Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ ở Quảng Trị

MỤC LỤC

Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

Nhìn chung, những công trình và bài viết nói trên đã tiếp cận nghiên cứu vấn đề việc làm, vấn đề tác động của quá trình CNH, HĐH, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đến người LĐ nói chung và đến vấn đề việc làm, GQVL cho LĐ nữ ở nhiều góc độ, nhiều địa phương, nhiều lĩnh vực (nông thôn, thành thị, miền núi, đồng bằng..) khác nhau và gợi mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới rất bổ ích. Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những vấn đề được nghiên cứu trong các công trình khoa học đó, kết hợp hoạt động thực tiễn của mình trên lĩnh vực công tác trong Ngành Lao động-Thương binh và Xã hội, khảo sát thực tế lao động nữ trên địa bàn toàn tỉnh, tôi có thể rút ra và đề xuất kiến nghị một số giải pháp trọng tâm quản lý nhà nước về GQVL cho LĐ nữ ở tỉnh Quảng Trị.

Mục đích, nhiệm vụ của luận văn 1. Mục đích

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

Phương hướng và những giải pháp chủ yếu quản lý nhà nước GQVL cho LĐ nữ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đến năm 2020; định

Khái niệm, đặc điểm và vai trò của lao động nữ 1. Khái niệm

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã bàn về việc làm cho LĐ nữ trong Điều 8 Công ước xúc tiến việc làm năm 1988: “Tuỳ theo thực tiễn và pháp luật hoặc quy định quốc gia mỗi nước thành viên sẽ cố gắng thiết lập chương trình đặc biệt để khuyến khích những cơ hội có việc làm thêm và sự trợ giúp việc làm và khuyến khích tự do lựa chọn việc làm có hiệu quả những loại người bị bất lợi đã được xác định có thể bị khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm lâu dài như phụ nữ, thiếu niên, người bị khuyết tật, người thất nghiệp vĩnh viễn, người lao động di trú hợp pháp tại Nước thành viên và những người lao động dôi ra do thay đổi cơ cấu”. - Thứ nhất, trong nhóm ngành dịch vụ, LĐ nữ đóng góp có tính chất quyết định bởi họ có ưu thế hơn hẳn nam giới trong lĩnh vực này, đặc biệt là ở các ngành như giáo dục, y tế, ngân hàng, thương nghiệp, vật tư, văn phòng, tiếp tân, bưu điện…Theo điều tra của Viện Khoa học Lao động và các vấn đề xã hội, khoảng 60% lao động việc làm trong khu vực phi chính thức là phụ nữ và từ 40- 60% chị em hoạt động trong ngành thương mại (tiểu thương và cửa hàng ăn uống nhỏ) (năm 1999).

Quản lý nhà nước về GQVL của lao động nữ

Tham gia các tổ chức quốc tế về việc làm; hoàn thiện thể chế thị trường LĐ theo định hướng xã hội chủ nghĩa; nghiên cứu, xây dựng và ban hành các văn bản, cơ chế, chính sách theo hướng tiếp cận với chuẩn mực chung của quốc tế về LĐ, việc làm và thị trường LĐ, phù hợp các thông lệ và cam kết quốc tế của Việt Nam trong hội nhập; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước và quốc tế cho đầu tư phát triển, nhất là những vùng, ngành, lĩnh vực có khả năng thu hút nhiều lao động như: các vùng kinh tế động lực, trọng điểm ở 3 miền, khu vực dân doanh, trước hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ;. Hòa theo xu thế chung của thời đại, Việt Nam đã gia nhập và chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), ngày 28/12/2018 Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã ký Điều ước quốc tế đa phương, Quyết định số 2515/2018/QĐ-CTN về việc gia nhập Công ước số 88 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về Tổ chức dịch vụ việc làm, nhằm tiếp tục thể chế hóa đường lối của Đảng; hoàn thiện chính sách, pháp luật của Nhà nước về lao động, việc làm nói chung, về dịch vụ việc làm nói riêng; góp phần phát triển hệ thống dịch vụ việc làm theo hướng chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường lao động theo hướng hiện đại và thể hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam với Tổ chức dịch vụ việc làm công quốc tế, ILO và ASEAN….

Kinh nghiệm quản lý nhà nước về giải quyết việc làm lao động nữ 1. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Bình

- Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, thực hiện phân cấp, phân quyền gắn trách nhiệm với cá nhân, tổ chức; thực hiện lồng ghép có hiệu quả các chương trình, dự án, đẩy mạnh công tác xã hội hóa huy động nguồn lực từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân và phát huy vai trò chủ động của người dân trong tham gia thực hiện chính sách việc làm. Do đó, việc là rừ những khỏi niệm về vấn đề lao động, việc làm, thất nghiệp, vai trũ và trách nhiệm của cơ quan quản lý, thực hiện các chính sách giải quyết việc làm đặc biệt đối với lao động nữ là vấn đề cần thiết góp phần nâng cao hiệu quả công tác giải quyết việc làm cho lao động nữ trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Đặc điểm kinh tế, xã hội và tự nhiên của tỉnh Quảng Trị ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ

- Một số lĩnh vực xã hội có nhiều tiến bộ như: đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng lên, văn hoá xã hội được phát triển, chăm sóc sức khỏe và thực hiện các chính sách xã hội đối với người dân được quan tâm;. - Kết cấu hạ tầng KT-XH tuy có bước phát triển nhanh nhưng còn nhiều yếu kém; thiếu các kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật lớn như cảng biển, sân bay, đó là những điều kiện quyết định đến thu hút đầu tư phát triển trên địa bàn;.

Thực trạng về việc làm cho lao động nữ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 1. Quy mô và cơ cấu lao động nữ tỉnh Quảng Trị

Hóa..; vì LĐ nữ tập trung chủ yếu ở nông thôn, phần lớn thu nhập của người LĐ không những chi tiêu cho bản thân họ mà còn cho cả gia đình, con cái họ, điều này dẫn đến khả năng tích luỹ kém, họ ít vốn để mở rộng hoặc đầu tư sản xuất, kinh tế chậm phát triển, không mở mang được ngành nghề mới, không tạo được việc làm tăng thu nhập, đây có thể nói là vấn đề nan giải cho các cấp chính quyền của tỉnh trong việc GQVL, tăng thu nhập cho LĐ nữ. Điều này phản ánh để đạt được sự bình đẳng giới hoàn toàn trong vòng một thập kỷ là không thể, do sự phân biệt đối xử trên cơ sở giới trong cơ hội việc làm, quyền lựa chọn công việc, các gánh nặng không cân xứng trong trách nhiệm chăm sóc gia đình và những nguyên nhân khác; nguyên nhân nữa là tỷ lệ LĐ nữ chưa qua đào tạo cũng đang đối mặt với nhiều thách thức.

Bảng 2.1: Cơ cấu lao động nữ có việc làm theo lĩnh vực kinh tế giai đoạn 2013 – 2018
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động nữ có việc làm theo lĩnh vực kinh tế giai đoạn 2013 – 2018

Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nữ tỉnh Quảng Trị thời gian qua

Hàng năm, ngay từ đầu năm, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã chỉ đạo các cấp Hội tập trung vào 05 nhóm giải pháp chủ yếu, đó là tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ tham gia chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh có hiệu quả; tập trung hỗ trợ phụ nữ tiếp cận các nguồn vốn, chương trình chuyển giao khoa học kỹ thuật để ứng dụng vào sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập; xây dựng, nhân rộng mô hình sản xuất kinh doanh giỏi; tranh thủ chương trình, đề án để đào tạo nghề, tư vấn, GQVL cho phụ nữ; nghiên cứu, khảo sát khả năng, nhu cầu của phụ nữ và khai thác các nguồn lực hỗ trợ để vận động xây dựng, thành lập các loại hình hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ liên kết sản xuất, giúp nhau tiêu thụ sản phẩm. Theo báo cáo của Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Trị, từ năm 2013-2018, đã tổ chức 30 đoàn kiểm tra hơn 200 doanh nghiệp về thực hiện các quy định của pháp luật LĐ trên địa bàn tỉnh, qua kiểm tra thấy các doanh nghiệp đã tổ chức tạo việc làm ổn định cho người LĐ, thực hiện nghiêm các quy định: Ký hợp đồng LĐ; trả lương kịp thời đầy đủ cho người lao động; lập sổ theo dừi và bỏo cáo biến động LĐ; xây dựng quy chế dân chủ; xây dựng và đăng ký nội quy LĐ; đăng ký thang lương, bảng lương;m đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp cho người LĐ trong công ty; đặc biệt đối với lao động nữ, các doanh nghiệp đã tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho LĐ nữ, có ưu tiên tuyển dụng, sử dụng phụ nữ vào làm việc khi người đó đủ điều kiện, tiêu chuẩn làm công việc phù hợp hơn nam giới.

Bảng 2.4: LĐ nữ đƣợc tạo việc làm tại các doanh nghiệp đang hoạt động thường xuyên trên địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2018
Bảng 2.4: LĐ nữ đƣợc tạo việc làm tại các doanh nghiệp đang hoạt động thường xuyên trên địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2018

Đánh giá chung quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ tỉnh Quảng Trị thời gian qua

Công tác triển khai thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho lao động nữ được triển khai kịp thời; thành lập được ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm cấp tỉnh, phân công cụ thể trách nhiệm QLNN cho các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh; ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh; hàng năm, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch triển khai giải quyết việc làm; đẩy mạnh phân cấp trong quản lý, phân bổ kinh phí; đổi mới phương thức tổ chức, phương thức sản xuất; thành lập được nhiều đoàn kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm. Xỏc định rừ GQVL cho LĐ nữ là việc cần thiết, giải quyết tỷ lệ người trong độ tuổi lao động không có việc làm, thiếu việc làm xuống mức thấp nhất, nâng tỷ lệ thời gian sử dụng LĐ nhàn rỗi ở nông thôn góp phần tạo ra nguồn thu nhập cho xã hội và người LĐ vào mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh”, trong những năm qua các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội từ thành phố đến các huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành những mục tiêu chương trình GQVL cho LĐ trong giai đoạn 2015 - 2020 đã đề ra như: Hàng năm bình quân GQVL mới cho hơn 9.500 LĐ trong đó LĐ nữ chiếm gần 40% ; dạy nghề và tư vấn việc làm cho hơn 19.900 lao động trong đó LĐ nữ chiếm 41,6%.

Quan điểm đề xuất giải pháp

Trên cơ sở cụ thể hóa Nghị quyết XVI của Đảng, Đảng bộ tỉnh Quảng Trị đã xác định: Đảm bảo có việc làm cho người LĐ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, vừa là nhiệm vụ quan trọng trước mắt, vừa là chiến lược lâu dài và được cụ thể hoá trong định hướng phát triển kinh tế đến năm 2020 và quy hoạch khu đô thị dân cư nông thôn với các định hướng cơ bản: Phấn đấu cơ bản trở thành tỉnh phát triển trong vùng vào năm 2020; xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại; phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo, đáp ứng được yêu cầu nguồn nhân lực trong từng giai đoạn; chủ động phòng chống bão, lũ nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng do thiên tai gây ra. Do đặc điểm của LĐ nữ về sức khỏe, tính cách, tâm lý, đảm nhận thiên chức làm vợ, làm mẹ và chăm sóc gia đình hầu hết LĐ nữ đều có mong muốn làm gần nhà, dù thu nhập có thể thấp hơn đi xa…Vì vậy, trong việc phân bố lực lượng LĐ xã hội, các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cần chú ý về đặc điểm cơ thể, sinh lý và chức năng làm mẹ của phụ nữ.

Bảng 3.2: Dự báo nhân lực cần cho các ngành kinh tế giai đoạn 2015 - 2020
Bảng 3.2: Dự báo nhân lực cần cho các ngành kinh tế giai đoạn 2015 - 2020

Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ tỉnh Quảng Trị đến năm 2020;định hướng đến năm 2025

Mục đích của công tác thanh tra, kiểm tra vừa để bảo đảm hoạt động đi đúng hướng, đạt hiệu quả và mục tiêu đã đề ra, vừa để kịp thời phát hiện những vấn đề phát sinh, những hạn chế, yếu kém, hoặc khuyết điểm, vi phạm để có biện pháp xử lý, đồng thời, kịp thời biểu dương, khen thưởng, nhân rộng những cách làm hiệu quả, những mô hình tốt, khắc phục khuyết điểm, hạn chế, xử lý nghiêm những sai phạm, tiêu cực trong thực hiện chính sách giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động. Sở LĐ- TB&XH cần tăng cường chỉ đạo các doanh nghiệp, người sử dụng LĐ khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo nhiều việc làm; đồng thời trên khung luật pháp, cơ chế, chính sách, hướng dẫn thực hiện các chủ trương chính sách, đường lối của Đảng, tỉnh cần chỉ đạo từng bước thiết lập thể chế thị trường lao động phù hợp với nền kinh tế thị trường, thực hiện trợ giúp GQVL, làm tốt vai trò giúp đỡ các đối tượng LĐ đặc thù (LĐ nữ, LĐ người dân tộc, LĐ người tàn tật..); chú trọng đến xuất khẩu LĐ, quan tâm công tác đưa người LĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đây hiện đang là giải pháp cơ bản và cấp thiết góp phần tạo việc làm cho người LĐ.

Một số kiến nghị, đề xuất nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ tỉnh Quảng Trị 2020; định

Chỉ đạo các Bộ, ngành khẩn trương xây dựng chi tiết các dự án thành phần thuộc Chương trình MTQG - GQVL giai đoạn 2016-2020, đồng thời xây dựng các tiêu chí, định mức phân bổ vốn Chương trình MTQG - GQVL giai đoạn 2016-2020, các tiêu chí rà soát, xác định huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc; hướng dẫn lập kế hoạch và sử dụng nguồn vốn Chương trình MTQG – GQVL hàng năm cho các tỉnh, thành phố;. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt trong việc vận động sự tham gia của xã hội và cộng đồng trong công tác GQVL; chú trọng việc phối hợp, cân đối các nguồn lực huy động với các chính sách của Nhà nước để tăng hiệu quả của các chính sách GQVL; các đoàn thể, tổ chức, cộng đồng dân cư quan tâm giúp đỡ cho các hộ gia đình thất nghiệp trên địa bàn, phối hợp với chính quyền cơ sở hỗ trợ giúp đỡ cho từng hộ gia đình; đồng thời tăng cường vai trò giám sát, kiểm tra tình hình thực hiện chính sách ở các cấp, các ngành để đảm bảo tính hiệu quả của các chính sách GQVL.