MỤC LỤC
Đặc biệt khi thâm canh lúa áp dụng chương trình SRI thì hầu hết các ruộng lúa không sử dụng thuốc BVTV (có sử dụng thì nhiều nhất cũng chỉ 1 lần) trong khi đó ruộng tập quán thường phải sử dụng 2-4 lần phun/vụ. Việc áp dụng chương trình thâm canh lúa cải tiến SRI ngoài tác động đến tập quán và hiệu quả trong sản xuất lúa còn nâng cao năng lực và tư duy của người nông dân, từ đó người nông dân sẽ tự tin hơn, chủ động hơn khi đưa ra quyết định trong sản xuất như: Quyết định áp dụng các biện pháp kỹ thuật, đầu tư chi phí sản xuất đầu vào cho chương trình.. Ngoài ra còn giúp người dân hiểu biết hơn về tác động của thuốc BVTV đối với con người và môi trường sống. Trong hiện tại và những năm tiếp theo 5 xã đã triển khai thử nghiệm sẽ tiếp tục duy trì và phát triển chương trình ra diện rộng. Phấn đấu đến hết năm 2010 mỗi xã có 2 đến 5 mô hình ứng dụng tập trung diện rộng từ 15ha trở lên, khoảng 100 nông dân được tham gia lớp huấn luyện phương pháp mới, hình thành 10 nhóm nông dân nòng cốt, diện tích ứng dụng từng phần 100ha và khoảng 1.500 nông dân tham gia, đồng thời mở rộng diện tích ra các xã lân cận. SRI tại Thái Nguyên:. Kỹ thuật SRI được nghiên cứu trong vụ xuân tại Thái Nguyên từ năm 2004 cho kết quả khả quan: Tăng sức sinh trưởng và năng suất lúa, tăng khả năng chống chịu bệnh khô vằn, tăng hiệu quả kinh tế, kỹ thuật SRI không làm tăng công lao động mặc dù tăng công làm cỏ do cấy thưa và công thu hoạch do năng suất cao, nhưng đổi lại kỹ thuật SRI giảm công cấy và quản lý nước. so với bình thường). Được sự hỗ trợ của Trung tâm phát triển nông nghiệp bền vững (SRD) thuộc liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, chương trình SRI được thực hiện thí điểm tại huyện Phổ Yên cho kết quả tốt và từ năm 2009 huyện Phú Lương là huyện thứ 2 của tỉnh được thí điểm, đến năm 2010 SRI được PGS.TS Hoàng Văn Phụ triển khai thực hiện dự án nâng cao nhận thức của người dân vê môi trường thông qua ứng dụng hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI) tại xã Xuân Phương huyện Phú Bình.
Ngoài ra kỹ thuật SRI còn được nghiên cứu tại vụ xuân ở Thái Nguyên và Bắc Giang cho thấy: Các yếu tố kỹ thuật của SRI đã tạo một môi trường thuận lợi cho các đặc điểm di truyền của lúa phát huy tác dụng làm tăng khả năng sinh trưởng và phát triển của lúa, chống chịu khô vằn tốt, làm cơ sở cho hình thành năng suất cao. Bên cạnh đó, khi thực hiện SRI, lượng phân đạm được bón sớm, phân kali được bón tăng nên lúa ít bị khô vằn và tỉ lệ hạt chắc cao hơn, năng suất của cây lúa cũng tăng hơn từ 6,97% đến 7,14% tương đương với khoảng 4 tạ/ha so với các canh tác phổ biến ở địa phương.
Phương pháp thống kê: Là phương pháp tổng hợp số liệu của các hiện tượng để tiến hành phõn tớch, so sỏnh nhằm làm rừ những vấn đề thuộc bản chất của hiện tượng nghiên cứu. So sánh phân tích các yếu tố, chỉ tiêu, đã được lượng hóa có cùng nội dung, tính chất tương tự để xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu.
Khi phân chuồng tươi bị rửa trôi hoặc bị ngấm xuống đất các chất dinh dưỡng nó sẽ lan tỏa ra các khu vực xung quanh gây nên tình trạng ô nhễm, hơn nữa còn làm thất thoát lớn cho nhà nông, khi bị ngấm xuống các tầng nước ngầm, các hợp chất nitrat trong phân chuồng cũng như từ các nguồn phân khác gây nên nhiều vấn đề liên quan tới sức khỏe con người. Khi bị trôi theo dòng nước các chất dinh dưỡng gây nên hiện tượng phú dưỡng, làm cho nước ao hồ có quá nhiều dinh dưỡng, đây là điều kiện cho rong rêu phát triển, lượng nitrat dư thừa từ các vùng đất nông nghiệp trong khu vực nguồn nước có thể gây nên hiện tượng “tử thần” cho các nguồn nước đó, các khu vực bị mất Oxygen đe dọa tôm cá và các sinh vật sống dưới nước.
