điểm khác nhau căn bản giữa phương pháp giảng dạy cũ là học sinh bị động tiếp nhận thông tin còn ở phương phát mới thì học sinh được phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo t rong việc tiếp thu và lĩnh hội kiến thức. Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua một loạt các tác động, hướng dẫn, gợi mở của giáo viên là bản chất của phương pháp giảng dạy mới. Khi nói đến tính tích cực, ta phải hiểu đó là lòng mong muốn hành động được nảy sinh từ phái học sinh, được biểu hiện ra ngoài hay bên trong của sự hoạt động. Nhờ sự phát huy được tính tích cực mà học sinh không còn bị thụ động trong việc tiếp thu kiến thức. Học sinh trở thành các cá nhân trong một tập thể mang khát vọng được khám phá, hiểu biết. Để đạt được điều này, cái khó khăn nhất của người giáo viên là: Trong một giờ học trên lớp, phải làm sao cho những học sinh giỏi nhất cũng được thỏa mãn nhu cầu tri thức, thấy tri thức tìm hiểu được là một chân trời mới, trong khi đó những học sinh yếu nhất cũng không thấy bị bỏ rơi, họ cũng tham gia được vào quá trình khám phá cái mới. Điều này đặc biệt là cần thiết vì học sinh rất hào hứng đi tìm tri thức mà không bị động, bị nhồi nhét kiến thức nữa. Như vậy, hành động thế này hay thế khác của học sinh trong một giờ học là mong muốn của chúng ta trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Cũng cần nhấn mạnh thêm rằng, khi đổi mới phương pháp giảng dạy cần tránh xu hướng giản đơn, cực đoan. CÓ thầu cô giáo thay việc “đọc - chép” bằng việc hỏi học sinh quá nhiều mà phần nhiều các câu hỏi ấy lại vụn vặt, không tạo ra được “tình huống có vấn đề”. Ở đây, họ đã nghĩ sai rằng sử dụng phương pháp dạy học mới là thay việc đọc chép bằng việc hỏi đáp và hỏi đáp càng nhiều thì càng đổi mới.