Giải pháp hạn chế nợ quá hạn trong kinh doanh tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh

MỤC LỤC

Nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn

Ngoài ra, sự chậm trễ trong việc sửa đổi các quy định tín dụng chưa hoặc không còn phù hợp với điều kiện thực tế cũng làm cho ngân hàng gặp phải khó khăn khi xử lý tài sản đảm bảo cho các khoản vay.Ví dụ, đối với các khoản cho vay dựa trên tài sản đảm bảo là bất động sản, việc định giá tài sản cao hơn giá trị thị trường, thiêu chính xác (không tính đến khả năng rủi ro thị. trường bất động sản đóng băng) thì việc xử lý tài sản đảm bảo kó khăn, kéo dài dây dưa, phát sinh nhiều tốn kém cho ngân hàng. Sự bất hợp lý trong việc trích lập và sử dụng quĩ dự phòng rủi ro của Ngân hàng thương mại là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho các khoản nợ xấu không được xử lý dứt điểm.Chẳng hạn, trước đây Việt Nam qui định cơ chế trích lập quĩ DPRR từ nguồn lợi nhuận sau khi nộp ngân sách đã không đủ để đáp ứng nhu cầu của các Ngân hàng thương mại bù đắp những tổn thất phát sinh trong quá trình hoạt động.Điều đó dẫn tới tỉ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của các Ngân hàng thương mại vẫn ở mức quá cao so với tiêu chuẩn đề ra.

Tác động của nợ quá hạn

Chính phủ mỗi quốc gia sẽ chỉ định Ngân hàng thương mại cho vay để thực hiện chính sách phát triển của đất nước.Hầu hết các khoản cho vay này các Ngân hàng thương mại không đủ cơ sở để tự quyết định cho vay hoặc quá thẩm quyền phán quyết, Chính vì vậy khoản cho vay này co hiệu quả thấp, độ rủi ro cao và khả năng đảm bảo cho khoản vay của khách hàng rất hạn chế. Ỏ mức độ trầm trọng, nợ quá hạn không chỉ kéo theo sự sụp đổ của một ngân hàng mà kéo theo một ảnh hưởng dây chuyền làm chao đoả toàn bộ hệ thống ngân hàng.Điều đó gây rối loạn lưu thông tiền tệ trong nước, gây đình trệ và khủng hoảng kinh tế.Ở mức độ lớn hơn, nó còn ảnh hưởng đến nền kinh tế của các nước liên quan gây ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế toàn cầu.

Kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới về hạn chế nợ quá hạn và vận dụng cho Việt Nam

Đứng trước tình trạng ngày càng trầm trọng của hệ thống NH nói riêng cũng như của toàn bộ nền kinh tế nói chung, nhiều nước đã tiến hành nghiên cứu, phân tích, đánh giá và đưa ra các giải pháp, biện pháp thực hiện khác nhau với mong muốn cải thiện hệ thống tài chính tín dụng, từng bước khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng thông qua việc giải quyết các món nợ xấu trong cơ cấu tài sản của mình. Giới đầu tư hiện nay đang rất quan tâm đến sự thành công trong kế hoạch cải cách của Nhật Bản, trong đó, Cục giám sát tài chính của Nhật sẽ tiến hành đánh giá khả năng của các NH trong việc trả nợ để tiến hành buộc phá sản, sát nhập hoặc bán cho NH khác, qua đó cải thiện dần tình hình tài chính của các NH trong hệ thống.

Thực trạng nợ quá hạn tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Quảng Ninh

Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ĐT& PT Quảng Ninh

    Từ khi thành lập năm 1957 đến năm 1975 – giai đoạn thực thi nhiệm vụ cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản, BIDV Quảng Ninh khi đó với tên gọi là chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết Hồng Quảng với số lượng CBCNV chỉ có 12 người, hầu hết là bộ đội chuyển ngành, nhưng với tinh thần cách mạng “làm thật nhiều than cho tổ quốc” - khẩu hiệu hành động của nhân dân vùng mỏ thời kỳ này đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ không chỉ cấp phát vốn mà còn quản lý nâng cao vốn đầu tư, cấp phát có hiệu quả nhiều tỷ đồng để khôi phục các công trình giao thông vận tải, điện, xi măng, than và các công trình công nghiệp khác. Hiện BIDV Quảng Ninh đã triển khai các dịch vụ như; Thanh toán biên mậu với 03 Ngân hàng của Trung Quốc là Ngân hàng kiến thiết, Ngân hàng công thương, Ngân hàng nông nghiệp; Kinh doanh, thu đổỉ ngoại tệ, chi trả kiều hối, Chuyển tiền Westem Union; Tư vấn thanh toán xuất nhập khẩu: Thanh toán Quốc tế; Bảo lãnh, Đại lý uỷ thác đầu tư; Đại lý bảo hiểm; Đồng thời mở rộng dịch vụ Ngân hàng hiện đại như ATM, nhắn tin tự động qua di động (BSMS), Dịch vụ thanh toán thẻ(POS), Dịch vụ Ngân hàng tại nhà (Home Banking), Đại lý nhận lệnh chứng khoán, kết nối banknet giữa 7 Ngân hàng thương mại tạo thành một hệ thống thanh toán thẻ tự động lớn nhất hiện nay….

