Tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Hà Tây: Thực trạng và định hướng phát triển

MỤC LỤC

Vai trò của tổ chức lãnh thổ du lịch trong việc phát triển du lịch

Vì "sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm trọn vẹn và sự hài lòng" - (Từ điển du lịch - Tiếng Đức NXB kinh tế Berlin 1984). Việc nhức chúng một cách đúng đắn sẽ tạo ra những tiền đề cần thiết để sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn lực du lịch để phát triển du lịch nói riêng cũng như phát triển kinh tế xã hội nói chung ở địa phương và cả nước.

Vận dụng cơ sơ lý luận vào việc tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Hà Tây

Những căn cứ để vận dụng

Hà Tây là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, có diện tích nhỏ (2201,8km2) nhưng lại có vị trí tiếp giáp với tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long, có 2 mặt Tây và Nam giáp với trung tâm du lịch lớn nhất cả nước là Hà Nội. Trong điều kiện cụ thể của mình (một tỉnh nhỏ của đồng bằng sông Hồng),vấn đề đáng quan tâm nhất của tổ chức lãnh thổ du lịch chính là việc định hình các điểm du lịch (ý nghĩa quốc gia, ý nghĩa địa phương), cụm du lịch và các tuyến du lịch (nội tỉnh, liên tỉnh) trên cơ sở sử dụng hợp lý các nguồn lực vốn có nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch đặc trưng của Hà Tây với sức thu hút khách mạnh mẽ, đạt hiệu quả cao về kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái mà vẫn đảm bảo an ninh quốc phòng.

Các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch Hà Tây

Là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ nhưng lại là tỉnh chuyển tiếp giữa các khối núi đồ sộ của vùng Tây Bắc và đồng bằng châu thổ sông Hồng, vốn là vùng đất cổ của nước Văn Lang xưa kia, nên Hà Tây là lãnh thổ có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá, các lễ hội, làng nghề truyền thống và nhiều tài nguyên khác. Côm du lịch là lãnh thổ mà trong đó tập trung nhiều điểm du lịch nằm liền kề nhau có không gian liên tục và việc khai thác chúng chịu sự điều hành của một đầu mối nhất định hay trong côm du lịch có hạt nhân là một hoặc vài điểm du lịch có sức thu hút khách cao độ.

Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ du lịch Hà Tây 1. Vị trí địa lý

Tài nguyên du lịch

    Hà Tây có rất nhiều di tích lịch sử, văn hoá với sắc thái khác nhau, trong đó có 12 di tích cổ tự nổi tiếng đã được Bộ Văn hoá - thông tin xếp vào loại quan trọng như: Chùa Hương có Nam Thiên đệ nhất động, chùa Thầy gắn với tên tuổi thiền sư Từ Đạo Hạnh, chùa Bối Khê, chùa Trăm Gian với đức thánh Nguyễn Bình An, chùa Tây Phương - tinh hoa văn hoá thời Tây Sơn, gắn với bài thơ “Mười hai pho tượng phật La Hán”, chùa Đậu có 2 pho tượng lưu giữ thi hài của 2 thiền sư đã trụ trì ở thế kỷ 17. Là nguồn tài nguyên du lịch, đồng thời cũng là biểu hiện tinh hoa văn hoá Việt Nam, để tôn vinh bảo tồn và phát triển các làng nghề thủ công truyền thống, ngành du lịch Hà Tây đã tổ chức hội du lịch làng nghề truyền thống trong 2 ngày 16 và 17 tháng 11 năm 2001 tại khách sạn Sông Nhuệ, thị xã Hà Đông và tại các làng nghề tiêu biểu nhằm giới thiệu với du khách gần xa về tiềm năng du lịch các làng nghề thủ công truyền thống, đồng thời mở ra một loại hình du lịch mới cho du lịch Hà Tây, đưa các làng nghề thành một điểm du lịch trong các chương trình văn hoá, du lịch cuối tuần như : tua Hà Đông - Lụa Vạn Phúc - Mây tren đan Phú Vinh - Chùa Trầm - Chùa Trăm gian, hay tua Hà Đông - tạc tượng Sơn Đông - Rèn Hạ Mỗ - Làng nghề dệt kim, bánh kẹo La Phù - Làng diều Bá Giang - Méc cao cấp Vạn Điểm - Làng đá Q.Vân - Khảm trai Chuyên Mĩ - đền thờ Nguyễn Trãi..(Tạp chí du lịch Việt Nam - trang 12).

