Những nguyên tắc cơ bản của tổ chức quản trị tiền lƣơng là: - Nguyên tắc “Trả lƣơng ngang nhau cho lao động nhƣ nhau” Đây là sự thể hiện của nguyên tắc cơ bản trong phân phối theo lao động “Làm theo năng lực, hƣởng theo lao động”. Theo đó, lao động nhƣ nhau là lao động có số lƣợng và chất lƣợng nhƣ nhau. Có thể thông qua lƣợng calo tiêu hao hoặc thông qua thời gian hoặc thông qua số lƣợng sản phẩm đảm bảo chất lƣợng để xác định số lƣợng lao động hao phí, còn đối với chất lƣợng lao động có thể thông qua các kỹ năng nghề nghiệp, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật và các phẩm chất cần thiết (tinh thần, thái độ, sự chủ động, sáng tạo, trách nhiệm,…) để thực hiện các công việc. Khi lao động có số lƣợng và chất lƣợng nhƣ nhau thì tiền lƣơng đƣợc trả bằng nhau, không phân biệt tuổi tác, dân tộc, màu da,… Thực hiện nguyên tắc này giúp cho ngƣời lao động yên tâm cống hiến, yên tâm công tác ở vị trí của mình. Hiện nay, trong cơ chế thị trƣờng, việc trả lƣơng không chỉ tính đến hao phí lao động của từng cá nhân mà phải tính cả đến hao phí lao động của tập thể nữa. Vì thế, lao động nhƣ nhau bao hàm không chỉ của từng cá nhân nhƣ nhau mà của cả tập thể; việc đánh giá chất lƣợng lao động của từng ngƣời không chỉ qua yếu tố cứng – trình độ lành nghề mà cả qua các yếu tố mềm – ý thức, trách nhiệm, quan hệ,… Trong thực tế, lao động cá nhân nhƣ nhau, nhƣng lao động tập thể có thể khác nhau, do đó tiền lƣơng của các cá nhân đó có thể cũng khác nhau. Đây là điểm khác nhau căn bản trong có chế kế hoạch hóa tập trung và trong cơ chế thị trƣờng liên quan đến việc thực hiện nguyên tắc này. Đảm bảo nguyên tắc này là nhằm chống lại các tƣ tƣởng đòi hỏi thụ hƣởng cao hơn cống hiến của mình, tƣ tƣởng „chụp giật” và phân phối “bình quân chủ nghĩa” hay “ban ơn” trong trả lƣơng.