướng hoạt động của NHCTVN; Tuân thủ các chỉ tiêu kế hoạch về tín dụng để đảm bảo hoạt động kinh doanh của CN cũng như tính cân đối, bền vững của toàn hệ thống. - Cơ cấu lại khách hàng, sàng lọc khách hàng hiện có, lựa chọn khách hàng tốt, khách hàng chiến lược, sử dụng đa dạng dịch vụ NH, mang lại hiệu quả cho CN, tiếp thị và thu hút khách hàng mới là các doanh nghiệp có thực lực tài chính, sản xuất kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, có giá cả và nhu cầu ổn định, các khách hàng cá nhân có nguồn trả nợ đảm bảo; rút giảm nhanh dư nợ đối với những khách hàng yếu kém, ít có khả năng chịu biến động tăng chi phí đầu vào, xuất hiện dấu hiệu khó khăn trong kinh doanh, suy giảm khả năng trả nợ.
Vấn đề ở đây là sự nghiêm ngặt trong định giá chỉ mang tính hình thức hoặc áp dụng máy móc các quy định của NH, có khi là dựa vào lòng tin đối với khách hàng, có khi là dựa vào sự định giá trên cơ sở trình độ yếu kém của bản thân, đều dẫn đến khả năng giảm giá trị, thất thoát, khó khăn cho NH trong việc thu hồi vốn vay trong trường hợp khách hàng khó khăn về tài chính, chây ì, không hợp tác. - Cần quan tâm nhiều hơn đến đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ trong công tác, đồng thời phải căn cứ vào kết quả công tác của họ để đãi ngộ, đối xử công bằng: Đối với cán bộ có thành tích xuất sắc, cần biểu dương, khen thưởng cả về vật chất lẫn tinh thần tương xứng với kết quả của họ mang lại, kể cả việc nâng lương trước hạn hoặc đề bạt lên để dảm nhiệm ở vị trí cao hơn;.
Ngoài ra, CNNHCTHK cần tăng cường hợp tác, liên kết, trao đổi chia sẻ thông tin giữa các bộ phận cùng hệ thống, trao đổi với Trụ sở chính trong việc cung cấp thông tin cho nhau về khách hàng góp phần hỗ trợ trong việc ra quyết định tín dụng chính xác đồng thời sẽ làm giảm thiểu RRTD. - Tiếp tục tiến hành sắp xếp lại hệ thống NH, hoàn thiện quá trình cổ phần hoá gắn liền với việc niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán để phân tán rủi ro và đổi mới cơ cấu sản phẩm dịch vụ.