lợi khuyến khích Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, và tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam. Đối với việc ban hành chuẩn mực kế toán số 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp” : Trước đây, thuế TNDN chỉ được coi là một khoản nợ phải trả đối với Ngân sách nhà nước; khi thanh toán xong tức là doanh nghiệp đã hoàn tất nghĩa vụ với Nhà nước. Bước chuyển biến rõ nhất khi Chuẩn mực số 17 ”thuế TNDN” ra đời là coi thuế thu nhập doanh nghiệp là một khoản chi phí, và là một khoản chi phí đặc biệt, đã là một khoản chi phí thì bất kỳ doanh nghiệp nào cũng rất quan tâm, bởi chi phí là một nửa “sức sống của doanh nghiệp”. Theo VAS 1, chi phí được ghi nhận khi khoản chi phí này làm giảm bớt lợi ích kinh tế trong tương lai có liên quan đến việc giảm bớt tài sản hoặc tăng nợ phải trả. Ở đây có thể thấy, việc xác định thuế thu nhập phải nộp làm cho doanh nghiệp tăng thêm một khoản nợ phải trả, đồng thời nó cũng làm giảm lợi ích kinh tế của doanh nghiệp khi phải thanh toán cho Nhà nước, giảm tài sản của doanh nghiệp. Do đó, việc coi thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại chi phí là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, đây là một khoản chi phí đặc biệt do nó không phát sinh trực tiếp trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhưng có thể coi nó cũng bị giảm trừ vào số lợi nhuận mà chủ doanh nghiệp được nhận lại sau mỗi kỳ kinh doanh. VAS 17 ra đời cũng khắc phục được những tồn tại về vấn đề hạch toán trước đó như khoản lỗ hay ưu đãi chưa sử dụng trước đó không hạch toán, nhưng đến VAS 17 thì những khoản này được hạch toán rõ ràng và đặc biệt khi VAS 17 ra đời thì thời gian quyết toán thuế có thể là sau hay trước khi lập Báo cáo tài chính thì đều có cách điều chỉnh trực tiếp năm có sự thay đổi mà không cần dồn sang năm sau như trước đây.