SRI cấy ít dảnh, mật độ thưa nhằm giúp cho cây có khả năng tiếp nhận ánh sáng nhiều nhất, bộ rễ phát triển và hấp thụ ôxi để nuôi dưỡng cho cây, làm cho đất không bị bí, là nguyên nhân gây ra các loại sâu bệnh làm cây lúa chậm phát triển cho năng suất không cao, mặt khác còn là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường (do phun nhiều thuốc trừ sâu), và tăng nguy cơ BĐKH (do đất bị bí khí, những sinh vật kỵ khí trong đất nhiều là nguyên nhân gây ra khí CH4). Năng suất lúa tăng làm giảm nghèo đói ở khu vực nông thôn nói chung cũng như xã Xuân Phương nói riêng, cấy theo phương pháp SRI sẽ giảm được chi phí đầu vào, không cần thiết phải cấy các giống lúa cao sản mà năng suất thu được vẫn cao (200 – 250 kg/sào), giảm thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, hơn nữa thời gian dành cho việc đồng áng cũng giảm, giúp cho phụ nữ có nhiều thời gian chăm sóc gia đình và làm các công việc khác phục vụ cho cuộc sống, thay bằng việc phải nhổ mạ, công cấy nhiều (1 ngày cấy được 0,5 – 0,7 sào) thì giờ đây cấy theo SRI do mật độ cấy thưa, cấy 1 dảnh, không mất thời gian sắp mạ, đếm mạ thì mỗi ngày mỗi công lao động cấy được >=1 sào/ ngày. Ngoài việc năng suất lúa tăng giúp bà con phấn khởi trong quá trình canh tác thì phương pháp cấy theo SRI cũng không ảnh hưởng đến môi trường như phương pháp canh tác thông thường, SRI cấy mạ non, mật độ cấy thưa, hạn chế thuốc trừ sâu, phân hóa học, do vậy không làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường đất tại nơi sản xuất, không sử dụng phân hóa học sẽ làm giảm độ chai cứng của đất, giảm lượng khí CH4, CO2 gây nên BĐKH, làm cỏ sục bùn giúp cho tầng đất mặt thoáng, cấy thưa giúp giảm sâu bệnh do vậy không phải phun thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ.
Do đời sống người dân chỉ phụ thuộc vào nông nghiệp và phát triển kinh tế cũng phụ thuộc vào nông nghiệp, do vậy không có thời gian dành cho việc vệ sinh nơi công cộng, nhưng từ khi thay đổi phương pháp canh tác theo SRI thời gian giành cho việc đồng áng cũng ít (do cấy ít dảnh, mật độ cấy thưa, hạn chế thuốc trừ sâu), thu nhập từ sản xuất nông nghiệp cao (đầu tư ít, năng suất cao), nên bà con không còn phải lo về phát triển kinh tế, hơn nữa nhận thức của người dân về việc bảo vệ mụi trường, vệ sinh đường làng ngừ xúm cũng tăng hơn so với trước đõy. Hầu hết các hộ gia đình đã có thùng đựng rác, phân loại các loại rác, không còn hiện tượng vứt bừa bãi ra vườn, đường như trước đây, các xóm, thôn đã xây dựng các hố đựng rác, thùng đựng rác và thường xuyên phân công rọn vệ sinh theo định kì hàng tháng, thành lập các tổ vệ sinh, mặt khác người dân nơi đây đã có ý thức trong việc vệ sinh và thu rọn rác vào đúng nơi quy định. Do vậy, sau khi thực hiện SRI giảm được lượng nước tưới, ruộng lúa luôn tháo nước rễ cây lúa có thể hút được ôxi và tăng sức đề kháng cho cây, không còn hiện tượng sủi bọt mỗi khi lội xuống ruộng (chỉ để nước khi bón phân cho lúa, sau đó khoảng 5 ngày lại tháo cạn nước), hơn nữa lượng phân đạm giảm sẽ làm giảm ô nhiễm nguồn nước và hạn chế tác động đến các loại sinh vật thủy sinh.
- Đối với ốc bươu vàng thì bà con nên bắt thủ công, hơn nữa ruộng cấy SRI chỉ tháo nước vào khi vãi phân, do vậy ốc bươu vàng cũng rất hạn chế (vì nó chỉ sống trên những chân ruộng ngập nước). - Mở các buổi tập huấn về phương pháp canh tác SRI thông qua đó nói về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, BĐKH và lợi ích của việc áp dụng SRI trong qua trình canh tác làm giảm thiểu BĐKH và ô nhiễm môi trường.
Sau khi hoàn thành khóa học ở trường tôi đã tiến hành thực tập tốt nghiệp tại xã Xuân Phương, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên với tên đề tài: “Nghiên cứu sự thay đổi nhận thức của người dân về môi trường thông qua hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI)”. Tôi vô cùng cảm ơn thầy giáo - Th.S Nguyễn Hữu Giang và thầy giáo – PGS.TS Hoàng Văn Phụ đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài.