BO GIAO DUC VA ĐÀO TẠO
TRUONG DAI HOC MO THANH PHO HO CHi MINH
yk
NGUYEN VIET THINH
TAC DONG CUA CHINH PHU ĐIỆN TU DEN HIEU QUA CUA QUAN TRI CONG
TAI DONG NAI Chuyên ngành : Kinh tế học Mã số chuyên ngành : 60 03 01 01 ns 081 HG WO TP.HCM v |
LUAN VAN THAC SY KINH TE HOC
Người hướng dẫn khoa học :
TS NGUYÊN QUANG TRUNG
Trang 2TOM TAT
Mục tiêu của đề tài nghiên cứu là đánh giá những tác động của Chính phủ điện tử đến
hiệu quả của quản trị công cho trường hợp tỉnh Đồng Nai Mô hình lý thuyết áp dụng cho nghiên cứu là.dựa trên mô hình của Bhatnagar (2003) về fác động của CPĐT đến hiệu quả
quản trị công -
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là doanh nghiệp, người dân và nhân viên chính phủ
sử dụng dịch vụ của CPĐT Số lượng mẫu khảo sát và phỏng vấn là 150 mẫu Nghiên cứu
sử dụng cả phương pháp định tính và định lượng, cả dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp
Nhập và xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS 15.0, thang đo Likert 5 điểm, kiểm định
chính sử dụng là T-test
Kết quả nghiên cứu cho thấy chính phủ điện tử có tác động: (1) Tăng cường tính minh
bạch và giảm hành chính tham những; (2) Cải thiện cung cấp dịch vụ và hiệu quả phục vụ nhân dân; (3) Trao quyền cho nhân viên chính phủ; (4) Cải thiện tài chính của chính phủ
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy khi triển khai Chính phủ điện tử tại đồng Nai đã làm cho
hiệu quả quản trị tại Đồng Nai được nâng lên rõ rệt, kết quả này được thể hiện như: tăng cường tính minh bạch và giảm hành chính tham nhũng, cải thiện cung cấp dịch vụ và cải thiện hiệu quả phục vụ người dân, trao quyền cho nhân viên chính phủ được tốt hơn và
giúp cải thiện nguồn tài chính để phục vụ chỉ tiêu của Chính phủ
Trang 3MUC LUC LỜI CẢM Ơ wi LOI CAM DOAN ii
TOM TAT iii MỤC LỤC .iv DANH MUC BINH sssssssssstssssssnentststntnsesenseses ,, vii
DANH MỤC BẢNG « cscerrErEE.TEEEED 011.0.0 0 n4 tren viii DANH MUC CAC TU VIET TAT essssssssssssssessssssssseesnnessnssesnssesnsesenssceenscseneeseaneee IX Churong 1: TONG QUAN NGHIEN CU aossssssssssssssserenssssesnssessssnssessssnsecersnnneseesnnee L 1.1 Lý do nghiên CUT seesccsssssessssssssseescssssssecccesssnecsesssnuneecessnnmneceenssnusesesssssneesssssnsessesssasencenss 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu -5s<++x++yserteeritririieiiriiiriirrrrarriieerie 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu -‹ csecczeercrxrtttkrrrttrrrtrrtrrrriirrrriirrrirrrrrirtrrerrrrirre 3 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ccccccccvccvvvvvrvrrtrrrrrrrrtrtrrttttttrttttttrrirrrrr 3 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu -.+t <.<.1 1 tri 3 1.4.2 Pham vi nghiên cứu -+e-eetreeetrrrEtrrirtrtiiiriiiiriiiirriiiiriiirtiiiiriietriririre 3 1.5 Phương pháp nghiÊn cứu -c se+vrxetserrreererrrrrrtrriiirrriirrriiirrrirrrrrrrrrriee 3 1.6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài cceerrrrirEttrriiririiiiiiririririririiriiiiiiiie 4 1.7 Kết cấu luận văn -.ti.trrtrr.rrttrriirrirriirrrtirriiiriiriririririiriirriie 4 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN -«c-eeeerseeeerttniniiiiirteiirrreriiriroeoie Ổ 2.1 Các khái niệm
2.2 Các giao dịch trong Chính phủ điện tử -©csseeerttrerrrrrerrrrrrrrrrerrririer 7 2.3 Nội dung của Chính phủ điện tử 2.4 Các giai đoạn phát triển của Chính phủ điện tử -eerrrrreeeerrrrrre iL 2.5 Tác động của CPĐT đến Hiệu quả ctia quan tri CONg sssscsssseeesesssseesssseeeenssceeeennee 16 2.6 Các nghiên cứu trước à 24
2.7 Thực trạng CPĐT trong nước đang phát triền ` Chương 3: GIỚI THIỆU TONG QUAN VÈ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ 30
3.1 Tình hình ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước 30
3.1.1 Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước trong năm 2012 30
Trang 43.2 Mô hình thành phần chính quyền điện tử cấp tỉnh 33 3.2.1 Mô hình thành phần ssetrrrtrerrrerrirrrrrrrrrrrrrooee 3đ 3.2.2 Chỉ tiết của các thành phần nhe
3.3 Tổng quan về ứng dụng CPĐT trong cơ quan Nhà nữớc tại Đồng Nai 37
3.3.1 Tình hình ứng dụng CNTT năm 2012 của Đồng Nai 3.3.2 Đánh giá kết quả đạt được về ứng dụng CNTT
Chương 4: MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40 4.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 4.2 Giải thích mô hình 4.2.1 Các dịch vụ mà Chính phủ điện tử cung cập như sau: -eeeersrer
4.2.2 Các nội dung của hiệu quả quản trị công -c cssceeeereeseeeeereireeeeeree AZ, 4.3 Phương pháp nghiên cứu evsstsstasisttsninetseeseenneseenceneeneeneeneeet 42
4.4 Mô tả mẫu nghiên cứu -cccccvcccrrrrrrrrrrrrtrtrtrtririii 0 00.0nmirie 43
4.5 Thiết kế nghiên cứu -cccvvvvrrtrtirrrreeverrtrrrri rrkkrtrrrrrirrrrrrrrrrrriiiirrrrrrirr 44
4.5.1 Nghiên cứu sơ bộ -.ccccceeriiiiiirrirrrrrdrrrrrrrrrrrrrrrsoooo đŒ 4.5.2 Nghiên cứu chính thức eeeeeeeerrrserrrrrirrrrriririrrirrrrirrrrrrrrrre đỘ)
4.5.3 Xây dựng thang đo 45
4.6 Phương pháp phân tích dữ liệu 2nx91000410134408001114000005714002E01140001000010110nnttrge 48
Chương 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ««««css+eeeeeeettrerertrttrrrrrie 49
5.1 Mô tả phân tích thống kê dữ liệu nghiên CỨN sào 2E E221 11 11 1 rrrrer 49
ki on
5.1.2 Đối với các cơ quan Chính phủ .s+-eeereerererrrrrrrrrrreorooee B2 5.1.3 Đối với người dân
5.2 Tổng hợp thống kê kết quả khảo sát các biến định lượng -+++-.e+ 56
5.2.1 Đối với Doanh nghiệp .sseetirretttirerrrrrirerarirrrrrrrrrrorooe ĐỘ
5.2.2 Đối với nhân viên chính phủ 2eteeerererererrreerrerrrrrrersuree 5B
tp 8n
5.3 Kiểm định thang đo
5.4 Kiểm định mẫu độc lập (Independent Samples Test)
Trang 5
5.5.1 Tăng cường tính minh bạch và giảm hành chính tham những
5.5.2 Cải thiện cung cấp dịch vụ và nâng cao hiệu quả phục vụ nhân dân 68
5.5.3 Trao quyề† ' 5.5.4 Cải thiện tài chính của chính phủ -sttsresretrtrerertrrrrrrrrirrrrre 71
5.6 Kết quả Phỏng vấn các chuyên gia Chương 6: KÉT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ
6.1 Kết luận nghiên cứu -2++-ccc2trt 2E EE.ti.itrimrriiiririiiiirrriiiirrririe 74 6.2 Gợi ý chính sách 6.2.1 Giải pháp về minh bạch và hành chính tham nhũng -
6.2.2 Giải pháp về cung cấp dịch vụ và nâng cao hiệu quả phục vụ nhân dân
6.2.3 Giải pháp về trao quyền -cccccceereeeeereree 76
6.2.4 Giải pháp về tài chính của chính phủ -.77
6.3 Ý nghĩa thực tiễn và hạn chế của đề tài „77
6.3.1 Ý nghĩa thực tiễn 77
6.2.2 Hạn chế của đề tài 77 TAI LIEU THAM KHAO 78 [e0 777.11 g1 81
Phụ lục 1: Kiểm định thang đo -22++cccSsrrrreerttrrrirtitrriiiiidriiriirrriiiirrrirrrrrrie 81 Phụ lục 2: Kiểm định mẫu độc lập tăng cường MB và giảm HC,TM cho DN 84
Phụ lục 3: Kiểm định mẫu độc lập cải thiện CCDV, nâng cao HQPV cho DN 85
Phụ lục 4: Kiểm định mẫu déc lap ting cudng MB va giam HC,TM cho ngudi dan 87
Phy luc 5: Kiểm định mẫu độc lập cải thiện CCDV, nâng cao HQPV người dân §9
Phụ lục 6: Kiểm định mẫu độc lập với nội dung trao quyền cho nhân viên CP 90
Phụ lục 7: Kiểm định mẫu độc lập với nội dung cải thiện tài chính của CP - 91
Phụ lục 8: Bảng câu hỏi khảo sát -cestrereerrrrirttrtrrrirtiriiiiriiiiiiirririiirrrie 93 Phụ lục 9: Khung phỏng vấn các chuyên gia KH 101
Phụ lục 10: Biên bản phỏng vấn các chuyên gia ++cccsettrrrerttrririrrrrrrrriie 102 Phụ lục 11: Danh sách người được phỏng, VAI 102
Trang 6DANH MỤC HÌNH
đình 2.1 Mô hình 4 giai đoạn của Bhatnagar SH 22211x2282 ErrrrrrrrrrrrrDrrtrrtltrrfrftffffftffffrff 12
Hình 2.2 Mô hình 4 giai đoạn của Layne & Lee Hình 2.3 Mô hình 4 giai đoạn cua Gartner
Hình 2.4 Tác động của CPĐT đến kinh tế và xã hội của Bhatnagar
Hình 3.1 Mô hình thành phần của Chính quyền điện tử cấp tỉnh eeeererrerrrereee 33 Hình 3.2 Mô hình thành phần chỉ tiết của Chính quyền điện tử cấp tỉnh -++etrttre 37
Hinh 5.1 Loai hinh DN 49 Hình 5.2 Vốn điều lệ của các DN
Hình 5.3 Số lượng nhân viên trong các DN
Hình 5.4 Cơ cấu nghề nghiệp của mẫu nghiên cứu
Hình 5.5 Số năm làm việc của mẫu nghiên cứu eernneerretrtrrtrttrrrrrr
Hình 5.6 Cơ cấu nghề nghiệp của mẫu nghiên cứu
Hình 5.7 Nhóm tuổi của mẫu nghiên cứu
Hình 5.8 Nghề nghiệp của mẫu nghiên cứu
Trang 7DANH MUC BANG
Bang 5.1 Loai hinh DN csssesssssesesssssessesseensseesssensseesncssssesscsseessenssessasenesscsncenennenasensnnes 49
Bảng 5.2 Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp
Bảng 5.3 Vốn điều lệ của các doanh nghiệp sseeteereereerrrrrrrrrrrr
Bảng 5.4 Số năm làm việc của mẫu nghiên cứu -c5vcccreterrerrirsrrrrrierrrrre 51
Bảng 5.5 Lĩnh vực hoạt động của cơ quan CP -e+eeererreerrerserrerrtrieritrrrrere 52 Bảng 5.6 Số lượng nhân viên trong các cơ quan CP -+v+++rxxererrteeerrrrrre 53
Bảng 5.7 Cơ cấu nghề nghiệp của mẫu nghiên cứu
Bảng 5.8 Số năm làm việc của mẫu nghiên cứu ccccvecrrrrrrrrrrrrrrrrriiirrrrriee 54
Bảng 5.9 Nhóm tuổi của mẫu nghiên cứu -. -ccccevec+veeertrtrrtrttrtrrrtriiirirrrrree 54
Bảng 5.10 Nghề nghiệp của mẫu nghiên cứu
Bảng 5.11 Trình độ học vấn của mẫu nghiên cứu .cc ccvvvevertrerrrrrriererrrrree 56
Bảng 5.12 Kết quả kiểm định thang đo các biến độc lập -+++ierreriirrrrrre 62 Bảng 5.13 Kết quả kiểm định mẫu độc lập cho đối tượng là DN -+ 63 Bảng 5.14 Kết quả kiểm định mẫu độc lập cho đối tượng là người dân 64
Bảng 5.15 Kết quả kiểm định mẫu độc lập cho đối tượng là nhân viên chính phủ
Trang 8CPDT CNTT CSDL CBCNVC SPSS Sig DN UBND G2B G2C G2G G2E CP CCVC DANH MUC CAC TU VIET TAT : Chính phủ điện tử : Công nghệ thông tin : Cơ sở dữ liệu
: Cán bộ công nhân viên chức
: Phần mềm xử lý thống kê trong các ngành khoa học xã hội (Statistical Package for Social Sciences)
: Mức ý nghĩa : Doanh nghiệp : Ủy ban nhân dân
: Chính phủ với Doanh nghiệp (Government to Business) : Chính phủ với Công dân (Government to Citizen) : Chính phủ với Chính phi (Government to Government) : Chính Phủ với công chức (Government to Employee) : Chính phủ
Trang 9CHUONG1 | TONG QUAN NGHIEN CU'U
NỘI DUNG | Lý do nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Trang 10Chuong 1: TONG QUAN NGHIEN CUU 1.1 Lý do nghiên cứu
Chính phủ (CP) luôn đóng vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tẾ - xã hội của một quốc gia Trong bối cảnh chỉ phí các dịch vụ công đang trở lên khó khăn hơn đối với các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp (DN) và người dân sử dụng thời khủng
khoảng, Chính phủ điện tử (CPĐT) là bước đi cấp thiết của hầu hết các quốc gia trên thế
giới, cả các nước phát triển và đang phát triển CP làm việc với người sử dụng 24/24 giờ, 7
ngày/tuần, người sử dụng có thể thụ hưởng dịch vụ công đù họ ở bắt cứ đâu và bất cứ khi
nào CPĐT cho phép xử lý các thủ tục nhanh gọn, đơn giản, thông tin được cung cấp chính
xác và dễ dàng truy cập, người sử dụng tiết kiệm nhiều chỉ phí để thực hiện giao dịch
Công cuộc tồn cầu hố đang kéo các quốc gia trên thế giới lại gần nhau hơn, nhưng cùng với đó tính cạnh tranh cũng cao hơn Quá trình tồn cầu hố đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, các CP phải tìm cách giúp đỡ công dân và DN trên đất nước mình cạnh tranh
với các quốc gia khác Nếu vẫn tồn tại dưới hình thức truyền thống, CP sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện vai trò của mình CPĐT ra đời có thẻ sẽ dễ dàng đáp ứng u cầu
tồn cầu hố bằng cách áp dụng công nghệ hiện đại, rút ngắn không gian và tiết kiệm thời
gian, tạo khả năng kiểm sốt các “rủi ro tồn cầu” một cách hiệu quả CPĐT là một giải
pháp tối ưu, vừa giúp giảm chỉ phí cho nhà nước vừa tiết kiệm thời gian tiền bạc cho các đối tượng sử dụng dịch vụ CP (Học viện Hành chính, 2010)
Ở Việt Nam, trong Hội thảo quốc gia về CPĐT lần thứ 8 diễn ra vào ngày 15/7/2010,
Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin
(CNTT) Nguyễn Thiện Nhân đã khẳng định: “ Việc xây dựng CPĐT là cần thiết, nhờ có
CPĐT mà trong vòng 3 năm qua, Việt Nam đã tiết kiệm được hàng ngàn tỉ đồng ”
Theo báo cáo xếp hạng của Liên hiệp quốc năm 2012:thì Việt Nam đã đạt được bước tiến vượt bậc trong việc ứng dụng CNTT tại các cơ quan CP để quan hệ và cung cấp các dịch vụ của CP cho công dân, khi từ vị trí thứ 126 trong năm 2006 lên vị trí 90 trong năm 2010 Đến năm 2012 xếp hạng Việt Nam đứng thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á, đứng
ˆ thứ 83 trong bảng xếp hạng của thế giới với chỉ số phát triển CPĐT là 0.5217 Đây chính
iB mốc đánh dấu bước phát triển quan trọng trong việc đưa ứng dụng CNTT một cách sâu rộng vào trong cơ quan chính quyền Việc đánh giá xếp hạng dựa trên các chỉ số chính: sự
Trang 11sin sang dién tir, danh gid web, nguồn nhân lực, hạ tầng cơ sở và sự tham gia điện tử Sự phát triển về CPĐT cũng được minh chứng bằng số lượng máy tính trang bị tại các công SỞ, SỐ công chức được đào tạo bài bản về ứng dụng CNTT, phần mềm phục vụ cải cách hành chính tăng lên theo cấp số nhân qua từng năm Cụ thể, 70% bộ ngành có website riêng, 80% cơ quan hành chính có trang tin điện tử, trên 60% cơ quan nhà nước cấp tỉnh có mạng LAN, trên 90% có Internet (Hồng Ánh, 2011)
Bên cạnh những thành công đạt được, hiện nay, tại Việt Nam vẫn tồn tại tình trạng quản lý chồng chéo, thủ tục hành chính phức tạp Trên thực tế, ở nhiều địa phương, CNTT truyền thông vẫn chưa thể phát huy tối đa Chính vì vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần đây mạnh hơn nữa việc triển khai các chương trình, đề án nâng cao hiệu quả của CPĐT, cải cách thủ tục hành chính song song với đầu tư, phát triển ứng dụng CNTT : Tiêu biểu, CP đã phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015 Theo đó, hướng tới mục tiêu phát triển CPĐT; Ứng dụng rộng rãi CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước; Cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, trên diện rộng phục vụ người dân cũng như DN trên cơ sở
phát triển hạ tầng thông tin hiện đại và rộng khắp (Hồng Ánh, 201 1)
Đồng Nai cùng các tỉnh thành trong cả nước, đã và đang tiếp tục triển khai CPĐT tại
tỉnh mình Theo Vietnam ICT index (2012), xếp hạng Đồng Nai đứng thứ 20 về triển khai
và ứng dụng CPĐT Tuy nhiên những, vấn đề quan trọng cần trả lời trong giai đoạn hiện nay như: quá trình triển khai CPĐT có thực sự hiệu quả? CPĐT cụ thể giúp được gì cho các cơ quan nhà nước, các DN và người dân trong quá trình phát triển kinh tế xã hội và
làm gì để CPĐT tại tỉnh Đồng Nai trở nên có hiệu quả nhất Những vấn đề này, đặc biệt
cho trường hợp Đồng Nai, chưa có nhiều nghiên cứu để làm rõ Vì vậy tác giả chọn đề tài
“ Tác động của CPĐT đến hiệu quả của quản trị công tại Đồng Nai ” để nghiên cứu
mức độ tác động của CPĐT tại Đồng Nai đến hiệu quả của quản trị công tại Đồng Nai, qua đó đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của CPĐT
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
` Nghiên cứu này nhằm chỉ ra những tác động cụ thể của CPĐT đến hiệu quả của quản ‘tri céng tại Đồng Nai và đưa ra một số gợi ý về các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
của CPĐT tại tỉnh Đồng Nai
Trang 121.3 Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “Tác động của CPĐT đến hiệu quả của quản trị công tại Đồng
Nai” để trả lời các câu'hỏi sau: °
1 Thực trạng triển khai CPDT tại tỉnh Đồng Nai hiện nay như thế nào?
2 CPĐT ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả quản trị công tại tỉnh Đồng Nai?
3 Giải pháp nào giúp nâng cao hiệu quả của CPĐT? `
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm 3 đối tượng:
« Về phía các DN: Các nhà quản trị và nhân viên trong các DN có tham gia sử dụng các dịch vụ của CPĐT tại Đồng Nai
+ Vé phía người dân: những người có sử dụng dịch vụ công của CP
+ Về phía các cơ quan CP: Công chức, viên chức làm việc tại các sở ban ngành,
UBND thuộc tỉnh Đồng Nai có sử dụng CPĐT
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Các Sở ban ngành, các DN và người dân có sử dụng các dịch vụ của CPĐT thuộc địa
bàn tỉnh Đồng Nai Cụ thể là tại Cục Hải quan Đồng Nai, Cục thuế Đồng Nai, Sở Thông tin và Truyền thông, các sở, ban ngành của UBND tỉnh Đồng Nai, các đơn vị này đã triển
khai, hoàn thiện và đưa vào khai thác CPĐT để cung cấp dịch vụ cho người dân, doanh nghiệp và cung cấp dịch vụ cho các cơ quan chính phủ
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp định tính và phương pháp định lượng được sử dụng Quá trình nghiên cứu được tiến hành qua 2 giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức
Giai đoạn 1: Giai đoạn nghiên cứu sơ bộ sử dụng cả phương pháp định tính và định
lượng Phương pháp định tính được sử dụng khi áp dụng các lý thuyết về CPĐT kết hợp với phỏng vấn chuyên gia, thảo luận nhóm để hoàn thiện nội dung nghiên cứu, đồng thời
kết hợp với phương pháp định lượng để xác định những tiêu chí đánh giá, điều chỉnh thang đo và xây dựng bảng câu hỏi hoàn chỉnh phục vụ cho quá trình nghiên cứu chính thức
Giai đoạn 2: Giai đoạn nghiên cứu chính thức, tiếp tục sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng Phỏng vấn trực tiếp các CCVC tại các Sở ban ngành thuộc
Trang 13UBND tỉnh Đồng Nai, các nhà quản trị, nhân viên thuộc các công ty, dọanh nghiệp và người dân đang sử dụng các dịch vụ do CPĐT cung cấp tại địa bàn tỉnh Đồng Nai bằng
bảng câu hỏi chính thức Thu thập và xử lý đữ liệu trên các phin mém SPSS, excel Tiến hành kiểm định Ttest và thống kê mô tả để thực hiện
1.6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài “ Tác động của CPĐT đến hiệu quả của quản trị công tại Đồng Nai” sẽ đánh
giá được tác động của CPĐT đến hiệu quả của quản trị công tại Đồng Nai như tăng cường tính mỉnh bạch và giảm hành chính tham những, cải thiện hiệu quả hoạt động và hiệu quả dân sự, cải thiện ngân sách CP, thực hiện trao quyền cho nhân viên
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ gợi ý cho cơ quan xây dựng CPĐT điều chỉnh các nội dung của CPĐT nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của CPĐT, đồng thời giúp cải thiện hiệu quả quản trị công tại Đồng Nai
Đề tài cũng có thể áp dụng để làm tài liệu nghiên cứu cho các tỉnh khác khi nghiên cứu về nội dung này
1.7 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, các bảng biểu, nội dung đề tài
bao gồm 06 chương như sau:
Chương 1 Phần mở đầu: Trình bày tóm lược về lý do nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu,
mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết cấu luận văn
Chương 2 Cơ sở lý luận : Trình bày tổng quan về các khái niệm có liên quan, nội dung
của CPĐT, các giai đoạn phát triển của CPĐT, các tác động của CPĐT đến hiệu quả quản trị
công, các nghiên cứu trước
Chương 3 Tổng quan về CPĐT ở Việt Nam và Đồng Nai, bao gồm các nội dung: tình
hình triển khai CPĐT tại Việt Nam, giới thiệu chung về tỉnh Đồng Nai, thực trạng CPĐT tại tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua -
Trang 14Chương 5 Kết quả nghiên cứu: Mô tả phân tích thống kê dữ liệu nghiên cứu, kết quả
phân tích của mô hình, xác định các mức độ tác động của CPĐT đến hiệu quả của quản trị
công tại Đồng Nai ‘
Chương 6 Kết luận và khuyến nghị: Gợi ý chính sách, những hạn chế của nghiên cứu,
Trang 15CHUONG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN
NỘI DUNG
Các khái niệm
Các giao dịch trong Chính phủ điện tử Nội dung của Chính phủ điện tử
Các giai đoạn phát triển của-Chính phủ điện tử
Tác động của CPĐT đến Hiệu quả của quản trị công
Các nghiên cứu trước
Trang 16Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Các khái niệm
® Khái niệm Quản trị và Quản trị công
Quản trị là liên quan đến việc đạt được kết quả và trách nhiệm cá nhân khi thực hiện
nhiệm vụ (Hughes, 2012) -
Quản trị công mới (New Public ManagemenÐ: Quản trị công mới là một hệ thống quản lý tách bạch, riêng biệt các loại CP và hoạt động của CP (Holmes và Shand, 1995)
Quản trị công mới có thể được hiểu như là một thỏa thuận giữa các chính trị gia và xã hội dân sự đang đòi hỏi một khu vực công phải có nhiều định hướng theo cách của nhà cung cấp dịch vụ và chú trọng hiệu suất Đáp lại, họ sẵn sàng để cung cấp cho các nhà quản lý công có nhiều tự chủ hơn và công cu tốt hon dé làm cơng việc (Borins, 1995)
®_ Khái niệm khu vực công
Nhà nước là một tổ chức có ảnh hưởng đến mọi người, và Nhà nước có quyền hạn ép buộc người khác thực hiện, mà các tổ chức kinh tế khác không có được quyền hạn đó Các cá nhân có thể chọn là thành viên của câu lạc bộ, họ chọn làm việc trong một công ty này hay một công ty khác Nhưng thông thường, các cá nhân không xem quốc gia mà họ đang sống là một vấn đề của sự lựa chọn, và khi đã chọn một quốc gia cụ thể nào đó để
sinh sống, họ trở thành người bị trị của Nhà nước đó Thực tế là thành viên bị bắt buộc trao
cho nhà nước một quyền lực ép buộc mà những tổ chức khác không có Nói chung, tất cả các giao dịch giữa các bên (không phải nhà nước) là tự nguyện ( Stiglitz, 2001)
Khu vực công cung cấp dịch vụ và hàng hóa, ở đó mức độ cung cấp được xác định do chính các cơ quan chính phủ Khu vực công là kết quả ra quyết định của công chúng, của hệ thống chính trị chứ không phải việc liên quan đến quá trình thị trường Chính phủ là dựa vào nền tảng mệnh lệnh, họ có thể buộc mọi người phải tuân theo, còn thị trường dựa trên cơ sở tự nguyện (Hicks, 1958) `
Khu vực công bao gồm một loạt các tổ chức chính phủ, cơ quan Chính phủ được sở
hữu và kiểm soát bởi người dân Chính phủ được sử dụng để duy trì một hệ thống pháp
, luật, công lý và tổ chức xã hội Nó bảo vệ các quyền lợi công dân, cung, cấp an ninh, ổn
định, và hệ thống luật pháp cho Quốc gia (Rainey, 2003)
Trang 17e Khai niém Chinh pha dién tir (CPDT)
CPĐT là quá trình cải cách làm việc của CP, chia sẻ thông tin và cung cấp dịch vụ cho các khách hàng bến ngoài và nội bộ Cụ thể, khai thác CNTT để xây dựng CPĐT (chẳng hạn như mạng diện rộng, mạng Internet, và điện toán di động) để chuyển đổi các mối quan hệ với công dân, DN, và các cơ quan khác của CP CPĐT có thể phục vụ nhiều mục đích khác nhau: cung cấp tốt hơn các dịch vụ CP cho người dân, cải thiện tương tác với các DN, trao quyền công dân và khả năng tiếp cận thông tin, hoặc quản lý nhà nước hiệu quả hơn Các lợi ích có thé thu được như: giảm hành chính, ít tham những, tăng minh bạch, thuận tiện hơn, tăng trưởng doanh thu, và / hoặc cắt giảm chỉ phí (Bhatnagar, 2004)
CPĐT chỉ dẫn sử dụng kỹ thuật CNTT và viễn thông để cải tiến những hoạt động
trong khu vực công (Heeks, 2003)
CPĐT đề cập đến việc khu vực công sử dụng Internet và các thiết bị kỹ thuật số khác để cung cấp các dịch vụ và thông tin ( West, 2004)
CPDT là việc áp dụng CNTT và viễn thông Công nghệ cao bao gồm hội nghị truyền
hình, truyền dữ liệu, CD-ROM, Internet và mạng nội bộ, cũng như các công nghệ khác như hoạt động truyền hình và truy cập Internet thông qua điện thoại di động và kỹ thuật số cá nhân trợ lý (Hughes, 2012)
CPDT là việc sử dụng CNTT và truyền thông (ICT) để thúc đây hoạt động của CP
hiệu quả và giảm chỉ phí, tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch vụ chính phủ ngày càng thuận tiện hơn trong truy cập công cộng, và làm cho CP có trách nhiệm hơn đối với công
dân (Wescott, 2001)
CPĐT chỉ dẫn cho việc sử dụng bởi các cơ quan của CP về CNTT (như mạng khu vực WAN, mạng internet, máy tính di động) mà có khả năng thay đổi mối quan hệ với người dân, DN, các nhân viên CP và các cơ quan CP (Worldbank, 2008)
2.2 Các giao dịch trong Chính phủ điện tử
e Theo Hughes (2012), Cac giao dich CPDT cung cấp các dịch vụ tập trung vào 4
đối tượng chính: người dân, cộng đồng doanh nghiệp, nhân viên chính phủ và cơ quan
; chính phủ
Trang 18nhập, đăng ký kết hôn, làm khai sinh qua mạng Dịch vụ này không đơn thuần là nhận tờ
khai đăng ký kết hôn qua mạng mà là một hệ thống thông tin tự động hóa dựa căn bản trên hệ CSDL quốc gia về dân số °
- Chính phủ với Doanh nghiép (G2B - Government té Business) 1a viéc giải quyết thông qua mạng các quan hệ của doanh nghiệp (DN) với các cơ quan Chính phủ như đóng thuế, đấu thầu các dự án, xin các loại giấy phép qua mạng `
- Chính phủ với Chính phủ (G2G - Government to Government) là sử dụng ICT mà
chủ yếu là Internet để tổ chức mối quan hệ giữa các cơ quan Chính phủ
- Chính Phủ với công chức (G2E - Government to Employee): là đưa CNTT, bao gồm chủ yếu máy vi tính và mạng máy tính vào các hoạt động hành chính của từng cơ quan G2E bao gồm 3 nội dung chính:
+ Máy tính trở thành công cụ làm việc như giấy bút cho công chức
+ Mỗi công chức với máy tính của mình tạo dần nên các CSDL nghiệp vụ tích hợp các loại thông tin thuộc trách nhiệm
+ Các công chức trong một cơ quan được kết nối máy tính với nhau để nhờ công cụ mạng thực thi một phần các giao tiếp với đồng nghiệp, với cấp trên và đặc biệt là thực hiện việc chia sẻ thông tin trong các CSDL nghiệp vụ
© Theo Ngân hàng thế giới (2008), Các mục tiêu của CPĐT bao gồm bốn nhóm
chính: với công dân, với DN, với các cơ quan thuộc CP và với nhân viên Tương tác giữa
CP và mỗi nhóm tạo thành các mối quan hệ trang web của CPĐT
Chính phủ - Công dân (G2C): CPĐT cho phép các cơ quan CP để nói chuyện, lắng
nghe và liên tục giao tiếp với công dân để hỗ trợ, thực hiện trách nhiệm, tăng cường dân
chủ và cải thiện các dịch vụ công cộng G2C cho phép khách hàng truy cập thông tin và
các dịch vụ CP ngay lập tức, thuận tiện, từ khắp mọi nơi, bằng cách sử dụng nhiều kênh
(PC, Web TV, điện thoại di động hoặc thiết bị không dây) Nó cũng cho phép và củng, cố sự tham gia của người dân đối với cộng đồng địa phương (gửi email, đóng gop trực tuyến )
Chính phủ - doanh nghiệp (G2B): bao gồm các tương tác điện tử giữa các các cơ “quan CP và các DN tư nhân Nó cho phép các giao dịch điện tử như mua sắm điện tử và sự
phát triển của một thị trường điện tử cho CP Khi thực hiện các giao dịch trực tuyến với
Trang 19CP thi góp phần làm giảm quan liêu và đơn giản hóa quá trình giao dịch, do đó giúp các DN dễ trở nên cạnh tranh hơn Việc cung cấp các địch vụ tạo cơ hội cho các DN và CP
hợp tác với nhau để thiết lập một sự hiện diện web nhanh hơn và rẻ hơn
Chính phủ - Chính phủ (G2G): đề cập đến mối quan hệ giữa các tổ chức của CP, như
các tổ chức CP cấp trung ương, cấp tỉnh và cấp địa phương, hoặc với các tổ chức khác của CP nước ngoài Giao tiếp trực tuyến và hợp tác cho phép các cơ quan CP và các phòng ban để chia sẻ cơ sở đữ liệu, tài nguyên, trao đổi hỗ trợ kỹ năng và khả năng, nâng cao hiệu quả của các quá trình
Chính phủ - nhân viên (G2E): đề cập đến mối quan hệ giữa CP và nhân viên Nó
cung cấp cho nhân viên khả năng truy cập thông tin liên quan về: chính sách bồi thường, trợ cấp, đào tạo và cơ hội học tập, luật dân quyền, vv G2E đề cập cơ chế chiến lược và chiến thuật khuyến khích việc thực hiện các mục tiêu của CP và các chương trình cũng như quản lý tài nguyên con người, ngân sách và kế toán
e_ Tổ chức Viễn thông quốc tế (2009), hầu hết các CPĐT hiện nay ứng dụng cung
cấp một giao diện có thể truy cập bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào, thông qua nhiều thiết bị, sử dụng cả hai kết nối cố định và di động Một số các ứng dụng dựa trên web hoặc tỉn nhắn SMS Trong thực tế, CPĐT chỉ xuất hiện trong các "nền kinh tế mới", được hỗ trợ bởi
những tiến bộ công nghệ Thông thường, các địch vụ CPĐT được phân loại theo đối tượng
mục tiêu của họ Phân loại này là: dịch vụ CPĐT cho công dân (G2C), các dịch vụ CPĐT cho DN (G2B) va giữa các cơ quan CP (G2G)
Dịch vụ cho công dân (G2C): Cung cấp các gói dịch vụ giá trị cho các công dân Ví dụ như người vừa chuyển đến một thành phố mới, các cặp vợ chồng mới cưới hoặc người
thất nghiệp nhận tiền bồi thường của CP
Dịch vụ cho doanh nghiệp (G2B): dịch vụ bao gồm tất cả các tương tác dịch vụ giữa một chính quyền và khu vực tư nhân Các khu vực điển hình bao gồm hải quan, thuế và các khoản thu, mua sắm và đăng ký công ty Đối với các nước có thu nhập thấp hơn, các
dịch vụ này có thẻ được đễ dàng hơn để thực hiện hơn các dịch vụ G2C vì khu vực tư nhân
£ó xu hướng để có quyền truy cập đến một phạm vi rộng lớn hơn của cơ sở hạ tầng công
righ tiên tiến
Trang 20Dich vụ cho các cơ quan chính phủ (G2G): cung cấp cho các tổ chức công cộng khác Mot ví dụ điển hình là văn phòng của Tổng kiểm toán, trong đó thường xuyên có quá trình tương tác với các bộ phận khác Chẳng hạn như việc lập báo cáo tài chính chỉ tiêu hoặc thu thập, có thể được hỗ trợ bởi hoặc thực hiện thông qua hệ thống trực tuyến
e Theo Bhatnagar (2004), CPDT bao gồm các giao dịch sau: Cung cấp dịch vụ
›ông dân (G2C), Cung cấp dịch vụ cho đoanh nghiệp (G2B), Cung cấp dịch vụ cho nhân
viên chính phủ (G2G)
Cung cấp dịch vụ công dân (G2C): Cung cấp thông tin về ngân sách trung ương, gân sách địa phương, chỉ tiêu công của địa phương, các dự án, các dịch vụ hành chính sông qua mạng: trên trang web của các Bộ hoặc các địa phương có cung cấp đầy đủ thông lin cho người dân và doanh nghiệp (Mức độ 1) Cung cấp biểu mẫu qua mạng: Cung cấp
được các biểu mẫu Người dân có thể tải từ trên mạng, in các biểu mẫu này ra, điền vào và
sửi tới cơ quan hành chính mà không cần phải trực tiếp đến cơ quan hành chính (Mức độ
2) Cho phép điền thông tin vào mẫu và gửi biểu mẫu qua mạng: cho phép người sử dụng
điền trực tuyến vào các mẫu đơn, hồ sơ và gửi lại trực tuyến các mẫu đơn, hồ sơ sau khi điền xong tới cơ quan và người thụ lý hồ sơ (Mức độ 3) Cho phép thanh toán phí, lệ phí trực tuyến, loại thuế bất động sản, vấn đề quyền sử dụng đất, thuế thu nhập, đăng ký phát hành giấy phép lái xe, pass-port, giấy khai sinh, an sinh xã hội, đăng ký động cơ, thanh toán tiền điện, nước, cho phép thanh toán chỉ phí được thực hiện trực tuyến, nhận kết quả trực tuyến qua mạng hoặc qua đường bưu điện Đây có thể là mức cao nhất và ở mức độ này, gần như mọi hoạt động đã được thực hiện qua môi trường điện tử (Mức độ 4)
Cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp (G2B): Mua sấm, đấu thầu qua mạng; đăng ký kinh doanh qua mạng; thu thuế trực tuyến qua mạng (thuế doanh thu, Thuế GTGT và doanh nghiệp, thuế thu nhập); hải quan điện tử; thuận lợi thương mại
Cung cấp dịch vụ cho nhân viên chính phủ (G2G): Thừ điện tử; giao ban điện tử đa phương tiện; văn bản điện tử; mạng truyền số liệu chuyên dùng; phần mềm quản lý văn bản, quản lý công việc
Tóm lại: Qua các cơ sở lý thuyết trên tác giả thấy các giao địch mà Bhatnagar (2004)
đã trình bày là đầy đủ nhất và phù hợp với các nước đang phát triển như Việt Nam, vì vậy tác giả sẽ chọn lý thuyết của Bhatnagar dé lam co sở nghiên cứu
Trang 212.3 Nội dung của Chính phủ điện tử
e Theo Shepherdson (2006), CPĐT bao gồm 3 nội dung chủ yếu là các dịch vụ công, tiếp cận thông tin; sự tương tác giữa CP và công chúng _ °
Các dịch vụ công: CP tập trung vào việc-nâng cao chất lượng và hiệu quả dịch vụ, cung cấp cho các đối tác liên quan như DN, người dân, các tổ chức phi CP Điều đó được thực hiện thông qua các kênh khác nhau Đây là một hình thức giao dịch khác ngoài những hình thức đang tồn tại hiện nay là gặp trực tiếp, chẳng hạn qua Internet, các trạm giao dịch điện tử và thậm chí qua điện thoại di động Mục đích là để tạo thuận lợi cho khách hàng có thể sử dụng các địch vụ của CP moi lúc, mọi nơi
Tiếp cận thông tin: CP phải mở rộng việc kết nối với các đối tác liên quan Họ có thể
kết nối vào hệ thống thông tỉn cla CP thông qua Internet và qua các trạm giao dịch điện tử
Mọi người không phải tới các cơ quan quan lý nhà nước đề lấy thông tin Thay vào đó, họ
sẽ tiếp cận thông tin theo phương thức tự phục vụ CPĐT giúp những người quản lý có trách nhiệm hơn vì tính minh bạch cao hơn; giảm thiểu những gì không hiệu quả và tệ quan liêu Một trong những thách thức lớn nhất đối với các CP là tô chức lại quy trình hoạt
động hiện tại để khai thác các lợi ích của CNTT-TT Đồng thời, CP phải xem xét và cải tổ
lại chính sách hành chính, đào tạo lại cán bộ nhà nước về CNTT và kỹ năng hành chính công mới
Sự tương tác giữa chính phủ và công chúng: CNTT sẽ làm cho CP quản lý cởi mở và dễ tiếp cận hơn bằng việc cho phép công chúng cùng tham gia vào các công việc của các cơ quan nhà nước CPĐT cũng tạo thêm cơ hội phát triển cho các đối tác liên quan, đặc biệt là cộng đồng người nghèo ở những nước kém phát triển hay những người ở nông thôn Nhờ hiệu quả của CNTT-TT, CP có thể vươn tới cả những đối tượng ở khu vực nông thôn,
vùng sâu, vùng xa
2.4 Các giai đoạn phát triển của Chính phủ điện tử ` 2.4.1 Mô hình 4 giai đoạn của Bhatnagar
Bhatnagar (2004), các ứng dụng CPĐT thông thường phát triển qua 4 giai đoạn Giai đoạn đầu tiên bao gồm các ấn phẩm thông tin trên một trang web cho công dân để tìm
“kiểm kiến thức về thủ tục phối hợp cung cấp các dịch vụ khác nhau Giai đoạn thứ hai cho
Trang 22oạn thứ ba liên quan đến việc phân phối điện tử của tài liệu truyền thông Kết quả giai oạn thứ tư trong phân phối điện tử của các dịch vụ mà các bộ phận có thể được tham gia
ào việc xử lý một yêu cầu hoặc dịch vụ Các giai đoạn tương ứng như sau: 7 Các giai đoạn của Chính phủ điện tử - Nâng cao nl mô hình mới củ dich yu
Hình 2.1 Mô hình 4 giai đoạn của Bhatnagar (2004)
Giai đoạn 1 - Web hiện diện: các trang web của các cơ quan CP cung cấp cho công, dân với thông tỉn về các quy tắc và thủ tục
Giai đoạn 2 - Giới hạn tương tác: cho phép e-mail liên lạc, truy cập vào cơ sở dữ liệu trực tuyến và các hình thức tải về `
Giai đoạn 3 - Giao dịch: cung cấp các dịch vụ với một số hoặc tất cả các giai đoạn tự động bao gồm cấp giấy chứng nhận và gia hạn giấy phép,
, Giai đoạn 4 - Chuyển đổi: Tham gia tất cả các giai đoạn bao gồm ứng dụng thanh
toán điện tử, cổng thông tin chính phủ, mô hình giao dịch với công cộng, tư nhân, quan hệ
Trang 232.4.2 Mô hình 4 giai đoạn của Layne & Lee
Layne và Lee (2001), CPĐT bao gồm bốn giai đoạn phát triển: š Tương tác $ 3 El - al _ Tương tác - qua các 5 : chiêu dọc khác nh: 2 5 ° 2 — z ễ a s # Giao dịch sIiỈ 2 _Danh mục ra liệu hỗ trực tuy [ Đengiin | “Thưa thớt
Nguồn: Layne ác Lee, 2001
Hình 2.2 Mô hình 4 giai đoạn của Layne & Lee(2001)
Giai đoạn 1 - Danh mục: giai đoạn này là cung cấp một số thông tin co ban thông qua rang web Trong hầu hết các trường hợp, nó cho phép người dùng truy cập vào mạng và
ải dữ liệu về
Giai đoạn 2 - Giao dịch: cho phép công dân thực hiện các giao dịch trên mạng
Giai đoạn 3 - Tương tác chiều dọc: giai đoạn này tập trung vào tự động hóa quy trình sông việc nhiều hơn và cũng có thể chuyển đổi các dịch vụ của CP, nó thực hiện các chức
năng của CP ở các cấp độ khác nhau ~
Giai đoạn 4 - Tương tác chiều ngang: tập trung trên các hệ thống tích hợp giữa các tập độ khác nhau và chức năng cung cấp cho người dùng với một dịch vụ thống nhất và liền mạch
% `
Trang 242.4.3 M6 hinh 4 giai doan cia Hughes
Hughes (2012), Có 4 giai đoạn phát triển được thiết lập bao gồm thông tỉn, tương
ic, chế biến và Giao dịch 7
Thông tin: giai đoạn đầu tiên, liên quan đến các phòng ban và các cơ quan sử dụng
;orld wide web để đăng thông tỉn về các cơ quan Phác thảo các mục đích của tổ chức
ông cộng và làm thế nào để liên lạc với các cơ quan này Thông tin này không thực sự ung cấp dịch vụ
Tương tác: Khi trang web trở thành công cụ giao tiếp hai chiều, cho phép công dân ung cấp thông tin méi về bản thân, thu thập bằng cách sử dụng các công cụ chẳng hạn
hư e-mail Không cần thiết phải gọi điện thoại hay viết một lá thư để liên lạc với CP Nội
lung tập tin trình bày thông tin về các vấn đề, chức năng và dịch vụ có thể được tải về
^y nhiên, phản hồi bị hạn chế
Chế biến (Processing): một trao đổi chính thức diễn ra, chẳng hạn như trả tiền một
dấy phép hoặc phạt tiền, thậm chí nộp hồ sơ khai thuế Mức độ này cho phép thực hiện ác nhiệm vụ mà trước đây được thực hiện bởi các cán bộ, công chức, viên chức
Giao dịch: Cổng thông tin cho một loạt các dịch vụ cla CP được cung cấp Nó có thể ích hợp các dịch vụ của CP và cung cấp cách thực hiện dựa trên nhu cầu của công dân, hay thế các cấu trúc truyền thống của bộ phận hoặc cơ quan Thông qua một công thông
in, hệ thống thông tỉn của tất cả các phòng ban và các cơ quan có thể được liên kết để
sung cấp các dịch vụ tích hợp trong một cách mà tránh người sử dụng phải hiểu được cấu rúc cơ quan của CP
2.4.4 Mô hình 4 giai đoạn của Gartner
Gartner group (2000), việc phát triển CPĐT trải qua một số giai đoạn khác nhau Qua từng giai đoạn thì tính phức tạp lại tăng thêm, nhưng giá trị mà nó mang lại cho người dân, DN và CP cũng tăng lên
Trang 25Tang thém giá trị cho doanh nghiệp và người dân Giai đoạn 4 'Giai đoạn 3 Giai đoạn 2 Giai đoạn 1 Thông tin Tương tác Giao dịch Chuyển hoá Mức độ phức tạp tăng lên Nguén: Gartner
Hình 2.3 Mô hình 4 giai đoạn của Gartner
Một mô hình CPĐT đã được sử dụng rộng rãi, do hãng tư vấn và nghiên cứu Gartner ây dựng nên, chỉ ra bốn giai đoạn của quá trình phát triển CPĐT
Giai đoạn 1 - Thông tin: Trong giai đoạn này, CPĐT hiện diện trên trang web và cung ấp cho công chúng các thông tin thích hợp Giá trị mang lại ở chỗ, công chúng có thể tiếp ân được thông tin cia CP, cdc quy trình trở nên minh bạch hơn, qua đó nâng cao chất
rợng dịch vụ Với G2G, CP cũng có thể trao đổi các thông tin bằng các phương tiện điện
† như: Internet, mạng nội bộ
Giai đoạn 2 - Tương tác: sự tương tác giữa CP và công dân (G2C và G2B) được hông qua nhiều ứng dụng khác nhau Người dân có thể hỏi qua thư điện tử, sử dụng các ông cụ tra cứu, tải xuống các biểu mẫu và tài liệu Các tương tác này giúp tiết kiệm thời ian Việc tiếp nhận đơn từ có thể thực hiện trực tuyến 24 giờ trong ngày thay vì được thực
iện tại bàn tiếp dân trong giờ hành chính như trước đây Về mặt nội bộ (G2G), các tổ
hức của CP sử dụng mạng LAN, internet và thư điện tử để liên lạc và trao đổi dữ liệu
Giai đoạn 3 - Giao dịch: Ở giai đoạn này, tính phức tạp của công nghệ có tăng lên, thưng giá trị của khách hàng (trong G2C và G2B) cũng tăng Các giao dịch hoàn chỉnh có
hể thực hiện mà không cần đi đến cơ quan hành chính Có thể lấy ví dụ về các địch vụ
rực tuyến như: Đăng ký thuế thu nhập, đăng ký thuế tài sản, gia hạn/cấp mới giấy phép, hị thực và hộ chiếu, biểu quyết qua mạng
ƒ Giai đoạn 4- Chuyển hóa: mọi hệ thống thông tin được tích hợp lại và công chúng có
hễ hưởng các địch vụ G2C và G2B tại một bàn giao dịch Ở giai đoạn này, tiết kiệm chỉ
hi va đáp ứng nhu cầu khách hàng đã đạt được các mức cao nhất
Trang 262.5 Tác động của CPĐT đến Hiệu quả của quản trị công
2.5.1 Tác động của CPĐT đến kinh tế và xã hội (Bhatnagar, 2004) Mô hình của Bhatnägar như sau: ° _ chính phú cas
Hình 2.4 Tác động của CPĐT đến kinh tế và xã hội của Bhatnagar (2004)
Theo Bhatnagar (2004), CPĐT tác động đến kinh tế và xã hội, cụ thể như sau:
Trang 27sống mở dé nhắm mục tiêu giảm tham nhũng trong quá trình xử lý giấy phép và giấy phép tực tuyến Hệ thống công bố thông tỉn liên quan đến dịch vụ, giấy phép và các vấn đề của
hính quyền địa phương: Hệ thống này cho phép công chúng có thể theo dõi quá trình
ung cấp dịch vụ và cấp giấy phép từ đầu đến cuối Qua nghiên cứu các quốc gia cụ thể về
ie động của CPĐT đối với việc tăng tính minh bạch và giảm tham những thể hiện như
au: Tăng cường tính minh bạch trong dữ liệu, các quyết định, các hoạt động, các quy tắc, tủ tục và hiệu suất của các cơ quan CP Tự động hóa các quy trình nên vấn đề trì hoãn, từ
hối dịch vụ, quan liêu bị hạn chế và giảm đáng kể Có thể truy xuất nguồn gốc, để giải
uyét các trường hợp khiếu nại Đồng thời có thể cung cấp tài liệu hướng dẫn cho công ân trong trường hợp họ muốn nộp đơn khiếu nại Tăng cường trách nhiệm giải trình bằng ách cung cấp thông tỉn thông qua trang web cho các nhóm xã hội dân sự Tiếp thu và xử
ý các ý kiến, các phản đối, kiến nghị của công dân, dẫn đến quá trình giám sát hiệu quả “4p trung quản lý dữ liệu có sẵn để kiểm toán và phân tích tốt hơn
Tăng hiệu quả và hiệu lực của cung cấp dich vu: Nhiều dịch vụ công đã tự hào vì đạt
tược hiệu quả ấn tượng khi cắt giám số lượng các bước liên quan, cắt giảm thời gian, và
ắt giảm số lượng các cơ quan cần phải liên hệ Những thành tựu đạt được bởi vì các quy tình được tự động hoá nên đòi hỏi thời gian hoàn thành ít hơn Một số hiệu quả khi áp lụng CPĐT trong cung, cấp dịch vụ là: xử lý nhanh hơn, thời gian chờ đợi ngắn hơn Số :huyến đi đến văn phòng của CP ít hơn, tiết kiệm chỉ phí vận chuyên và chỉ phí nhân sự
3e tài liệu chính xác và đễ đọc hơn, có thể chỉnh sửa các lỗi dễ dàng hơn Cải thiện tiếp
tận với văn phòng: điểm giao hàng gần hơn, trung gian ít hơn
Trao quyền cho nhân viên CP: Khi các cơ quan của CP sử dụng các phần mềm quản ý cơ sở dữ liệu hiện đại đã cho phép nhiệm vụ của lãnh đạo cấp trên được thực hiện bởi
nhân viên cấp dưới Một đội ngũ công nhân tri thức và công việc kiến thức đã thay thế
Trang 28lượng các loại công việc và đơn giản hóa hệ thống phân loại vị trí trong bộ máy hành
ính liên bang Ví dụ một định giá thuế sẽ được hỗ trợ bởi một máy tính tốt, bằng phần ầm điện tử đầy đủ, công cụ tìm kiếm hiện đại, cơ sở dữ liệu tốt Nếu rất nhiều các chức
ng chính có thể được tiến hành bởi nhân viên cấp dưới, với sự hỗ trợ từ các phần mềm, ah đạo có thể được chuyển hướng đến nhiệm vụ cao hơn Điều này dẫn đến chuyển giao tyền lực, thâm quyền hiệu quả giữa lãnh đạo và nhân viên thực hiện
Trao quyền cho các cộng đông nông thôn: Một số lượng lớn các dự án thí điểm để ực hiện trao quyền cho công dân khi triển khai CPĐT của các quốc gia, như một số quán ternet ở nông thôn đã được mở ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ La Tỉnh Kết quả triển xi dự án đã không được thành công hoàn toàn do khả năng kinh tế của công dân Các kết
ận được rút ra từ những thành công và thất bại khi triển dự án thí điểm ở nông thôn như
u: Dân số nông thôn chỉ sẵn sàng trả một khoản phí việc sử dụng cá nhân Người dân xông hưởng ứng lắm với các dịch vụ của CPĐT Sự hưởng ứng phụ thuộc vào nhu cầu ¡a người dân Tổ chức trung gian vẫn cần thiết để đáp ứng nhu cầu thông tin cụ thể của xười dân nông thôn và giải thích, phổ biến kiến thức các tài liệu cơng cộng Ngồi ra hiện ạng cơ sở hạ tầng CNTT nghèo nàn ảnh hưởng đến khả năng kinh tế và hiệu quả hoạt ìng của các trạm giao dịch ở nông thôn
Tác động đến kinh tế làm giảm chỉ phí trong cung cấp dịch vụ, kiểm soát chỉ tiêu của
P, tăng trưởng doanh thu thuế
Giảm chỉ phí trong cung cấp dịch vụ: Trong thực tế, ban đầu khi triển khai CPĐT ic chi phi sẽ tăng lên do đầu tư vào các tài sản, cơng cụ để hồn hiện cơ sở vật chất hạ
ng Vì vậy ngay cả khi triển khai CPĐT ở các nước phát triển thì việc giảm chỉ phí đã
hông diễn ra Lý do là tỷ lệ dân cư sử dụng cổng thông tin CPĐT trong cung cấp dịch vụ tấp CPDT chi dat được mục tiêu giảm chỉ phí trong cung cấp dịch vụ khi tỷ lệ công dân
dụng dịch vụ này đạt đến một mức độ mà có thể cắt giảm Số nhân viên làm việc ở các
ảnh truyền thống hoặc điện thoại Nếu không có một khối lượng lớn các công dân sử
ụng CPĐT trong cung cấp dịch vụ như thuế, dịch vụ thu phí, thì việc thu hồi chỉ phí khi iên khai CPĐT sẽ trở lên khó khăn và đầy thách thức hơn
i Kiém soát chỉ tiêu của Chính phủ: Nhiều quốc gia đã thực hiện hệ thống quản lý tài
hính tích hợp để theo dõi và kiểm soát các khoản thanh toán của Kho bạc Nhà nước Ví
Trang 29u bang Karnataka đã kết nối 215 kho bạc của mình thông qua một mạng lưới điện tử Mỗi
ìn thanh toán tại các đơn vị trực thuộc Trung ương thì hệ thống sẽ xác thực để đảm bảo ing khoản thanh toán nằm trong trong điều khoản ngân sách cho phép và việc thanh tốn hơng vượt q giới hạn Hệ thống tập trung vào kiểm soát chỉ, nó khai thác đầy đủ tiềm ăng của hệ thống để chống tham nhũng và cải thiện cung cấp dịch vụ Một chiến lược để iểm soát chỉ tiêu là các bộ phận văn phòng trong các cơ quan CP sử dụng giấy ít hơn Tuy hiên, tiết kiệm mạnh hơn thông qua giảm kích thước số lượng nhân sự của các cơ quan P chưa thực hiện được do sự kháng cự mạnh từ các tổ chức cơng đồn của CP
Tăng trưởng doanh thu thuế: Thực trạng kết quả thu thuế ở nhiều nước đang phát
ên không hiệu quả đã dẫn đến việc thiếu tiền mặt của các CP do các đối tượng nộp thuế
hông thực thi các khoản thanh toán thuế Hơn nữa, tham nhũng trong quá trình thu thế ẫn đến nguồn ngân sách của CP ngày càng hạn chế Hiện đại hóa hệ thống thu thuế thông ua các ứng dụng CPĐT là một ưu tiên cho nhiều quốc gia Thông qua khai thuế trực syến và hệ thống xử lý, các CP đã giảm tham nhũng và tăng cường tinh minh bach dé tao aém long tin cia céng dân Minh chứng là hệ thống E-SAT trong Mexico hiện thu được
0% tắt cả các khoản thu thuế và tiết kiệm chỉ phí đáng kể Chile cũng tiết kiệm đáng kể hông qua hệ thống thuế trực tuyến của họ Với việc kiểm tra đánh giá hơn 200.000 người tộp thuế trực tuyến, CP đã bắt đầu thấy tiết kiệm chỉ phí đáng kể và tăng độ chính xác chile, ngân khố đã thu được $ 1.943.000.000 thông qua hệ thống điện tử Tại các tiểu bang
r Gujarat, Án Độ, hệ thống thuế trực tuyến đã dẫn đến một sự gia tăng doanh thu thuế gấp va lan trong hon 2 năm, doanh thu tăng từ 12 triệu lên 50 triệu USD
Trang 30tãi hơn cho công chúng
3 Công bố tài sản công, ngân sách CP, mua sắm đầu tư công 4 Nhiệm vụ, kết quả của CC, VC được công khai 1 Các thủ tục giao dịch trực tuyến có thê dễ dàng theo dõi 3iảm hành x x 2 Giảm quyền hạn của người đứng đầu thông qua các thủ tục tự :hính tham ` động thững
3 Loại bỏ các bộ phận trung gian
Tải thiện 1 Thời gian ngắn hơn trong việc hoàn tât giao dịch aung cấp 2 Giảm chỉ phí đi lại cho công dân khi quan hệ với CP lịch vụ 3 Cải thiện khả năng cung cấp dịch vụ khi phân khúc dân SỐ 1 h Tăng cường khả năng của các nhà quan ly dé theo dõi nhiệm vụ, ty Jải thiện , ệ hoàn thành của CC, VC tiệu suất ¬ ae lit 2 Cải thiện hiệu quả của nhân viên qua sử dụng hệ thông tự động ịch vụ 2 la 3 Tăng tốc độ và trao đổi đữ liệu trong cơ quan và liên cơ quan lân sự 4 Loại bỏ nhân viên dư thừa
1 Cung cấp cho cộng đồng có quyên truy cập hạn chê với một kênh
[rao quyền mới để nhận dịch vụ và thông tin CP
2 Giảm sức mạnh môi giới trung gian
3ải thiện 1 Giảm chi phí cho quá trình giao dịch của CP
ài chính 2 Tăng doanh thu bằng cách cải thiện các chức năng kiểm toán, theo sủa chính phủ _ dõi tốt hơn và giảm rò rỉ, giảm tham nhũng
3 Cung cấp, kiểm soát tốt hơn chỉ tiêu của CP
Nguồn: Bhatnagar (2004)
2.5.2 Tác động của CPĐT đến kinh tế và xã hội (Ajilian và Crameri, 2011) Tác động kinh tế của CPĐT được đề cập đến là: giảm chỉ phí, tiết kiệm ngân sách, au thuế, thủ tục hành chính, vị trí kinh tế (Ajilian Stefanie, Crameri Claudio, 2011)
Kết quả các nghiên cứu về CPĐT đều cho rằng: CPĐT là tương đối mới nên rất khó
ê đánh giá cụ thể tác động kinh tế của CPĐT Hơn nữa, các chính quyền đầu tư cho 'PÐT chưa đủ lớn để tạo ra hiệu quả kinh tế vĩ mô rõ ràng Trong thực tế, đầu tư vào các ái pháp CPĐT là nền ‘tang cho các nước phát triển, một mặt cung cấp những dịch vụ để
Trang 31liên tục cải thiện các dịch vụ CPĐT của họ, mặt khác, là để đầu tư Mục tiêu của CPĐT là
lạo ra lợi ích cho người dân và DN, người sử dụng trong các cơ quan nhà nước
Giảm chỉ phí và tiết kiệm ngân sách: CPĐT mang lại những lợi ích thông qua việc
giảm chỉ phí giao dịch cho các thủ tục hành chính, và kiểm sỏát tốt hơn các nguồn chỉ của CP Đó là hai tác động kinh tế riêng biệt và trực tiếp của CPĐT Giảm chỉ phí giao dịch
lược quyết định bởi một số lượng người sử dụng dịch vụ của CPĐT Điều này sẽ cho phép việc giảm số người làm việc trong các dịch vụ cung cấp thông qua các kênh truyền thống
và sau đó giảm chỉ phí Ngoài ra, CPĐT có thể giúp đỡ trong việc kiểm soát chỉ tiêu CP nột cách tốt hơn Ngoài ra tác động kinh tế của CPĐT là chỉ phí chính trị Ở Hy Lạp và Ý,
‘hi phi của chính trị là rất cao Điều này cũng một phần là do cách cung cấp dịch vụ cổ
tiên và truyền thống của CP Nhiều nguồn tài nguyên có thể được tiết kiệm với sự giúp đỡ ủa CPĐT Ví dụ, một CPĐT thành công sẽ giúp quản lý tốt hơn tắt cả các chỉ phí chính trị :ong một quốc gia nhất định như: đối với đi lại công cộng và nhiên liệu cho xe hơi, và
hiều đặc quyền cho quan chức CP ở các cấp khác nhau đặc có thể được theo đối một cách iệu quả hơn Hơn nữa, việc lạm dụng quyền hạn có thể kết thúc
Thu thuế: Một vẫn đề cơ bản cho các quốc gia như Italy và Hy Lạp là vấn đề trốn huế, Trong thực tế, nhiều người dân đã trốn tránh nghĩa vụ thuế của họ trong nhiều năm à đã khiến CP của họ rơi vào tình trạng thiếu hụt kinh phí nghiêm trọng Đây là một trong hững hậu quả của việc không có khả năng và không hiệu quả trong việc thu thuế của CP ác nước Một CPĐT thành công có thể có một tác động lớn về kinh tế trên sự tăng trưởng
ủa doanh thu thuế đối với nước này Hiện đại hóa và tạo ra hệ thống thu thuế hiệu quả
hông qua các dịch vụ CPĐT đã là một ưu tiên quan trọng cho nhiều quốc gia Ví dụ, nộp lồ sơ thuế qua mạng và hệ thống xử lý có thể giúp các CP trong việc tăng cường tính minh sạch và giảm tham nhũng, tạo sự tin tưởng tốt hơn đối với người nộp thuế
Thủ tục hành chính: đánh giá cảm nhận của công dân khi sử dụng các địch vụ của
)PĐT về các thủ tục hành chính, kết quả nghiên cứu thu được như sau: nhờ cải thiện tốt
Trang 32iâm nhu cầu về nhân viên (Coursey và Norris,2008, p.529) Các kết quả là rất khác nhau
iữa các chính quyền khác nhau do khả năng ứng dụng làm việc hiệu quả của các CP là
hác nhau —
Vị trí kinh tế: Theo chiến lược CPĐT của Thụy Sĩ do Hội đồng liên bang đã được phê
uyệt trong tháng l năm 2007, việc sử dụng CPĐT để nâng cao chất lượng các vị trí kinh
‡ của CP là tốt Như đã đề cập, nhu cầu của DN đối với dịch vụ điện tử là rất cao Nhờ có
hững dịch vụ này DN sẽ thuyên giảm đáng kể một số công việc cần phải thực hiện trong
