I. MỤC TIÊU1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ a) Kiến thức Nêu được cách tạo, tính chất và bản chất tia X. Nêu được một số ứng dụng quan trọng của tia X. Nêu được phổ sóng của thang sóng điện từb) Kĩ năng Chứng minh được Tia X có cùng tính chất với tia tử ngoại Tính được bước sóng của tia X do ống cu lít giơ phát ra Giải thích được cơ chế hoạt động của máy chụp X quang c) Thái độ Quan tâm đến các ứng dụng, hiện tượng liên quan đến tia X Hứng thú trong học tập, tìm hiểu khoa học.2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinhHình thành và phát triển năng lực tự học, hợp tác nhóm, giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ. Cụ thể như sau: Năng lực tự học, đọc hiểu: Đọc SGK, tài liệu, phiểu học tập, ghi chép… Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận phát hiện vấn đề Năng lực quan sát, giải quyết vấn đề, sáng tạo: Quan sát ống culitgio, giải thích được co chết hoạt động của chụp X quang Năng lực ngôn ngữ: Trình bày kết quả của mìnhII. CHUẨN BỊ1. Giáo viên Video mô phỏng ống Culitgio Các video về ứng dụng của tia X Hình ảnh chiếu chụp điện2. Học sinh SGK, vở ghi bài, giấy nháp... III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH1. Hướng dẫn chungTừ việc quan sát 2 tấm hình 1 tấm chụp người bình thường, 1 cái chụp bằng tia X học sinh dự đoán tính chất đâm xuyên của tia XThông qua video mô phỏng ống culitgio học sinh dự đoán cách tạo ra tia XThông qua các video mô phỏng học sinh rút ra ứng dụng của tia XHọc sinh được giao nhiệm vụ tìm tòi khám phá giải quyết vấn đề, được tự học cá nhân, thảo luận nhóm, báo cáo kết quả học tập, ghi chép thông tin.Bài học được thiết kế theo chuỗi các hoạt động học: Tình huống xuất phát Nhiệm vụ mở đầu – Hình thành kiến thức – Hệ thống hóa kiến thức và luyện tập – Vận dụng vào thực tiễn – Tìm tòi mở rộng.