b. Phía doanh nghiệp ngoài quốc doanh Hiện nay, hoạt động cho vay đối với kinh tế ngoài quốc doanh của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn như sự giảm sút của doanh số cho vay và có những biểu hiện không tốt vì nợ quá hạn, nợ khó đòi có xu hướng gia tăng, chưa kể đến những mất mát của Ngân hàng do con nợ chạy trốn, các doanh nghiệp phá sản... Nhưng hoạt động tín dụng bắt đầu từ sản xuất kinh doanh, gắn bó với việc chu chuyển đồng vốn và quá trình sản xuất, lưu thong hàng hoá phục vụ đời sống. Có “cầu” thì mới có “cung”, cầu đúng đắn, chính đáng thì cung mới đảm bảo và phát huy tác dụng. Cỗu không chính đáng mà cung đáp ứngt hì phản tác dụng. Như vậy là cho vay của Ngân hàng có hiệu quả hay không là bắt nguồn từ phía người sử dụng vốn vay, đặc biệt là từ kết quả kinh doanh của họ. Sản xuất, lưu thông lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố: nguồn cung cấp nguyên, nhiên vật liệ, công nghệ, thị trường tiêu thụ, công tác chỉ đạo và quản lý sản xuất. Đâu dễ đơn vị sản xuất kinh doanh nào làm ăn suôn sẻ, có đơn vị có lãi, có đơn vị bị lỗ, thậm chí qua thử tách khắc nghiệt của cơ chế thị trường có doanh nghiệp phá sản. Có lẽ vì thế mà rủi ro trong cho vay là điều khó tránh khỏi. Vì vậy, nếu sản xuất, tiêu thu của doanh nghiệp bị ách tắc đương nhiên kéo theo vốn vay bị trì trệ dẫn đến nợ quá hạn. Nếu quá trình quản lý của doanh nghiệp bị lỏng lẻo, dùng vốn sai mục đích, công nợ của doanh nghiệp không thu hồi được cũng dẫn đến tình trạng trì trệ của vốn vay. Vì vậy để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay kinh tế ngoài quốc doanh trước hết bản thân các doanh nghiệp cần chấn chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, đặc biệt quan trọng là chế độ tài chính của doanh nghiệp.