1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

115 103 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 1,39 MB

Nội dung

Phát triển kinh tế thị trường là một xu hướng tất yếu đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia trên thế giới. Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, các doanh nghiệp được nhà nước giao ch

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Phát triển kinh tế thị trường là một xu hướng tất yếu đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia trên thế giới Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, các doanh nghiệp được nhà nước giao cho quyền tự quyết hình thức sản xuất kinh doanh Bởi vậy, để có thể tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải biết tổ chức quản lý sản xuất hợp lý, sản xuất ra những mặt hàng phù hợp với yêu cầu của thị trường về mẫu mã và giá thành Để quản tốt doanh nghiệp của mình , bên cạnh sự điều hành hợp lý của các cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp,công tác kế toán cũng là thước đo thực tế đó là kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giúp cho quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm thu được lợi nhuận cao Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp và là khâu phức tạp nhất trong nghành nông nghiệp vụ kế toán của doanh nghiệp Hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm liên quan đến hầu hết các yếu tố đầu vào và đầu ra trong sản xuất.Công tác hoạch toán chính xác và kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động ở môi trường cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường như hiện nay Với sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước, trong mỗi doanh nghiệp, kế toán luôn là công cụ quan trọng để quản lý vốn tài sản và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Đồng thời là nguồn thông tin với số liệu tin cậy để nhà nươc điều hành nền kinh tế vĩ mô kiểm soát nền kinh tế của đất nước.

Công ty Cổ phần Cầu Đuống là môt doanh nghiệp hoạt động trong nghành xây dựng cũng sử dụng công cụ kế toán rất hiệu quả trong việc hoạch toán kinh doanh và quản lý sản xuất Công ty đặc biệt coi trọng công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng , không ngừng đổi mới hoàn thiện và nâng cao trình độ nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý và yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh.

Qua một thời gian ngắn, với tư cách là một sinh viên thực tập phòng Kế toán tài chính của công ty, được sự giúp đỡ của các cô các chú trong phòng kế toán của công ty và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy Cô giáoVõ Thị Thuỳ Trang,

Trang 2

em đã chọn đề tài “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm” tại

Công ty Cổ phần Cầu Đuống làm chuyên đề thực tập.

Đối tượng nghiên cứu chính là công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty.

Phương pháp nghiên cứu: Theo dõi thực tế để thu thập thông tin Xử lý các số liệu thu thâp được từ phòng Kế toán thông qua phân tích và kết hợp với một số phương pháp kế toán để nghiên cứu thực trạng công tác tổ chức hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm Với sự kết hợp giữa lý thuyết được học trong nhà trường và thực tế hạch toán tại Công ty giúp cho sinh viên nắm trắc được nghiệp vụ kế toán hơn

Ngoài lời mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục thì chuyên đề của em gồm 03 chương :

Chương I: Lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp

Chương II:Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất va tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ Phần Cầu Đuống.

Chương III:Một số ý kiến nhằm hoàn thiên công tác kế toán chi phí va tính

giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Cầu Đuống.

Do thời gian thực tập có hạn và kiến thức của bản thân còn hạn chế nên chuyên đề này khôngtránh khỏi saio sót Vì vậy em rất mong sự chỉ bảo , giúp đỡ của các thầy cô trong khoa để chuyên đề của em đươc hoàn thiện hơn Môt lần nữa,em xin được cảm ơn cô giáo Võ Thị Thuỳ Trang la người trực tiếp hướng dẫn và các thầy cô trong khoa Kinh tế đã tận tình chỉ bảo cho em trong xuốt quá trình thực tập Em cũng xin cảm ơn ban lãnh đạo và các cô chú phòng kế toán tài chính

của Công ty Cổ Phần Cầu Đuống đã cung cấp đầy đủ thông tin và tạo điều kiện

thuận lợi giúp em trong xuốt uá trình thực hiện chuyên đề này.

Em xin chân thành cảm ơn !

Hà nội, tháng 08 năm2007 Sinh viên thực tập

Trang 3

Chi phí sản xuất được hình thành do có sự dịch chuyển vốn, chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất (tư liệu lao động, đối tượng lao động và thù lao động )vào các đối tượng tính giá thành

Chi phí sản xuất có nhiều quan điểm khác nhau nhưng theo quan điểm hiện hành của kế toán Việt Nam thì chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết mà doanh nghiệp đã chỉ ra để tiến hành trong sản xuất trong một thời kỳ nhất định

Chi phí sản xuất phát sinh một cách thường xuyên trong quá trình sản xuất kinh doanh, nó luôn vận động và thay đổi trong quá trình tái sản suất, tính đa dạng của nó

Luôn được biểu hiện cụ thể gắn liền với sự đa dạng phức tạp của các loại hình sản xuất khác nhau của sự phát triển tiến bộ không ngừng trong khoa học kỹ thuật công nghệ.