ất kỳ công ty nào nhưng nó lại không tạo ra giá trị kinh tế Cuối cùng, điều này sẽ mang ú lợi ích cho chính quyền địa phương hoặc cho cả nước Những ảnh hưởng của sự gia ng hiệu qua trong các dịch vụ của CPĐT cho các công ty sẽ ting sức hấp dẫn của quốc a như một địa điểm kinh doanh hấp dẫn, điều đó sẽ giúp tạo ra nhóm các DN, nâng cao nø lực cạnh tranh quốc gia, tạo việc làm mới và cuối cùng là tăng năng suất va ting
rong kinh tế (Hội đồng Liên bang năm 2009, p.5)
Tác động xã hội của CPĐT đề cập đến tính minh bạch và tham nhũng, minh bạch là 3t vấn đề thiết yếu trong sự phát triển của các dịch vụ CPĐT Thực sự nó cho phép xây ng lòng tỉn giữa CP và người sử dụng CPĐT cung cấp một số loại thông tin minh bạch o người dùng, mà kết quả cuối cùng là giảm tham nhũng
2.5.3 Tác động của CPĐT đến cung cấp dịch vụ công (Ronnie Park, 2010)
Ronmnie Park (2010), hiệu quả của CPĐT trong cung cấp dịch vụ là phổ biến tăng ờng thông tin, sử dụng giao dịch trực tuyến, và tăng cường sự tham gia của công dân
á trị có thể là kinh tế, cá nhân, và xã hội Giá trị kinh tế bao gồm tiết kiệm chỉ phí và
3¡ gian, giá trị cá nhân là sự thuận tiện và an ninh, giá trị xã hội có thể bảo vệ môi trường 'ặc tham gia vào ra quyết định Phần lớn, công dân muốn những lợi ích của việc sử dụng e địch vụ CPĐT là tiết kiệm chi phí và thời gian (Wang & Liao, 2008) Các mục tiêu của 3ĐT bao gồm: xây dựng dịch vụ xung quanh sự lựa chọn của công dân, cải thiện khả
ng tiếp cận của công dân đối các dịch vụ của CP, tạo điều kiện hòa nhập xã hội, trình
y thông tin có trách nhiệm, và sử dụng các nguồn lực của CP một cách hiệu quả
Hiện nay, việc tiếp cận thông tin là một trong những tính năng phổ biến nhất của dịch
Trang 33i céng nghé Internet hiện đại có khả năng tạo điều kiện truy cập vượt xa khỏi cách truy
p truyền thống Do đó, người nộp thuế Mỹ sống ở châu Phi có thể nộp thuế thu nhập trực
yến với Sở Thuế Vụ; một công ty du lịch ở châu Á có thể truy cập thông tin tham quan ở ›w York thông qua trang web của thành phố New York; một công ty xuất khẩu trong
âu Âu có thể tìm hiểu về cơ hội tiếp thị ở California cho sản phẩm của mình thông qua
dụng trang web của nhà nước California Và không cần phải vào giờ làm việc truyền
áng, không cần tới sự hỗ trợ của đội ngũ nhân viên, không chỉ khi văn phòng chính phủ
ở cửa, công dân có thể tìm kiếm thông tin mình cần vào 24 giờ một ngày, bảy ngày trong
ằn một cách thuận tiện (West, 2004)
2.5.4 Tác động của CPĐT đến tính minh bạch của hành chính công (Pérez, dlivar, & Hernandez)
Pérez, Bolivar, & Hernandez (2010), Chi số minh bạch cho các chính quyền địa xương Mỹ Latinh có giá trị là 44,23% đối với các théng tin được cung cấp thông qua ternet Các thông tin được cung cấp chủ yếu trên các trang web là: Thông tin tài chính và ¡ quy định phi tài chính, thông tin quản lý, các khía cạnh liên quan đến tương tác giữa tính quyền địa phương và người sử dụng thông tỉn
Sự phát triển của CPĐT có thể nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình,
5p phần để tăng niềm tin của người dân và cải thiện khả năng của các CP trong ứng phó
ýi nhu cầu của công dân Tuy nhiên, trong trường hợp CP của các quốc gia phi dân chủ ay mức độ tham nhũng hiện tại cao, CPĐT có thể được sử dụng, trong ngắn hạn, để mở ¡ng quyền kiểm soát và duy trì quyền lực CP Dù sao, hầu hết các nước Mỹ Latinh thực lên CPĐT với mục tiêu vào việc cải thiện quản lý nhà nước, các quy trình hành chính và tất lượng cung cấp dịch vụ trực tuyến
Tóm lại: Từ các cơ sở lý thuyết về tác động của CPĐT nêu trên, tác giả sẽ chọn các 6i dung nghiên cứu tác động của CPĐT đến kinh tế và xã hội của Bhatnagar (2004) làm ôi dung cho nghiên cứu này Vì nội dung của Bhatnagar đầy đủ, chỉ tiết và liên quan chặt hẽ với quản trị công, đúng theo đề tài nghiên cứu của tác giả Tác giả nghiên cứu trên hạm vi tỉnh Đồng Nai để thấy được CPĐT đã mang lại những kết quả như thế nào cho ditg tac quan tri công tại Đông Nai
2 ~
Trang 342.6 Các nghiên cứu trước
2.6.1 Nghiên cứu cia Bhatnagar va Singh (2010) về đo lường tác động của
CPĐT tại Án Độ ,
Mục tiêu nghiên cứu: đo lường tác động của CPĐT đối với ¡ khách hàng Đối tượng 1ghiên cứu là 8 dự án Các dự án này bao gồm dịch vụ cho công dân ở nông thôn cũng thư công dân đô thị (G2C), dịch vụ cho các DN (G2B) và dịch vụ cho người sử dụng nội
96 CP (G2G)
Nội dung nghiên cứu: Tác động tới kinh tế Tác động tới quản trị (tham nhũng, rách nhiệm giải trình, tính minh bạch, sự tham gia) Tác động tới chất lượng cung cấp dịch
;ụ (đúng đắn, công bằng, tiện nghỉ) Hiệu suất kinh tế phi CP Cai tiến quy trình xã hội CP
sói chung Tác động lâu dài trên Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ Hình ảnh của CP
Phương pháp nghiên cứu: Đối với mỗi dự án, thu thập dữ liệu bao gồm: 1) hồ sơ của
lự án xác định dịch vụ, khách hàng và các các bên liên quan; 2) dữ liệu cơ quan cấp trên
8 mite độ hoạt động, các khoản đầu tư và chỉ phí vận hành Nghiên cứu ngẫu nhiên mẫu
thoảng 30 đơn vị đã được lựa chọn từ 8 địa điểm khác nhau Gần 250 người đã được khảo át cho từng dự án Sử dụng bảng câu hỏi Sử dụng lấy mẫu bằng cách thông qua lĩnh vực hăm dò, phỏng, vấn, điều tra và trưng cầu ý kiến qua e-mail
Kết quả nghiên cứu:
1 Giảm Chỉ phí: Trong tắt cả 8 dự án, CPĐT đã làm giảm số chuyến đi mà người sử lụng phải thực hiện để hoàn thành tất cả giao địch Điều này đã dẫn đến tăng số lượng
tong cung cấp dịch vụ và giảm số lượng các các chuyến đi Giảm số lượng các chuyến đi àm giảm chỉ phí đi lại Ngoài ra thời gian chờ đợi tại các trung tâm dịch vụ đã giảm
2 Chất lượng dịch vụ: Đối với tất cả 8 dự án, người sử dụng đánh giá chất lượng dịch
rụ thông qua CPĐT cao hơn về tổng thể
3 Tình trạng tham những: Trong việc giảm tham những, kết quả là hỗn hợp, CPĐT
lường như có tiềm năng giảm đáng kể tình trạng tham nhũng trong cung cấp dịch vụ
4 Tác động khách hàng: hiệu quả giao dịch nâng cao; cải thiện quản trị công, và chất tượng được đo bằng tỷ lệ lỗi và thuận tiện
`5, Tác động đối với các cơ quan: CPĐT đã giúp sự phát triển của giao dịch, chất lượng juin tri duge cai thién |
Trang 352.6.2 Nghiên cứu của Liliana Proskuryakova và ctg (2011) về tác động của PĐT đối với vấn về tham nhũng trong khu vực công
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá những đổi mới trong khu vực cống ở một số nước rợc lựa chọn trong lĩnh vực CPĐT từ năm 2009 đến 2010, righién cứu mối tương quan ¡a một số khía cạnh CPĐT với việc kiểm soát tham những trong khu vực công Thông Ia nghiên cứu 2 đối tượng là: bên cung cấp (CPĐT) và bên sử dụng các dịch vụ điện tử
ông dân và DN) để đánh giá tác động của CPĐT có ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị
¡ng và đặc biệt là nội dung tham nhũng
Nội dung nghiên cứu: Để xác định mối liên hệ giữa cơ sở hạ tầng của CPĐT và việc : dụng của công dân và DN, đồng thời đo lường cảm nhận mức độ tham những Nghiên
su đã sử dụng các chỉ số: Chỉ số sẵn sàng kết nối mạng (Dutta, Mia, 201 1), Chỉ số minh
¡ch Quốc tế và Chỉ số nhận thức tham những (CPI năm 2010)
Phương pháp nghiên cứu: sử dụng phương pháp phân tích hồi quy Số lượng mẫu là '3 quốc gia Các nguồn đữ liệu chính được sử dụng trong nghiên cứu này là các chỉ số à các tổ chức CP và phi CP quốc tế sử dụng cho nghiên cứu so sánh trong lĩnh vực
NTT và CPĐT Sử dụng kỹ thuật phân tích chuỗi thời gian và phần mềm SPS8
Kết quả nghiên cứu: một CPĐT tốt hơn, các công dân và DN sử dụng CPĐT tốt hơn
ì có liên quan đến kiểm soát tốt hơn về tham những Kết luận chính là mối quan hệ tỷ lệ uận ổn định giữa chất lượng dịch vụ CPĐT và mức độ tham nhũng được đo bằng chỉ số PI minh bach quốc tế và nhận thức tham nhũng
2.6.3 Nghiên cứu của Mayumi Miyata (2011) về đo lường tác động của CPĐT
Si véi dich vụ đăng ký xe ở Bhutan
Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá tác động của CPĐT đối với chất lượng cung cấp dịch
1 công: cụ thể là dịch vụ đăng ký xe và cấp giấy phép lái xe ở Bhutan
Nội dung nghiên cứu: đánh giá các chỉ số tác động kinh tế, và tác động về quản trị Š kinh tế: So sánh chỉ phí và thời gian trong nội bộ của khu vực công khi thực hiện đăng 7 và cấp giấy phép lái xe trước và sau khi triển khai CPĐT So sánh chỉ phí và thời gian
ýi với khách hàng khi thực hiện đăng ký và cấp giấy phép lái xe trước và sau khi triển
ti CPĐT Về tác động tới vấn đề quản trị, như trách nhiệm giải trình, tính minh bạch và ìng bằng, tức là kiểm soát nội bộ và mức độ mà khách hàng được đối xử bình đẳng
Trang 36Phương pháp nghiên cứu: phương pháp định tính và định lượng Kỹ thuật so sánh các
shi sé đo lường, chẳng hạn như chỉ phí và thời gian để đánh giá hiệu quả kinh tế và khía
