Giá trị của hàng hóa: Định nghĩa và các yếu tố ảnh hưởng

MỤC LỤC

Lượng giá trị của hàng hoá

+ Hao phí lao động quá khứ (chứa trong các yếu tố vật tư, nguyên nhiên liệu đã tiêu dùng để sản xuất ra hàng hóa đó).

Nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hoá

Năng suất lao động ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa

- Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động, được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, hay số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. - Năng suất lao động phản ánh mức độ hiệu quả sản xuất của lao động trong một khoảng thời gian nhất định. - Năng suất lao động cá biệt (năng suất lao động đơn lẻ hay năng suất lao động cá nhân) là hiệu quả đầu ra hay khả năng hoàn thành công việc của một cá nhân lao động trong một đơn vị thời gian nhất định.

- Năng suất lao động xã hội (năng suất lao động tổng hợp) là khả năng tạo ra một lượng hàng hóa hoặc dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định của toàn bộ lực lượng lao động trong một ngành, lĩnh vực cụ thể hoặc trong nền kinh tế của một quốc gia nói chung. Nói đơn giản hơn, nó là năng suất chung của một nhóm người hay của tất cả các cá nhân trong xã hội. - Khi cả hai loại năng suất lao động này đều tăng hoặc giảm thì đây là mối quan hệ thuận (năng suất lao động cá nhân liên quan đến thu nhập của người lao động, còn năng suất lao động xã hội phản ánh lợi ích của doanh nghiệp).

Nếu hai loại năng suất lao động này đều tăng thì đôi bên đều có lợi (lợi ích của doanh nghiệp và người lao động thống nhất với nhau). - Khi năng suất lao động cá biệt tăng trong khi năng suất lao động xã hội không tăng hoặc giảm thì đây là quan hệ nghịch biến (lợi ích của doanh nghiệp và người lao động không thống nhất với nhau). - Năng suất lao động tăng lên sẽ làm giảm lượng thời gian hao phí lao động cần thiết trong một đơn vị hàng hóa.

Đại lượng giá trị của một hàng hóa thay đổi theo tỷ lệ thuận với lượng lao động thể hiện trong hàng hóa đó (thời gian lao động xã hội cần thiết) và tỷ lệ nghịch với sức sản xuất của lao động (năng suất lao động xã hội). - Khi xem xét về mối quan hệ giữa tăng năng suất với lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa, cần chú ý thêm về mối quan hệ giữa tăng cường độ lao động với lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa. - Trong chừng mực xét riêng vai trò của cường độ lao động, việc tăng cường độ lao động làm cho tổng số sản phẩm tăng lên, tổng lượng giá trị của tất cả các hàng hóa gộp lại tăng lên.

Song, lượng thời gian lao động xã hội cần thiết hao phí để sản xuất một đơn vị hàng hóa không thay đổi. Như vậy, sự thay đổi của cường độ lao động không tác động đến lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa nhưng nó tác động theo tỷ lệ thuận đến tổng lượng giá trị của tổng số hàng hóa được sản xuất ra trong cùng một đơn vị thời gian. Cường độ lao động chịu ảnh hưởng của các yếu tố sức khỏe, thể chất, tâm lý, trình độ tay nghề thành thạo của người lao động, công tác tổ chức, kỷ luật lao động… Nếu giải quyết tốt những vấn đề này thì người lao động sẽ thao tác nhanh hơn, thuần thục hơn, tập trung hơn, do nó tạo ra nhiều hàng hóa hơn.

* Liên hệ thực tế: Trong thực tế sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa, nhiều công ty, tập đoàn, doanh nghiệp (tư bản) áp dụng tăng cường độ lao động đối với người lao động (nhân viên, người làm thuê) trong khi không trả công tương xứng. Điều này không nhằm làm giảm lượng giá trị của một đơn vị hàng hoá, không tạo ra khả năng cạnh tranh về giá mà là nhằm tăng cường mức độ bóc lột lao động làm thuê để thu được lợi nhuận cao nhất có thể.

Tính chất phức tạp của lao động ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa

Tính chất phức tạp của lao động ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa. - Lao động giản đơn là lao động không đòi hỏi có quá trình đào tạo một cách hệ thống, chuyên sâu về chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ cũng có thể thao tác được. Tính chất phức tạp của lao động ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa.

Tính chất phức tạp của lao động ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa - Lao động phức tạp là những hoạt động lao động yêu cầu

- Trong cùng một đơn vị thời gian lao động như nhau, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn so với lao động giản đơn. - Trong trao đổi người ta lấy lao động giản đơn làm đơn vị tính toán và quy tất cả lao động phức tạp thành lao động giản đơn trung bình. Các Mác viết: “Lao động phức tạp… chỉ là lao động giản đơn được nâng lên lũy thừa, hay nói đúng hơn, là lao động giản đơn được nhân lên…”.

Đây là cơ sở lý luận quan trọng để cả nhà quản trị và người lao động xác định mức thù lao cho phù hợp với tính chất của hoạt động lao động trong quá trình tham gia vào các hoạt động kinh tế xã hội. - Trong thực hành sản xuất, để có được ưu thế trong cạnh tranh, người sản xuất phải giảm thời gian hao phí lao động cá biệt tại đơn vị sản xuất của mình xuống mức thấp hơn mức hao phí trung bình cần thiết. → Người sản xuất cần phải thực hiện các biện pháp góp phần tăng năng suất lao động.

Nâng cao sức cạnh tranh hàng hoá trên thị trường

+ Tận dụng hiệu quả các yếu tố về tư liệu sản xuất và các điều kiện tự nhiên để tăng năng suất doanh nghiệp. + Mở rộng quy mô sản xuất và tăng hiệu suất của tư liệu sản xuất. + Tăng cường mối quan hệ đoàn kết, hợp tác giữa những người lao động, những phòng ban trong doanh nghiệp.

- Ngoài ra, người sản xuất cần phải nghiên cứu thị trường để hiểu rừ nhu cầu và mong muốn của khỏch hàng cũng như hoạt động của các đối thủ cạnh tranh; thường xuyên cập nhật và đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng; xây dựng một chiến lược tiếp cận thị trường rộng rãi để mở rộng phạm vi của sản phẩm.