Không phải tất cả các chi phí bỏ ra đều là chi phí sản xuất mà chỉ những chi phí bỏ ra trực tiếp tạo ra sản phẩm trong quá trình sản xuất và gắn với một thời gian nhất định phù hợp với chu kỳ sản xuất sản phẩm , kỳ hoạch toán của doanh nghiệp

Trang 4

1.1.1.2.Phân loại

Chi phí sản xuất của doanh nghiệp rất đa dạng và nhiều loại có nội dung kinh tế khác nhau, mục đích và công dụng của chúng trong quá trình sản xuất cũng khác nhau Chính vì vậy để tiện cho quá trình tính toán và quản lý người ta đã tiến hành phân loại loại chi phí sản xuất theo các tiêu thức khác nhau Các cách phân loại chủ yếu như sau:

*Phân loại theo yếu tố chi phí: theo cách phân loại này thì chi phí sản xuất

được chia thành 05 yếu tố cơ bản sau:

- Chi phí nguyên vật liệu: là toàn bộ chi phí về đối tượng lao động đó là nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, phụ tùng thay thế,vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản.

- Chi phí nhân công: bao gồm toàn bộ các khoản phải trả cho các cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp như tiền lương ,phụ cấp và các khoản trích trên lương như: (BHXH, BHYT, KPCĐ)

- Chi phí khấu hao tài sản cố định: là toàn bộ số tiền trích khấu hao trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Chi phí dich vụ mua ngoài: là toàn bộ số tiền về các dịch vụ phải trả cho nhà cung cấp như: dịch vụ điện nước…phục vụ sản xuất trong kỳ

Chi phí khác bằng tiền: là toàn bộ các chi phí khác bằng tiền phát sinh trong suốt quá trình sản suất kinh doanh trong kỳ ngoại trừ các yếu tố trên

- Theo cánh phân loại này nó cho biết hoạt động sản suất kinh doanh của các doanh nghiệp đã chỉ ra những khoản chi phí gì và giá trị định lượng của nó là bao nhiêu, đồng thời với cách phân loại này nó sẽ là căn cứ để lập bảng thuyết minh tài chính.

*Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm: Theo cánh

phân loại này toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong thời kỳ được chia làm các khoản chi phí sau:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm các loại nguyên vật liệu chính, phụ, nhiên liệu ,….được sử dụng trực tiếp vào chế tạo sản phẩm.

Trang 5

các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPĐC) của toàn bộ công nhân trực tiếp sản suất sản phẩm.

- Chi phí sản suất chung: Bao gồm toàn bộ chi phí dùng cho hoạt động quản lý và phục vụ sản suất chung ở phạm vi xây dựng sản suất.

Với cách phân loại này là cơ sở kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm theo khoản mục.Qua đó giúp cho nhà quản lý giá kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, phân tích mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến khoản mục chi phí giá thành.

*Phân loại theo mối quan hệ tương quan giữa chi phí sản suất với khối lượng sản phẩm sản xuất ra: Theo cách phân loại này chi phí sản suất được chia

Với cách phân loại nàycó ý nghĩa rất quan trọng đối với nhà quản lý cho công tác quản trị doanh nghiệp Nó rất quan trọng trong việc phân tich tình hình tiết kiệm chi phí đề ra những biện pháp hạ thâp chi phí sản xuất nhằm mục tiêu nâng cao lợi nhuận Tạo điều kiện xác định điểm hoà vốn, đồng thời tiến hành hoạch định giá bán kỳ này và kế hoạch sản xuất sản phẩm kỳ tiếp theo.

*Phân loại theo phương thức kết chuyển chi phí: Theo phương thức này

thì chi phí sản xuất được chia làm hai loại.

- Chi phí sản phẩm: Là những chi phí gắn liền với các sản phẩm sản xuất ra hay được mua.

- Chi phí thòi kỳ: Là chi phí tổn được khấu trừ ra từ lợi tức của thơi kỳ mà chúng phát sinh.

Cách phân loại này tạo điều kiện cho việc xác định giá thành công xưởng cũng như kết quả kinh doanh.

Ngoài ra theo thẩm quyền quyết định chi phí đươc chia làm hai loại:

Trang 6

- Chi phí kiểm xoát được.

- Chi phí không kiểm xoát được.

Tóm lại: Mỗi cách phân loại chi phí khác nhau thì có một nội dung cụ thể

khác nhau Về cơ bản, các cách phân loại chi phí đều nhằm mục đích tạo điều kiện quản lý tốt cho chi phí sản xuất,từ đó xây dựng kế hoạch sản xuất sao cho có hiệu quả tốt nhất Đồng thời làm căn cứ để tiến hành tính giá thành theo khoản mục, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và quản lý chi phí một cách khoa học.

11.1.3.Vai trò của công tác kế toán tập hợp chi phí.

Tổ chức kế toán chi phí một cách khoa học, hợp lý và đúng đắn có ý nghĩa lớn trong việc quản lý chi phí Việc tổ chức kiểm tra tính hợp pháp,hợp lýcủa chi phí trong doanh nghiệp, ở từng bộ phận, từng đối tượng, góp phần tăng cường quản lý tài sản, vật tư, lao động tiền vốn một cách tiết kiệm, có hiệu quả Mặt khác, tạo điều kiện phấn đấu tiết kiệm chi phí hạ thấp giá thành sản phẩm Đó là một trong những điều kiện quan trọng tạo cho doanh nghiệp một ưu thế trong cạnh tranh.

1.1.2 Gía thành sản phẩm.1.1.2.1.Khái niệm:

Gía thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả,

chất lượng sử dụng tài sản, vật tư lao động và tiền vốn trong suốt quá trình cũng như tính đồng lẫn của các giải pháp tổ chức, kinh tế, kỹ thuật mà kinh doanh đã sử dụng nâng cao năng xuất lao động , chất lượng sản phẩm, chi phí và tăng lợi nhuận.

Tóm lại: giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hoa

phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác sản phẩm lao vụ đã hoàn thành.

1.1.2.2.Phân loại.

*Phân loại theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành.

-Gía thành kế hoạch: Được tinh trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản

Trang 7

hoạch sản xuất của doanh nghiệp thực hiệnvà tiến hành trước một chu kỳ sản xuất sản phẩm Chỉ tiêu giá thành kế hoạch này là mục tiêu phân đấu của doanh nghiệp, đánh giá phân tích tình hình thực hiện chi tiêu giá thành sản phẩm để sản phẩm cạnh tranh tốt hơn.

- Gía thành đinh mức: Được tính trên cơ sơ định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm Gía thành định mức cũng được bắt đầu trước khi sản xuất sản phẩm.Tuy nhiên giá thành định mức được xác định trên cơ sở các định mức về chi phí hiện hành tại từng thời kỳ trong kế hoạch nên giá thành định mức luôn thay đổi trong quá trình thực hiện kế hoạch giá thành.

- Giá thành thực tế: Được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất san phẩm.

* Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí.

- Giá thành sản phẩm: Phản ánh toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến sản xuất, trong phạm vi phân xưởng sản xuất.

- Giá thành tiêu thụ: Phản ánh toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất tiêu thụ sản phẩm.

Với cách phân loại này giá thành của toàn bộ sản phẩm tiêu thụ được xác định như sau:

Giá thành toàn bộ

Giá thành sản xuất cảu sản phẩm tiêu thụ

+ CPQLDN + CPBH

(Với chi phí bảo hiểm và chi phí quản lý doanh nghiệp đã được phân bổ cho hàng tiêu thụ trong tháng tương ứng).

1.1.3 Sự khác nhau giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao dộng vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm lao vụ đã hoàn thành.

Về thực chất, chi phí và giá thành là hai mặt khác nhau của quá trình sản xuất.

Trang 8

Chi phí sản xuất

- Gắn với thời gian sản xuất

- Bao gồm chi phí trả trước nhưng không bao bao gồm chi phí phải trả.- Bao gí trị dở cuối kỳ mà không bao gồm giá trị dở ĐK

Giá thành sản phẩm

- Gắn với số lượng sản phẩm

- Bao gồm chi phí phải trả nhưng không bao gồm chi phí trả trước - Bao gồm giá trị dở đầu kỳ nhưng không bao gồm giá trị dở cuối kỳ.

1.2 Vai trò và nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất

1.2.1 Vai trò của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hai công việc không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất Đó không chỉ là trách nhiệm của kế toán tài chính mà còn là công việc của kế toán quản trị Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai chỉ tiêu kinh tế quan trọng luôn được các trị quản trị trong doanh nghiệp quan tâm vì chi phí và giá thành là những chỉ tiêu phản ánh hoạt đọng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Muốn xác định được kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì cần phải hạch toán đầy đủ và tính toán đúng đắn các chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Kết quả sản xuất kinh doanh của daonh nghiệp chỉ có thể là con số chính xác khi kế toán thực hiện tốt công tác kế toán này.

Kết quả và tài liệu liên quan đến chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm sẽ giúp cho các nhà quản lý phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán cho phí, tình hình sử dụng tài sản, lao động, tiền vốn, tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm, hạ giá bán sản phẩm tiêu thụ tạo chế cạnh tranh trê thị trường sản phẩm cùng loại.

1.2.2 Nhiệm vụ hạch toán chi phí sản xuất và gí thành sản phẩm.

Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được tổ chức tốt đáp ứng nhu cầu quản lý sản xuất và giá thành ở doanh nghiệp khi kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thực hiện tốt những nhiệm vụ cơ bản sau:

Trang 9

- Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phù hợp với đặc điểm doanh nghiệp và yêu cầu quản lý.

- Xác định và vận dụng các tài khoản kế toán liên quan để tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp đang sử dụng.

- Tổ chức tập hợp chi phí sản xuất, kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất vào tài khoản liên quan theo đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí đã định theo yếu tố chi phí và khoản mục giá thành.

- Cuối kỳ lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố (biểu hiện trên thuyết minh báo cáo tài chính) thường xuyên kiểm tra đối chiếu và định kỳ phân tích tình hình thực hiện các định mức chi phí đối với chi phí trực tiếp, các dự toán chi phí đối với các chi phí gián tiếp như CPQLDN, CPSXC, chi phí bán hàng đồng thời đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý và tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh phục vụ yêu cầu hạch toán kinh tế.

- Tiến hành kiểm kê đánh giá sản phẩm dở một cách đúng đắn khoa học, hợp lý từ đó hạch toán và tính giá thành sản phẩm sản xuất, lao vụ trong kỳ một cách kịp thời, chính sác.

1.3 Đối tượng và phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong daonh nghiệp sản xuất

1.3.1 Đối tượng tập hợp chi phí

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi chi phí cần tập hợp, tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình, yêu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp mà đối tượng tập hợp chi phí có thể là:

- Từng phân xưởng tổ đội, phân xưởng sản xuất.- Từng đơn đặt hàng.

- Từng nhóm sản phẩm, từng sản phẩm, từng chi tiết sản phẩm.- Từng giai đoạn công nghệ sản xuất, từng quy trình công nghệ.

Để có thể xác định được đối tượng tập hợp chi phí cần phải căn cứ vào các yếu tố sau:

- Đặc điểm tổ chức, yêu cầu quản lý kiểm tra của doanh nghiệp.

Trang 10

- Đặc điểm và công cụ của chi phí trong quá trình sản xuất.- Quá trình sản xuất cấu tạo sản phẩm.

- Đặc điểm của sản phẩm, nửa sản phẩm.

Công tác giá thành sản phẩm và công tác quản lý chi phí chỉ có thể tiến hành đúng đắn và kịp thời khi kế toán xác định được đối tượng tập hợp chi phí như đã định một cách hợp lý.

1.3.2 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí

1.3.2.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất đối với doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Đối với phương pháp này chi phí sản xuất được tập hợp trân các tai9f khoản sau:

TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.TK 622: Chi phí phân công trực tiếp.TK 627: Chi phí sản xuất tâp trung.

TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dang dở.TK 142: Chi phí trả trước ngăn hạn.

TK 242: Chi phí trả trứơc dài hạn.TK 335: Chi phí phải trả.

a Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

* Nội dung: Chi phí nguyên vật liệ trực tiếp là toàn bộ giá trị nguyên vật liệu

chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu… được xuất dùng trực tiếp để chế tạo sản phẩm.

Hạch toán các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phải phản ánh lượng tiêu hao thực tế của từng loại nguyên vật liệu cho từng mục đích sử dụng khác nhau trong quá trình kinh doanh.

Trong công tác hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cần phải theo dói và hạch toán trực tiếp chi phí này vào đối tượng hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và các đối tượng tính giá thành sản phẩm dịch vụ, lao vụ Trong trường hợp chi phí nguyên vật liệu xuất dùng có liên quan trực tiếp đến nhiều đối tượng tập

Trang 11

trực tiếp chi phí này vào giá thành sản phẩm thì cần phải thực hiện phân bổ những tiêu chuẩn phù hợp, công thức như sau:

Chi phí vật liệu Phân bổ cho từng đối tượng

Tổng chi phí vật liệu cần phân bổTổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng

xTổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng

Ngoài ra đối với chi phí nguyên vật liệu,vật liệu chính có thể phân bố theo hệ số, phân bố tỷ lệ với định mức tiêu hao, phân bổ tỉ lệ với khối lượng sản phẩm…

Để xác định được chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế sử dụng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì cuối kỳ kinh doanh người ta phải tiến hành kiểm kê xác định giá trị nguyên, nhiên liệu con thừa cuối kỳ chưa sử dụng.

