Hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát và tài sản đồng kiểm soát.Trong sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của nền kinh tế hiện nay, để tồn tại cũng như phát triển, các tổ chức kinh tế buộc hợp tác đầu tư với nhau. Trong các hình thức đầu tư, có khá nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn hình thức đầu tư liên doanh. Đây là hình thức đầu tư khá an toàn vì doanh nghiệp bỏ vốn cùng kinh doanh với doanh nghiệp khác để cùng chia sẻ lợi ích và rủi ro. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, các hoạt động liên doanh gồm 3 hoạt động liên doanh chủ yếu: Hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát, tài sản đồng kiểm soát và cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát. Trong đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu sâu về 2 hình thức liên doanh: Hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát và tài sản đồng kiểm soát.Chương 1 Các chuẩn mực kế toán liên quan đến hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát và tài sản đồng kiểm soát1.1 Chuẩn mực kế toán Việt Nam – Số 081.1.1 Các thuật ngữ sử dụng trong chuẩn mựcLiên doanh: Là thỏa thuận bằng hợp đồng của hai hoặc nhiều bên để cùng thực hiện hoạt động kinh tế, mà hoạt động này được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh. Các hình thức liên doanh quy định trong chuẩn mực này gồm: Hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát Tài sản được đồng kiểm soát; Cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát.Kiểm soát: Là quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động đối với một hoạt động kinh tế liên quan đến góp vốn liên doanh nhằm thu được lợi ích từ hoạt động kinh tế đó.Đồng kiểm soát: Là quyền cùng chi phối của các bên góp vốn liên doanh về các chính sách tài chính và hoạt động đối với một hoạt động kinh tế trên cơ sở thỏa thuận bằng hợp đồng.Ảnh hưởng đáng kể: Là quyền được tham gia vào việc đưa ra các quyết định về chính sách tài chính và hoạt động của một hoạt động kinh tế nhưng không phải là quyền kiểm soát hay quyền đồng kiểm soát đối với những chính sách này.Bên góp vốn liên doanh: Là một bên tham gia vào liên doanh và có quyền đồng kiểm soát đối với liên doanh đó.Nhà đầu tư trong liên doanh: Là một bên tham gia vào liên doanh nhưng không có quyền đồng kiểm soát đối với liên doanh đó.Phương pháp vốn chủ sở hữu: Là phương pháp kế toán mà khoản vốn góp trong liên doanh được ghi nhận ban đầu theo giá gốc, sau đó được điều chỉnh theo những thay đổi của phần sở hữu của bên góp vốn liên doanh trong tài sản thuần của cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải phản ánh lợi ích của bên góp vốn liên doanh từ kết quả hoạt động kinh doanh của cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát.1.1.2 Nội dung của chuẩn mực1.1.2.1 Các hình thức liên doanh04. Chuẩn mực này đề cập đến 3 hình thức liên doanh: Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức hoạt động kinh doanh được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh (hoạt động được đồng kiểm soát); Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức liên doanh tài sản được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh (tài sản được đồng kiểm soát); Hợp đồng liên doanh dưới hình thức thành lập cơ sở kinh doanh mới được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh (cơ sở được đồng kiểm soát).Các hình thức liên doanh có 2 đặc điểm chung như sau:(a) Hai hoặc nhiều bên góp vốn liên doanh hợp tác với nhau trên cơ sở thoả thuận bằng hợp đồng; và(b) Thỏa thuận bằng hợp đồng thiết lập quyền đồng kiểm soát.1.1.2.2 Thỏa thuận bằng hợp đồng05. Thỏa thuận bằng hợp đồng phân biệt quyền đồng kiểm soát của các bên góp vốn liên doanh với lợi ích của khoản đầu tư tại những công ty liên kết mà trong đó nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể (xem Chuẩn mực kế toán số 07 “Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết”).Chuẩn mực này quy định những hoạt động mà hợp đồng không thiết lập quyền đồng kiểm soát thì không phải là liên doanh.06. Thoả thuận bằng hợp đồng có thể được thực hiện bằng nhiều cách, như: Nêu trong hợp đồng hoặc biên bản thoả thuận giữa các bên góp vốn liên doanh; nêu trong các điều khoản hay các quy chế khác của liên doanh.Thỏa thuận bằng hợp đồng được trình bày bằng văn bản và bao gồm các nội dung sau:(a) Hình thức hoạt động, thời gian hoạt động và nghĩa vụ báo cáo của các bên góp vốn liên doanh;(b) Việc chỉ định Ban quản lý hoạt động kinh tế của liên doanh và quyền biểu quyết của các bên góp vốn liên doanh;(c) Phần vốn góp của các bên góp vốn liên doanh; và(d) Việc phân chia sản phẩm, thu nhập, chi phí hoặc kết quả của liên doanh cho các bên góp vốn liên doanh.07. Thỏa thuận bằng hợp đồng thiết lập quyền đồng kiểm soát đối với liên doanh để đảm bảo không một bên góp vốn liên doanh