    Bảng 4. Lượng mưa trung bình tháng và nằm ở một số trạm quan trắc.
    Bảng 4. Lượng mưa trung bình tháng và nằm ở một số trạm quan trắc.

    Dân cư, dân tộc

    - Tài nguyên du lịch được phân bố tập trung thành từng khư vực (Sơn Tây - BaVì, Hà Đông và phụ cận, Hương Sơn - Quan Sơn) là tiền đề quan trọng cho việc quy hoạch các tuyến, điểm, cụm du lịch. Không những là thị trường khách lớn cho du lịch cuối tuần mà Hà Tây còn cung cấp cho ngành du lịch một lực lượng lao động đông đảo ( Trực tiếp và gián tiếp ) đáp ứng được tính thời vụ của du lịch.

    Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 2..1.4.1 Mạng lưới giao thông

    Trong chương trình hiện đại hoá hệ thống thông tin liên lạc, ngoài đường chuyển thư truyền thống, mạng điện thoại cố định tỉnh đã chủ trương phát triển hệ thống thông tin di động, mở rộng các dịch vụ điện thoại, điện báo trong nước, quốc tế với 6 trạm tiếp sóng (4 trạm Vinaphone, 2 trạm VMS), 46 trạm Cardphone tại Hà Đông và các huyện. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân mà chỉ có các dây trục chính truyền tải điện mới được cải tạo ở các khu vực các thị xã lớn (Hà Đông - Vân Đình - Phủ Lý) đều dùng ở AC 120, còn các trục nhánh ở nông thôn và miền núi thì dây tiết diện nhỏ như như đường dây 35 KV (Vạn Điểm - Phú Xuyên; Hà Đông - Thanh Oai - Vân Đình - Hà Đông - Chương Mỹ - Xuân Mai) đều dùng AC 70.

    Bảng 8:Mét số hoạt động của bưu điện Hà Tây.
    Bảng 8:Mét số hoạt động của bưu điện Hà Tây.

    Thực trạng tổ chức lãnh thổ du lịch Hà Tây

    Thực trạng phát triển du lịch Hà Tây .1. Thực trạng khách du lịch

      Tuy có tăng trưởng về khách và doanh thu qua các năm nhưng tổng doanh thu của du lịch Hà Tây cũng chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong toàn ngành du lịch Bắc Bộ (3,5% năm 2000), thực tế mức chi tiêu bình quân của khách du lịch tại Hà Tây tương đối thấp và hầu như không tăng năm 2001. Năm 2001, toàn ngành du lịch Hà Tây chỉ có 15 cơ sở lưu trú được coi là khách sạn, còn lại hầu hết các cơ sở khác có hệ thống trang thiết bị và các dịch vụ bổ xung không đồng bộ nên không đáp ứng được nhu cầu ăn nghỉ của khách, đặc biệt là khách quốc tế.

      Bảng 15: Cơ cấu doanh thu của du lịch Hà Tây.
      Bảng 15: Cơ cấu doanh thu của du lịch Hà Tây.

      Cơ sở kỹ thuật phục vụ vận chuyển khách du lịch

      Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam

      Theo chiến lược phát triển du lịch Việt Nam trong "Qui hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam 1995 - 2010 và định hướng đến 2020, thì Hà Tây và đặc biệt là khu du lịch thắng cảnh Hương Sơn được đánh giá là một trong những khu du lịch quan trọng nhất của khu vực phía Bắc và của cả nước. Về mặt lãnh thổ, theo bản đồ phân vùng du lịch Việt Nam, lãnh thổ Hà Tây nằm trong tiểu vùng du lịch trung tâm thuộc hệ thóng các tuyến du lịch quan trọng nhất của vùng du lịch Bắc Bộ.

      Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội của Hà Tây và định hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010, 2020

      Vì vậy, trong thời gian tới, Hà Tây cần phải đẩy mạnh hơn nữa khai thác mọi tiềm năng để phát triển kinh tế, trong đó tiềm năng về du lịch được coi là thế mạnh của tỉnh thì lại càng phải tích cực khai thác, coi đó là hướng quan trọng giúp phần chuyển định cơ cấu kinh tế, tạo việc làm cho người dân. - Phải nắm bắt và tranh thủ điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, phấn đấu đạt mức bình quân chung của cả nước vào 2010.

      Định hướng phát triển du lịch Hà Tây đến năm 2020

      + Xây dựng danh mục các dự án và kêu gọi vốn đầu tư cơ sở lưu trú, công trình dịch vụ du lịch các khu vui chơi giải trí, trung tâm thương dịch vụ tổng hợp tôn tạo cảnh quan, xử lý môi trường, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa và các làng nghề thủ công, lễ hội truyền thống, hệ thống an ninh, an toàn cho khách du lịch. Định hướng phát triển du lịch theo lãnh thổ chính là sự cụ thể hoá các chiến lược, kế hoạch phát triển du lịch là công cụ cụ thể nhất thể hiện các mục tiêu phát triển du lịch.Sở du lịch Hà Tây đã đề xuất những vùng thuận lợi cho hoạt động du lịch và hoạch định các khu vực được ưu tiên phỏt triển du lịch của tỉnh, cỏc tuyến, điểm và cỏc cụm du lịch.

      Định hướng tổ chức lãnh thổ du lịch Hà Tây 1. Các loại hình du lịch

        Trên cơ sở những thuận lợi về vị trí địa lý, độ hấp dẫn của các tài nguyên, độ bền vững của môi trường kết hợp với các yéu tố về hạ tầng kỹ thuật, thời gian hoạt động du lịch, khả năng thu hút khách, doanh thu, vốn đầu tư..các điểm du lịch ở Hà Tây có thể chia làm 2 nhóm chính: Nhóm các điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia và nhóm các điểm du lịch có ý nghĩa địa phương. Nhưng với tiềm năng to lớn về tài nguyên (tự nhiên, nhân văn), với sự đầu tư cho các quy hoạch, dự án phát triển du lịch, tại đây, có thể tạo ra nhiều sản phẩm du lịch khác nhau: du lịch hành hương lễ hội, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ ngơi thư giãn cuối tuần, du lịch tham quan, nghiên cứu, học tập, vui chơi, giải trí kết hợp với thể thao như dạo chơi, leo núi, bơi thuyền, câu cá, ăn đặc sản.

        Các giải pháp chủ yếu

          Để thu hút được các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào du lịch Hà Tây, cần khẩn trương xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ cho các khu vực trọng điểm, mở rộng các hoạt động tư vấn đầu tư, thành lập các tổ chức xúc tiến đầu tư, đơn giản hoá các thủ tục cấp giấy phép đầu tư, khuyến khích các tổ chức tài chính kinh doanh, đa dạng các loại hình dịch vụ tài chính ngân hàng tại địa phương. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về du lịch, đòi hỏi phải được thực hiện trên mọi lĩnh vực, mọi địa bàn, phải thiết lập được trật tự kỷ cương thông qua hệ thống các quy định buộc mọi cá nhân, tổ chức tham gia kinh doanh du lịch phải tuân thủ để đưa các hoạt động du lịch đi đúng định hướng của Đảng và Nhà nước nhưng vẫn đảm bảo quyền tự do kinh doanh của các doanh nghiệp.