Trị giá nguyên, nhiên liệu trong kỳ được xác định như sau:

Chi phí NVL

trực tiếp trong kỳ=

Tri giá NVL tôn đầu kỳ+

Trị giá NVL xuất dùng trong kỳ

Trị giá NVL tồn cuối kỳ

* TK sử dụng: Để hạch toán và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 621 “Chi phí nguyên vạt liệu trực tiếp” Tài khoản 621

được mở chi tiết cho từng đối tượng hạch toán chi phí.Kết cấu:

Bên nợ: Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ dich vụ trong kỳ.

Bên có: + Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng không hết nhập lại kho +Trị giá phế liệu thu hồi.

+ Kết chuyển, phân bổ giá trị nguyên vật liệu thực tế vào tài khoản 154 để tính giá thành sản phẩm.

TK 621 cuối kỳ kết chuyển, phân bổ không cond số dư.

Trang 12

* Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếpSơ đồ 1.1

Dùng TT cho SX

tiếp vào TK tính giá thành

Dùng ngay không qua

VAT được khấu trừ

TK 632Giá trị VL mua về

Giá trị VL mua về

K/c CP NVL trực

TK 154Giá trị VL mua về

tiếp vào TK tính giá thành

K/c CP NVL trực

tiếp vượt định mứcCác trường hợp

khácTK #

TK 133

Trang 13

b Hạch toán chi phí phân công trực tiếp:

* Nội dung: Chui phí phân công trực tiếp là biểu hiện bằng tiền về các khoản phải trả cho công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ tiền lương, phụ cấp mang tính chất như lương: phụ cấp độc hại, làm thêm giờ thêm ca… Ngoài ra, trong chi phí phân công trực tiếp còn bao gồm cả các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương của công nhân sản xuất trực tiếp.

Chi phí nhân công trực tiếp cũng được tổ chức theo dõi riêng cho từng đối tượng hạch toán chi phí Còn những trường hợp chi phí nhân công trực tiếp có liên quan đến nhiều đối tượng hạch toán chi phí, không thể tổ chức theo tiêu thức phù hợp cho các đối tượng chịu chi phí.

* TK sử dụng: Kế toán chi phí nhân công trực tiếp sử dựng tài khoản 622 “

Chi phí nhân công trực tiếp”

Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng hạch toán chi phí* Kết cấu:

Bên nợ: - Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh như tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy đinh.

Bên có: - Chi phí nhân công trực tiếp vượt định mức

- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang tài khoản TK 154 để tính giá thành sản phẩm

TK 622 cuối kỳ không có số dư.

Trang 14

* Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

c Hạch toán chi phí sản xuất chung.

* Nội dung: Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại ngoài chi

phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinhảơ phân xưởng , bộ phận sản xuất của doanh nghiệp như: chi phí quản lý phân xưởng, chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, dụng cụ dùng ở phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ ở phân xưởng…

TK154TK 111,138TK 622

TK 334

Cho CNSX trực tiÕp SXSP

TiÒn lương, phụ cấp phải trả

TK 338

Cho CNSX trực tiÕp SXSP

TrÝch các khoản BHXH, BHYT CP

công đoàn của

CNSX theo lương để tÝnh giá thành SP

Chi phÝ NCTT được K/C

TK 335

TrÝch trước tiÒn lương nghỉ

PhÐp của CNSX

Thanh toán trực tiếp tiềnTK 111, 112

Lương của CNSX thuê ngoài

Trang 15

Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng phân xưởng và cuối kỳ tiến hành phân bổ cho các đối tượng liên quan theo tiêu thức phù hợp.

Kế toán chi phí phí sản xuất chung sử dụng sổ chi tiết sau:SỔ CHI TIẾT : CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG

TK : 627 “ Chi phí sản xuất chung” Phân xưởng:………Chứng từ

Số Ngày

Diễn giải

TK đối chứng

+ Các tài khoản giảm trừ chi phí

+ Ci phí sản xuất chung cố định vượt mức bình thường

+ Kết chuyển phân bổ chi phí SXC sang tài khoản 154 để tính giá thành.Tài khoản 627 cuối kỳ không có số dư.

* Phương pháp phân bổ chi phí sản xuất chung.

Do chi phí chung liên quan đến nhiều loại sản phẩm, dịch vụ trong phân xưởng nên kế toán phải phân bổ loại chi phí này cho từng đối tượng chịu chi phí Thực tế tuỳ từng doanh nghiệp mà áp dụng tiêu thực phân bổ khac nhau Những tiêu thức phân bổ chủ yếu là phân bổ theo định mức, phân bổ theo tiền lương của nhân công trực tiếp sản xuất, phân bổ theo khối lượng sản phẩm sản xuất ra tương đương….

