lý, khai thác, bảo dưỡng, giám sát, đo kiểm tra các thành phần và phụ kiện có liênquan tới mạng ngoại vi viễn thông (như cáp sợi quang, cáp sợi đồng, hầm cáp, ...).Các tài liệu tiêu chuẩn này có ý nghĩa rất quan trọng giúp cho các nhà nghiên cứu,quản lý mạng viễn thông tham khảo để phục vụ cho công tác quản lý, bảo dưỡngmạng ngoại vi viễn thông. Đồng thời, các tài liệu tiêu chuẩn này cũng được nhómnghiên cứu tham khảo trong việc quy định đối với một số nội dung kỹ thuật chuyênmôn trong quá trình xây dựng dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia “Quy phạm quảnlý, bảo trì hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm, cột treo cáp và mạng cáp ngoại vi viễnthông”. Cụ thể các tham khảo đối với các nội dung quy định trong dự thảo quy chuẩnđược tổng hợp trong “Bảng đối chiếu nội dung QCVN và tài liệu tham khảo” trongMục 5 của tài liệu thuyết minh này.2.2. Tình hình đối tượng tiêu chuẩn hóa trong nước nướcĐể đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nướctrong giai đoạn hiện nay và trong tương lai, Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộthông tin và truyền thông) đã phối hợp với Cục Tiêu chuẩn hóa Viễn thông của Liênminh Viễn thông quốc tế (ITU) tổ chức Hội thảo về Mạng ngoại vi cho truy nhập nộihạt và Cuộc họp Nhóm Nghiên cứu số 6 của ITU. Việc tổ chức Hội thảo và Cuộc họpnhóm Nghiên cứu số 6 cho phép Việt Nam tham khảo và học hỏi kinh nghiệm củanhiều nước về quy hoạch, áp dụng công nghệ, triển khai và xây dựng mạng ngoại vi,chính sách quản lý mạng ngoại vi trong môi trường cạnh tranh và cung cấp đa dịchvụ, đồng thời hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác nghiên cứu xây dựng vàban hành các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm liên quan đến mạng ngoại vi ở ViệtNam. Việc phối hợp với ITU tổ chức sự kiện này tại Việt Nam đã tạo điều kiện thúcđẩy mối quan hệ hợp tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật và phát triển đào tạo tronglĩnh vực viễn thông giữa Việt Nam với các nước thành viên của ITU, đồng thời đâycũng là hoạt động góp phần nâng cao uy tín và vị thế của ngành thông tin truyềnthông Việt Nam trên con đường hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.Trong những năm gần đây, sự phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông đã góp phầnthúc đẩy các dịch vụ viễn thông phát triển vượt bậc, đưa Việt Nam trở thành mộtquốc gia có tốc độ phát triển viễn thông nhanh trong khu vực và trên thế giới. Tuynhiên, việc phát triển và quản lý hạ tầng viễn thông, đặc biệt là hạ tầng kỹ thuật viễnthông thụ động (nhà, trạm máy; cống, bể cáp; cột ăng ten; cột dây thông tin) vẫn cònnhiều hạn chế như: nhận thức chưa thống nhất; cơ chế, chính sách, quy hoạch, tiêuchuẩn, quy chuẩn kỹ thuật còn thiếu và chưa đồng bộ; một số quy định quản lý chưacụ thể và sử dụng chưa hiệu quả; công tác thực thi pháp luật còn nhiều bất cập.Ở trong nước hiện nay mới chỉ có một số văn bản quy định liên quan đến quảnlý, bảo trì công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm, cột treo cáp và mạng cáp ngoại vi viễnthông như sau: Luật Viễn thông số 412009QH12 ngày 23112009 của Quốc hội Khóa 12.