MỤC LỤC
Việc chấm dứt này thường là do một bên yêu cầu hoặc do cả hai bên thuận tỡnh và phải được Toà án công nhận bằng văn bản cho phép ly hôn hoặc quyết định công nhận sự thuận tỡnh ly hụn của các đương sự. Bên cạnh vấn đề giao con cho ai nuôi thì việc cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn, thay đổi nuôi con sau ly hôn… cũng là những vấn đề mới phát sinh trong quan hệ cha mẹ, con cái sau khi ly hôn nói chung và ly hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng.
Do vậy, việc giao con chưa thành niên cho một trong hai người nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục là điều cần thiết, tuy nhiên điều này không phải là tước đi quyền làm cha, làm mẹ của phía bên kia. Khi quyết định giao con chưa thành niên cho ai (trong hai vợ chồng) nuôi dưỡng Toà án phải xem xét đến hoàn cảnh thực tế của mỗi bên, nhằm đảm bảo lợi ích về mọi mặt cho đứa trẻ.
Thông tư số 09/TATC ngày 28/6/1974 hướng dẫn việc xét xử ly hôn ở biên giới Việt - trung đẫ có những quy định về thẩm quyền xét xử và thủ tục tố tụng khá quan trọng như Tòa ân nhân dân của ta có quyền xử lý các vụ ly hôn trong đó một bên đươc sự là người Việt Nam, một bên là người Trung Quốc khi có ít nhất một bên đang cư trú ở nước ta, vụ việc phức tạp thì phi so Tòa án nhân dân cấp tỉnh xét xử sơ thẩm, về vấn đề ủy thác lấy lời khai đương sự, nhân chứng, tống đạt giấy tờ … được phép gửi qua đồn biên phòng bên phòng bên ta để liên hệ yêu cầu đồn biên phòng hữu quan Trung Quốc chuyển giao cho Toà án của Trung Quốc chứ không cần thông qua Tòa án nhân dân tối cao để góp phần tạo ra sự nhanh chóng, thuận tiện cho các bên khi hai nước có sự tương đồng gần gũi về mạt phong tục, truyền thống. Kế thừa các quy định trong Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, LHNGĐ, Pháp lệnh Công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của toà án nước ngoài, Điều 27, 28 BLTTDS đã liệt kê tất cả các tranh chấp, yêu cầu về hôn nhân và gia đình mà toà án đã và đang giải quyết; các Điều 33, 34 quy định thẩm quyền của toà án các cấp khác với các văn bản pháp luật tố tụng trước đó, cụ thể là không lấy tiêu chí đương sự là người nước ngoài hoặc là người Việt Nam ở nước ngoài, hay “có yếu tố nước ngoài” hoặc giá trị tranh chấp… mà chỉ lấy tiêu chí các tranh chấp, yêu cầu “có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho toà án nước ngoài” (khoản 3 Điều 33) để phân định thẩm quyền của toà án cấp huyện và toà án cấp tỉnh trong việc giải quyết các tranh chấp, yêu cầu.
- Đối với trờng hợp công dân Việt Nam ở trong nớc xin ly hôn với ngời nớc ngoài, mà người nước ngoài đú đó về nước, khụng cũn liờn hệ với cụng dõn Việt Nam, thì Toà án thụ lý giải quyết (môc 2.4). Như vậy, có thể thấy, thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp tỉnh, trừ những việc ly hôn mà người Việt Nam định cư ở nước ngoài có mặt tại. Việt Nam vào thời điểm Toà án thụ lý giải quyết vụ án, hoặc những việc ly hôn giữa công dân Việt Nam ta với công dân nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới thì thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam giải quyết. Trường hợp bị đơn ở nước ngoài không có địa chỉ, không có tin tức gì về họ từ hai năm trở lên, theo hướng dẫn tại Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16.4.2003 của Tòa án nhân dân tối cao, coi đây là trường hợp mất tích thông thường, do đó nguyên đơn có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án cấp huyện nơi họ thường trú hoặc Toà án cấp huyện nơi cư trú cuối cùng của người bị yêu cầu tuyên bố mất tích hoặc đã chết theo quy định của pháp luật. Thẩm quyền theo lãnh thổ để giải quyết vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài được xác định theo Điều 35 BLTTDS là Toà án nhân dân nơi cư trú hoặc nơi làm việc của bị đơn; các đương sự cũng có thể thoả thuận Toà án nơi cư trú của nguyên đơn giải quyết vụ án ly hôn. Đối với trường hợp thuận tình ly hôn thì Toà án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn có thẩm quyền giải quyết. Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu được quy định tại Điều 36 BLTTDS như sau: Nguyên đơn có quyền lựa chọn Toà án giải quyết tranh chấp về hôn nhân và gia đình trong trường hợp không biết nơi cư trú, làm việc của bị đơn thì có thể yêu cầu Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc cuối cùng hoặc nơi có tài sản giải quyết. Nơi cư trú cuối cùng ở đây được hiểu là nơi cư trú cuối cùng của bị đơn trên lãnh thổ Việt Nam. b) Vấn đề thủ tục giải quyết các vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam, ngoài việc phải tuân thủ các quy định về thủ tục đối với việc giải quyết vụ việc ly hôn nói chung, còn phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về thủ tục mang tính đặc thù của vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài. Ngoài ra, luật có quy định “Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác” (đoạn 2 khoản 2 Điều 92 LHNGĐ). Nguyên tắc này được xem xét trên thực tế, con dưới ba tuổi cần sự chăm sóc đặc biệt hơn bình thường, đòi hỏi sự chu đáo, tỉ mỉ của phụ nữ, đồng thời con dưới ba tuổi còn bao gồm cả con còn trong độ tuổi bú mẹ, do đó, việc giao