Công thức phân bổ chi phí sản xuất chung:

Trang 16

Mức chi phí sản xuất chung phân

bổ cho từngđối tượng

Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng

Tổng tiêu thức phân bổ xbổ của từng đối tượngTổng tiêu thưc phân

* Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung:

Các khoản làm giảm chi phí sản xuất chung

NVL, nhiên liệu phục vụ cho quản lý phân

Kết chuyển CPSXC để tính giá thành

Phần chi phí SXC vượt định mức không

tính vào giá thànhGiá trị CCDC xuất

dùng và phân bổ cho PXSX

KH TSCĐ dùng ở phân xưỏng sản xuất

CP dich vụ mua ngoài

Trang 17

1.3.2.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất đối với doang nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ (KKĐK)

Để tập hợp CP và tính giá thành SP kế toán sử dụng các tài khoản sau:TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp.TK 627: Chi phí sản xuất chung.

TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dangTK 631: Giá thành sản phẩm

Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất doanh nghiệp thực hiện kế toán bán hàng tồn kho theo phương pháp KKĐK kế toán sử dụng tài khoản 631 “ Giá thành”, còn TK 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” chỉ sử dụng để phản ánh và kết chuyển chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ.

Theo phương pháp này kế toán sử dụng tài khoản 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” để hạch toán nhưngc chi phí không được tập hợp thường xuyên theo mỗi lần chứng từ căn cứ vào kết quả kiểm kê cuối kỳ để ghi số chi phí thực tế phát sinh hay giá trị nguyên vật liệu đã sử dụng cho quá trình sản xuất sản phẩm.

b Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp sử dụng tài khoản 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp” để tập hợp chi phí nhưng cuối kỳ không chuyển sang Tk 154 mà kết chuyển sang bên nợ của Tk 631 “ Giá thành sản phẩm”

c Hạch toán chi phí sản xuất chung

Để tập hợp chi phí sản xuất chung, kế toán cũng làm tương tự như đối với đối doanh nghiệp áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên Sau đó đến cuối kỳ sẽ được phân bổ và kết chuyển sang bên nợ của TK 631 “ Giá thành sản phẩm” theo từng đối tượng để tính giá thành.

d Tổng chi phí sản xuất kinh doanh

* TK sử dụng: TK 631 “Giá thành sản phẩm” Để tập hợp chi phí sản xuất* Kết cấu:

- Bên nợ:

Trang 18

+ Kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ ( từ tài khoản 154)

+ Kết chuyển chi phí NVLTT, nhân công TT, chi phí SXC thực tế.- Bên có:

+ Kết chuyển chi phí sản xuấ kinh doanh dở dang cuối kỳ sang bên nợ TK 154.

+ Tổng giá thành sả phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn toàn trong kỳ.

+ Ghi giảm chi phí sản xuất bằng giá trị phế liệu thu hồi do sản phẩm hỏng hay số tiền bồi thương phải thu về số sản phẩm hỏng.

TK 631 không có số dư cuối kỳ.

Công thức tính giá thành sản phẩm, công việc đã hoàn thành trong kỳ:

Giá thành sản xuất các sản phẩm công việc

đã hoàn thành trong kỳ

= CP SXKDDD +CPSX tập hợp đầu kỳ-

CPSXKDDD cuối kỳ

Trang 19

* Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp như sau:

Sơ đồ 1.4

Kết chuyển CPSXDDĐầu kỳ

CP sản xuất dở dang Cuối kỳ

TK 152Sản phẩm hỏng

TK138, 334, 611

Tập hợp CPNCTT

Kết chuyển chi phí NCTT sản xuất

Tk 334, 338, 214

Tập hợp CP SXC

Kết chuyển chi phí Sản xuất chung

Tiền bồi thường phải thu về SX sản phẩm hỏng

TK 632Giá thành SP

H.Thành trong kỳ

Trang 20

1.3.2.3 Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuố kỳ.

* Nội dung: Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang bao gồm việc kiểm kê bán thành phẩm tự chế trong thời kỳ đã nhập kho và đang nằm trên dây chuyền sản xuất Việc kiểm kê bán thành phẩm nhập kho đã được tiến hành giống như kiểm kê nguyên vật liệu hoặc thành phẩm.

Kiểm kê bán thành phẩm trên dây truyền sản xuất được giao cho công nhân đứng máy thực hiện Các nhân viên nghiệp vụ trong ban kiêm kê có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn thực hiện việc kiểm tra Kết quả kiểm kê được ghi vào các phiếu kiểm kê lập riêng cho từng sản phẩm, chi tiết sản phẩm hoặc bộ phận sản xuất.