›anh quản trị, trước và sau khi sử dụng CPĐT Dữ liệu được thu thập thông qua phỏng ;ấn, điều tra, khảo sát bằng bảng câu hỏi Sử dụng phần mềm SPSS
Kết quả nghiên cứu:
Hiệu quả nội bộ: Hiệu quả nội bộ đã được điều tra bởi hai chỉ số, chỉ phí nội bộ trong ung cấp dịch vụ và phân bổ thời gian làm việc của nhân viên kết quả của cải cách, chỉ phí tội bộ khi cung cấp mỗi dịch vụ tăng lên, trong khi phân bổ thời gian của nhân viên để xử
ý cấp phép và đăng ký thường xuyên đã giảm
Hiệu quả bên ngoài: Hai chỉ số được thiết lập để đánh giá hiệu quả bên ngoài, cụ thể
à: thời gian cho mỗi loại hình địch vụ và thời gian của khách hàng được thực hiện trong
;ăn phòng Kết quả nhiều dịch vụ khác nhau khơng hồn thành trong một ngày, có nghĩa là
chách hàng cần phải quay trở lại văn phòng Tổng thời gian mà một giao dịch hoàn tất nói ;hung đã rút ngắn
Chỉ số tác động về quân trị: kiểm soát hành vi tham những hoặc hành vi bất hợp pháp
rong văn phòng đã được cải thiện sau khi cải cách Một phần của tín dụng đi vào các tính ăng an ninh cứng nhắc, trong đó cán bộ chỉ có thể truy cập vào dịch vụ mà họ được giao €ết quả là, các nhân viên không còn có thể cung cấp dịch vụ bên ngoài thẩm quyền của họ
2ũng phải nói thêm rằng người đứng đầu có thể sử dụng hệ thống mới để tăng cường kiểm ;oát nội bộ, có thể giám sát bất kỳ giao dịch bất thường trong văn phòng, đồng thời có thể
diểm tra tất cả các hồ sơ giấy phép trước khi chúng được gửi cho in ấn
Ý nghĩa của sự công bằng và pháp quyền theo cảm nhận khách hàng: Khảo sát sự hài òng của khách hàng bao gồm hai câu hỏi về sự công bằng và trách nhiệm giải trình Các
›âu hỏi về sự công bằng, nơi mà khách hàng được hỏi liệu các nhân viên ứng sử với tất cả
sác khách hàng như nhau, không cho thấy mức độ quan trọng của sự cải thiện Và câu trả lời còn được tiếp tục phân thành ba loại, tích cực, bình thường và tiêu cực Nhưng xu 1ướng tích cực trong cả hai khía cạnh được quan sát Bên cạnh ấn tượng tích cực như vậy, chách hàng vẫn thực hiện một số khiếu nại về sự công bằng Kết luận có thể được xem như
r ‘ 3 £ ‘ £
là một dấu hiệu tích cực để cải thiện chất lượng của cung cấp dich vụ công và quan trj tot
Trang 372.6.4 Nghiên cứu của Tong-yi Huang và Chung-pin Lee (2011) về đánh giá tác động của CPĐT đối với công dân của Đài Loan
Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá tác động.của CPĐT đối với công dân về chỉ phí và lợi
ích với quan điểm công dân làm trung tâm Ngoài ra giúp các nhà hoạch định chính sách ở
Đài Loan trong việc phát triển chiến lược tiếp theo về CPĐT _
Nội dung nghiên cứu: nghiên cứu đánh giá tác động của CPDT đối với 2 đối tượng:
những người có sử dụng CPĐT và những người không sử dụng CPĐT Các nội dung nghiên cứu khảo sát là: 1 chỉ phí tài chính trực tiếp và chỉ phí tài chính không trực tiếp 2 lợi ích mà công dân nhận được (độ tin cậy, sự hài lòng và tin tưởng vào chính phủ)
Phương pháp nghiên cứu: sử dụng bảng câu hỏi để phỏng vấn đối với công dân (những người có sử dụng và không sử dụng CPĐT), khảo sát qua điện thoại ngẫu nhiên phỏng vấn 1.034 người không sử dụng CPĐT và và 982 người có sử dụng CPĐT Với mức độ tin cậy 95% Kỹ thuật sử dụng là phân tích thống kê mô tả và phân tích lợi ích chỉ phí
Kết quả nghiên cứu:
Về tiết kiệm chỉ phí tài chính: có 80,6% người sử dụng CPĐT đồng ý rằng việc sử dụng kênh điện tử đã tiết kiệm lại tiền cho họ Tuy nhiên, 92,7% người sử dụng kênh
truyền thống không đồng ý
Về tiết kiệm thời gian: là 96,6% người sử dụng CPĐT đồng ý rằng họ đã dành ít thời
gian hơn trong dịch vụ của CPĐT so với dịch vụ công cộng truyền thống trong liên hệ giao dịch 94,9% người sử dụng CPĐT trực tuyến đồng ý là tiết kiệm thời gian trong việc tìm
kiếm thông tin; 89,8% người không sử dụng CPĐT đồng ý họ nhận được thông tin của CP
theo truyền thống một cách nhanh chóng
Độ tin cậy: 91,7% người sử dụng CPĐT đồng ý rằng các thong tin trén trang web chính phủ này là đáng tin cậy Ngược lại, chỉ có 53,8% người không sử dụng CPĐT cho là
đáng tin cậy `
Sự hài lòng: 91,3% người sử dụng CPĐT đang hài lòng với dịch vụ trực tuyến Có §2,1% khơng người sử dụng CPĐT đang hài lòng với kênh truyền thống họ đang sử dụng , Tin tưởng vào CP: 68,7% người không sử dụng CPĐT bày tỏ niềm tin vào CP trung
wong và chính quyền địa phương, trong khi 65,6% người sử dụng CPĐT bày tỏ niềm tin vào CP trung ương và chính quyền địa phương
Trang 382.7 Thực trạng CPĐT trong nước đang phát triển và lý do cần triển khai CPĐT
lại các nước đang phát triển
Theo nghiên cứu của Bhatnagar (2004), thì thực trạng CPĐT trong nước đang phát riển và lý do cần triển khai CPĐT tại các nước đang phát triển như sau:
» Thực trạng CPĐT trong nước đang phát triển:
Đánh giá của các công ty tư vấn lớn chỉ ra rằng CPĐT ở các nước phát triển và đang shát triển đang trong giai đoạn mới sinh va triển khai thực hiện Ở nhiều nước đang phát xiển, một số lượng rất lớn các cơ quan CP công bố bản thông tin trên các trang web Và phần lớn các trang web được thiết kế kém, không được cập nhật, và không chịu trách nhiệm về chất lượng thông tin Ban đầu nỗ lực này được nhắm vào thu hút đầu tư nước ngoài, nhưng khi phát triển trong khu vực đô thị, nhiều trang web tập trung vào việc cung sấp thông tin và dịch vụ cho công dân và DN Các dữ liệu nghiên cứu từ các nước phát triển cho thấy rằng một số lượng lớn các nước đang phát triển ở Châu Á và Mỹ Latinh đã
triển khai các ứng dụng CP điện tử theo định hướng giao dịch trên một thí điểm + Lý do cần triển khai CPĐT tại các nước đang phát triển:
Trong hai thập niên qua một số các tổ chức có xu hướng quản lý như quản lý theo mục tiêu, không dựa trên ngân sách, phân cấp quản lý, tái cơ cấu CP để mang lại sự thay đổi Nhưng hầu như tất cả những phong trào đều thất bại trong việc thực hiện mục đích của họ CPĐT sẽ tạo ra một tiếng vang lớn hoặc có thể nó thực sự làm thay đổi CP trong việc quan hệ với các bên liên quan CPĐT được thúc dây bởi nhu cầu ngày càng tăng về dịch vụ tốt hơn của người dân, vì họ đang trải nghiệm cải thiện dịch vụ tốt hơn từ khu vực tư nhân Động lực để áp dụng do đó là mạnh mẽ, như những lợi ích cho công dân, DN và nhân viên CP Một số yếu tố đã góp phần vào sự phổ biến ngày càng tăng của CPĐT trong nước đang phát triển là: trong các nền kinh tế tiên tiến thì CPĐT cải thiện việc cung cấp các dịch vụ, cung cấp thông tin và quản trị nội bộ của khu vực công Nhiều nước đang phát triển đã nâng cao năng lực đáng kể trong việc xây dựng cá ứng dụng CNTT và họ cảm
thấy rằng họ có thể đạt được bước tiến vượt bậc khi tận dụng lợi thế của các kênh điện tử
“mới mà có sẵn để cung cấp dịch vụ CP
Trang 39-ải tiến cung cấp dịch vụ rất tốt, thì tại sao khu vực CP lại không thể sử dụng cùng một
ông nghệ ? Vì vậy, thực tế người dân ở một số nước đã yêu cầu CP triển khai các dịch vụ
ông trực tuyến - :
Trong thập kỷ qua, nhiều quốc gia đã trải qua một quá trinh ty do hóa kinh tế và tăng
tưởng kinh tế đa phương Nhiều quốc gia lớn như Án Độ và Trung Quốc đã tăng trưởng '%-10% trong thập kỷ qua Đã hoàn thành giai đoạn cải cách chính sách kinh tế đầu tiên,
thư hiện nay các quốc gia dưới sức ép bắt buộc phải đi chuyển đến giai đoạn cải cách tiếp
heo nghĩa là cải cách quản trị Kể từ khi CPĐT đã chứng minh một cách tích cực tác động :È tham những, minh bạch và chất lượng dịch vụ, CPĐT là một công cụ hiệu quả để cải :ách quản trị của các nước này
Có sự cạnh tranh đáng kể trong nội bộ giữa các cơ quan CP có mong muốn tiến về ›hía trước trong việc thực hiện CPĐT Những thành công này cũng là một niềm tự hào Mot số quốc gia đã chứng mỉnh, kết quả thử nghiệm là tốt nhất về sự đổi mới của họ trong ĩnh vực này và có sự cạnh tranh giữa các nước phát triển Ví dụ, Brazil đã đưa ra một hệ
hồng bỏ phiếu điện tử: chúng tôi rất tự hào rằng đó là một hệ thống tốt hơn so với Hoa šỳ, và điều này có trở thành một động lực để các quốc gia này để bất kịp với các nước
hát triển
Việc lây lan của Internet trong các khu đô thị của nhiều nước đang phát triển đang sắt đầu tạo ra một khối lượng quan trọng, không phải là đáng kể như trong hầu hết các nước phát triển, nhưng cũng đủ lớn để lãnh đạo CP cung cấp dịch vụ trực tuyến Ở các
qước lớn và đô thị hoá cao trong Mỹ Latin hoặc Châu Á, nó đã trở thành có thể để cung
cấp các dịch vụ này Trong số những nơi mà CPĐT đã được giới thiệu, nó đã chỉ ra rằng
nó có thể làm việc, và nó có thể có tác động rộng trên hiệu quả của CP
Trang 40GIOI THIEU TONG QUAN VE CPDT O VIỆT NAM VÀ
CHUONG 3
TINH DONG NAI
NỘI DUNG _ | Tình hình ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà
nước
Mô hình thành phần chính quyền điện tử cấp tỉnh