con dưới ba tuổi cho người mẹ trực tiếp nuôi là điều hợp lý. Tuy nhiên, có những trường hợp ngoại lệ mà người mẹ không thể trực tiếp nuôi con được thì có thể thoả thuận để người bố được nuôi dưỡng, chăm sóc. d) Về chia tài sản sau khi ly hôn. Vấn đề chia tài sản sau khi ly hôn có thể được hai vợ chồng thoả thuận và Toà án ghi nhận sự thoả thuận đó, nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết ngay trong khi giải quyết ly hôn, hoặc là một vụ kiện độc lập về việc chia tài sản sau ly hôn. Đây có thể nói là vấn đề phức tạp nhất trong việc giải quyết ly hôn nói chung, đặc biệt là ly hôn có yếu tố nước ngoài. Bởi lẽ, nếu tài sản là động sản và bất động sản tại lãnh thổ Việt Nam thì áp dụng pháp luật Việt Nam, tài sản là bất động sản ở nước ngoài thì tuân theo pháp luật nước ngoài để giải quyết. LHNGĐ quy định về phân chia tài sản sau ly hôn trên nguyên tắc công nhận sự bình đẳng giữa nam và nữ trong xã hội và trong gia đình. Một điểm đáng lưu ý là pháp luật Việt Nam đã công nhận tài sản riêng trong quan hệ hôn nhân, do đó khi ly hôn, tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó. Về nguyên tắc chia tài sản chung khi ly hôn, khoản 2 Điều 95 quy định như sau:. a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng cú xem xột hoàn cảnh của mừi bờn, tỡnh trạng tài sản, cụng sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;. b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;. c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;. d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.
Ngoài ra, tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà áp dụng các Điều 96 (về chia tài sản trong trường hợp vợ, chồng sống chung với gia đình mà ly hôn), Điều 97 (về chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn), Điều 98 (chia nhà ở thuộc quyền sở hữu chung của vợ chồng), Điều 110 (việc giải quyết quyền lợi của vợ chồng khi ly hôn trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của một bên)…. Có thể nói, so với các quy định trước đây (LHNGĐ năm 1986, Pháp lệnh hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài năm 1993, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự…) thì pháp luật hiện hành điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài đã có một số điểm mới như: Đã có sự phân biệt các quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài nói chung với quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài ở các vùng biên giới giữa Việt Nam với các nước láng giềng; quy định chặt chẽ về thủ tục tố tụng trong ly hôn có yếu tố nước ngoài….
Theo quy định của pháp luật thì đương sự là người có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ mà không quy định đây là một nghĩa vụ của Tòa án mà chỉ nhắc tới việc Tòa án có thể thu thập thêm chứng cứ để đảm bảo giải quyết vụ án; hay không quy định đây là một quyền của đương sự dẫn đến tình trạng bị động của người có thẩm quyền trong việc giải quyết các vụ việc li hôn để góp phần giải quyết nhanh chóng vụ việc li hôn trên thực tế. Tuy đã có những điều khoản cụ thể quy định về vấn đề ủy thác tư pháp nhưng quy định này mới chỉ tạo được khung pháp lí, vẫn còn những điểm cần nghiên cứ bổ sung như việc quy định quy định về khoảng thời gian ủy thác tư pháp, về cơ quan, thủ tục tiến hành ủy thác tư pháp, cách thức tống đạt… dẫn đến thiếu linh hoạt và chủ động làm cho các cơ quan tiến hành tố tụng ngồi chờ sự trả lời từ các cơ quan có liên quan làm ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ giải quyết các vụ việc này.
Thực tế cho thấy, có nhiều người nước ngoài sau khi đến làm ăn sinh sống ở nước sở tại đã kết hôn, ly hôn với nhau hoặc với công dân nước sở tại, đồng thời cũng có nhiều cặp vợ chồng cùng quốc tịch sau khi một trong hai bên hoặc cả hai bên tới nước ngoài sinh sống đã ly hôn với nhau. Tính cho đến thời điểm này chúng ta mới tiến hành lí kết 14 HĐTTTP với các nước trên thế giới và số lượng các ĐƯQT mà chúng ta tham gia vẫn còn quá ít so với nhu cầu mà thực tế đòi hỏi dẫn đến tình trạng có những vụ li hôn có bị đơn là người của nước mà chúng ta chưa kí kết hợp đồng tương trợ tư pháp.
Hiện nay, cơ chế thực hiện HĐTTTP còn chưa phát huy được tác dụng trong thực tế: Khi tiến hành giải quyết các vụ việc có yếu tố nước ngoài, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 trước đây cũng như BLTTDS hiện nay đã quy định về việc thực hiện uỷ thác tư pháp của Toà án Việt Nam cho Toà án nước ngoài, nhưng kết quả trả lời chậm và thậm chí nhiều trường hợp không nhận được kết quả trả lời, ngay cả đối với các nước mà Việt Nam đã ký kết và gia nhập ĐUQT thì vấn đề điều tra, tống đạt các văn bản để giải quyết vụ án là vô cùng khó khăn. Để việc điều tra, xác minh, định giá, lấy lời khai của đương sự ở nước ngoài cũng như việc tống đạt cho họ bản án, quyết định của Toà án và các tài liệu cần thiết khác để đảm bảo cho việc xét xử các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài của Toà án được thuận lợi, nhanh chóng, có hiệu quả, thiết nghĩ cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa Toà án và Bộ Tư pháp, các cơ quan đại diện ngoại giao của nước ta ở nước ngoài trong việc uỷ thác tư pháp.