Tóm lại, đánh giá sản phẩm dở dang là xác định chi phí sản xuất mà doanh nghiệp đã bỏ ra cho sản xuất sản phẩm còn đang dở dang.

Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa hoan thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm.

* TK sử dụng: Để tổng hợp chi phí sản xuất kế toán sử dụng tài khoản TK

154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dang dở” Tài khoản 154 được mở chi tiết cho từng ngành sản xuất, từng laọi sản phẩm.

* Kết cấu: Tài khoản 154

- Bên nợ: Tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ (chi phí NVLTT, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung).

- Bên có:

+ Các khoản giảm chi phí

+ Tổng giá thành sản xuất thực tế sản phẩm đã hoàn thành.

* Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang:

Tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất sản phẩm và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà chi phíasản xuất đánh giá cho sản phẩm sở dang có thể sử dụng 1 trong các phương pháp sau:

- Phương pháp đánh chi phí nguyên vật liệu chính: theo phương pháp này được áp dụng phù hợp với những doanh nghiệp mà chi phí nguyên vật liệu chính

Trang 21

Theo phương pháp này, chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang chỉ là chi phí nguyên vật liệu chính (hoặc NVL TT) còn các chi phí chế biến khác như chi phí NCTT, CPSXC tính hết cho sản phẩm hoàn thành.

NVL chính đựoc xuất dùng toàn bộ ngay từ đầu và chi phí nguyên vật liệu chính bỏ ra cho sản xuất 1 sản phẩm dở dang bằng 1 sản phẩm hoàn thành.

Chi phí của SPDD cuối kỳ=

CP của sản phẩm dở dang đầu kỳ

+CP NVL chính PS trong kỳ

Khối lượng sản phẩm hoàn thành

+Khối lượng sản phẩm dở dang

xKhối lượng SPDD cuối kỳ

- Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương tương: Phương pháp này áp dụng phù hợp với hầu hết các doanh nghiệp nhưng phải gắn với điều kiện có phương pháp khoa học trong việc xác định mực độ hoàn thành của sản phẩm dở dang và mưc tiêu hao của từng khoản mục chi phí trong quá trình sản xuất sản phẩm.

Đánh giá theo phương pháp này căn cứ vào mực độ hoàn thành thực tế và khối lượng sản phẩm dở dang.

Trong chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang bao gồm đày đủ các khoản mục chi phí: CP NVL TT, CP NCTT, CPSXC

Chi phí của SPDD cuối kỳ=

CP của sản phẩm dở dang đầu kỳ

+CP phát sinh trong kỳ

Sản lượng sản phẩm hoàn thành

Sản lượng sản phẩm dở dang quy đổi ra SP hoàn thành

Khối lượng SPDD cuối kỳ cuối kỳ quy đổi SP HT

Trang 22

Khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương=

Khối lượng sản phẩm

Tỷ lệ hoàn thành

+ Nếu CP NVL TTsử dụng 1 lần ngay từ đầu quy trình sản xuất thì tỷ lệ hoàn thành là 100%

+ Nếu đánh giá sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến thì chi phí NVL TT cho sản phẩm hoàn thành là 100%, chi phí NCTT, chi phi SXC là 50%

Ưu điểm: Theo phương pháp này kết 2 quả tính toán chính xác khoa học hơn

phưong pháp đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Nhược điểm: Khối lượng tính toán phức tạp, mất nhiều thời gian.

Đặc điển của phương pháp này là chi phí nguyên vạt liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung của sản phẩm dở dang đang đựoc xác định căn cứ vào định mực tiêu hao của những công đoạn đac thực hiện và tỉ lệ hoàn thành Những sản phẩm được chế tạo không trải qua các công đoạn có định mức tiêu hao được xác lập riêng biệt thì các khoản mục chi phí của sản phẩm dở dang được xác định căn cứ vào tỉ lệ hoàn thành và định mức từng khoản mục chi phí sản xuất trong giá thành sản phẩm hoàn thành.

Nếu doanh nghiệp không xây dựng giá thành định mức thì chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang có thể xác định theo giá thành kế hoạch.

Căn cứ vào định mức tiêu hao cho các khâu bước, các công việc trong quá trình chế tạo sản phẩm để xác định sản phẩm dở dang theo công thức sau:

CP sản phẩm DD cuối kỳ = Số lượng SPDD cuối kỳ + Định mức chi phí

Phương pháp tính giá thành theo định mức chi phí này thì quá trình tính tương đối đơn giản Tuy nhiên nó không chính xác hoàn toàn mà chỉ mang tính chủ quan tương đối vì chi phí thực tế không thể sát với chi phí định mức.