    Bảng 2.2: Huy động vốn của ngân hàng phân loại theo loại tiền
    Bảng 2.2: Huy động vốn của ngân hàng phân loại theo loại tiền

    Thực trạng nợ quá hạn trong hoạt động kinh doanh tín dụng của Ngân hàng ĐT& PT Quảng Ninh

      Trong số các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với chi nhánh hiện nay, có các doanh nghiệp lớn thuộc tập đoàn CN than khoáng sản Việt Nam và tập đoàn kinh tế Vinashin (Chiếm tới 70% dư nợ quốc doanh), là các doanh nghiệp có qui mô kinh doanh lớn, nguồn vốn kinh doanh khá cao, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, đều có quan hệ tín dụng với ngân hàng sòng phẳng. Hầu hết những doanh nghiệp có nợ xấu với ngân hàng đều nằm trong tình trạng tài chính yếu kém do các nguyên nhân: kinh doanh thua lỗ do trình độ quản lý doanh nghiệp kém, cơ cấu vốn bố trí không hợp lý, tỷ lệ vốn tự có trên vốn vay dài hạn thấp rất ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp, không chủ động được kế hoạch trả nợ ngân hàng. Sự biến động của thị trường, thay đổi lãi suất, tỷ giá ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và khu vực, những khó khăn của doanh nghiệp trong kinh doanh khi mất thị trường tiêu thụ sản phẩm, giá cả biến động, do sắp xếp lại doanh nghiệp, sáp nhập, giải thể, phá sản khôn còn khả năng trả nợ hoặc không còn đối tượng để thu hồi nợ.

      Bảng 2.6: Tình hình dư nợ phân loại theo Thành phần kinh tế và theo Tài  sản đảm bảo
      Bảng 2.6: Tình hình dư nợ phân loại theo Thành phần kinh tế và theo Tài sản đảm bảo

      ĐT&PT Quảng Ninh

      Định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng ĐT& PT Quảng Ninh

        - Danh mục đầu tư chủ yếu: Năm 2008 Ngân hàng ĐT& PT Quảng Ninh tập trung đầu tư vào các lĩnh vực như: Bưu chính, viễn thông, giao thông vận tải (hàng không, đường sắt); Công nghiệp khai khoáng(đặc biệt là Tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam); chế biến nông sản thực phẩm, thuỷ- hải sản xuất khẩu; sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu; năng lượng, dầu khí; du lịch và các khu công nghiệp trọng điểm. + Vùng kinh tế trọng điểm phía bắc: Đầu tư theo hướng thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế: tập trung phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật cao, ít gây ô nhiễm môi trường, sản xuất hàng hoá có khả năng thay thế hàng nhập khẩu và tiến tới xuất khẩu phần lớn; phát triển công nghiệp chế biến gắn liền với phát triển các vùng nguyên liệu(chăn nuôi, trồng rừng, nuôi trồng thuỷ sản); đầu tư vào một số sản phẩm chủ yếu(xi măng, sành sứ, thép.).

        Giải pháp hạn chế nợ quá hạn trong kinh doanh tín dụng của Ngân hàng ĐT& PT Quảng Ninh

          - Cử cán bộ có kiến thức nghiệp vụ ngân hàng, và kiến thức chuyên môn của ngành nghề, lĩnh vực mà khách hàng đang kinh doanh, đến tận địa bàn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kết hợp cùng với các bạn hàng của chủ đầu tư, các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành nghề, các cơ quan, tổ chức chính quyền địa phương… Qua đó xác định được uy tín và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. - Việc phân tích nợ quá hạn phải thực hiện theo nhiều cách, dựa trên nhiều tiêu thức khác nhau như: Phân loại theo thành phần kinh tế (DNNN, DNNQD, HTX, tư nhân..), theo phương thức cho vay (cho vay trực tiếp, cho vay qua tổ nhóm..); Theo thời gian quá hạn, nguyên nhân quá hạn (chủ quan, khách quan..); Theo tài sản bảo đảm (có đảm bảo, không có đảm bảo, giá trị tài sản đảm bảo, khả năng xử lý tài sản..) và khả năng thu hồi các khoản nợ quá hạn.

          Một số kiến nghị nhằm hạn chế nợ quá hạn tại Ngân hàng ĐT&PT Quảng Ninh

            - Tập trung nghiờn cứu kinh nghiệm thực tế, theo dừi, đỏnh giỏ và tham khảo các giải pháp xử lý nợ quá hạn, khó đòi của các nước trên thế giới và khu vực, triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học .., từ đó xây dựng và ban hành giải pháp, cơ chế xử lý nợ quá hạn chung cho hệ thống NH Việt Nam, chỉ đạo các NHTM thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả. Tóm lại, thông qua việc nghiên cứu giải pháp hạn chế nợ quá hạn trong kinh doanh tín dụng của các NHTM nói chung trong nền kinh tế thị trường, qua kinh nghiệm của một số nước châu Á và chính kinh nghiệm thực tế của mình trong những năm qua, căn cứ vào các quy định, chế độ thể lệ hiện hành, có thể xây dựng được cho ngân hàng ĐT & PT Quảng Ninh một hệ thống các giải pháp tương đối đầy đủ nhằm giải quyết, hạn chế nợ quá hạn, nâng cao chất lượng tín dụng.