Ngoài ra doanh nghiệp còn áp dụng các phương pháp như: Thống kê kinh nghiệm, phương pháp tíh theo chi phí vật liệu chính, vật liệu phụ nằm trong sản phẩm dở dang….

Trang 23

1.4 Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm trong daonh nghiệp SX1.4.1 Đối tượng

Đối tượgn tính giá thành sản phẩm là các loại sản phẩm, công việc lao vụ cho doanh nghiệp sản xuất ra đựoc tính giá sản phẩm và giá thành đơ vị sản xuất Tuỳ thuộc vào mỗi doanh nghiệp có đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và sản phẩm khác nhau mà mỗi đối tượng tính giá thành sản phẩm khác nhau.

Doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc thì đối tượng tính giá thành là phần công việc hoàn thành.

Doanh nghiệp tổ chức sản xuất hàng loạt thì đối tưọng tính giá thành là tứng sản phảm, từng đơn đặt hàng.

Doanh nghiệp có quy trình công nghệ đơn giản thì đối tượng tính giá thành là một sản phẩm hoàn thành của quy trình công nghệ.

Doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp kiểu song song thì đối tượng tính gí thành có thể là bộ phận, chi tiết sản phẩm hay sản phẩm được nắp ráp hoàn chỉnh.

Để xác định được đối tượng tính giá thành kế toán phải căn cứ vào các yếu tố sau:

Đặc điểm tổ chưc của doanh nghiệp: yêu cầu quản lý, kiểm tra, cung cấp thông tin cho các nhà quản lý trong doanh nghiệp.

Tuỳ theo yêu cầu quản lý mà đối tượng tính giá thành có thể xác định là chi tiết hay tổng hợp Xuất phát từ đối tượng tính giá thành kế toán sẽ căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất và chu kỳ định ra kỳ tính gía thành.

1.4.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm.

* Phương pháp tính giá thành giản đơn (phương pháp trực tiếp)

Phương pháp này được áp dụng đối với những doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn như các doanh nghiệp khai thác và sản xuất động lực Đặc điểm của doanh nghiệp này chỉ là sản xuất hoặc một số ít mặt hàng với số lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, có thể có hoặc không có sản phẩm dở dang.

Trang 24

Công thức tính giá thành:

Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ

dang kỳ đầu+

CPSX phát sinh trong kỳ

-Các khoản làm giảm chi phí

-CPSX dở dang cuối kỳ

Giá thành đơn vị được tính như sau:

Giá thành đơn vị SP=Tổng giá thành sản phẩmSố lượng sản phẩm hoàn thành

Sơ đồ 1.5

* Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ

Phương pháp này áp dụng khi trong cùng một quy trình sản phẩm chính, vừa tạo ra sản phẩm phụ ( sản phẩm không phải là đối tượng tính giá thành và đựơc tính theo mục đích tận thu) do vậy để tính giá thành của sản phảm chính cần phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí.

Các khoản giảm trừ chi phí

Tổng hợp CPSX phát sinh

Giá thành SP hoàn thành

TK 155,157,632

Trang 25

Σ Z SP chínhCPSXDDCK

*Phương pháp tính giá thành theo hệ số:

Phương pháp này áp dụng trong trường hợp, trong một quy trình sản xuất tạo ra đồng loạt sản phẩm chính, và tất nhiên không thể tổ chức theo dõi chi phí chi tiết cho từng loại sản phẩm chính đựoc và giữa chúng có hệ số.

Để xác định giá thành cho từng loại sản phẩm chính, kế toán cần phải quy đổi các sản phẩm chính khác nhau, về một loại sản phẩm duy nhất gọi là sản phẩm tiêu chuẩn theo hệ số quy đổi được xây dựng sẵn.

Sản phẩm quy đổi có hệ số 1 là sản phẩm chuẩn.

Tổng khối lượng sản phẩm chuẩn = Σ (Qi x Hi)

* Phương pháp tính giá thành theo tỉ lệ:

Phương pháp này cũng được áp dụng đối với doanh nghiệp cùng quy trình công nghệ, sản xuất ra những loại sản phẩm có quy cách khác nhau.

Theo phương pháp này đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quá trình sản xuất của nhóm sản xuất, còn đối tượng tính giá thành là những quy cách sản phẩm trong nhóm đó.

Công thức:

+ Tỷ lệ giá thành từng khoản mục:

Trang 26

Tỷ lệ giá thành theo khoản mục=Giá thành thực tế cả nhóm sản phẩmTiêu chuẩn phân bổ

+ Tính giá thành thực tế từng quy cách, từng loại sản phẩm.

Tổng giá thành của từng quy cách, từng loại =

Tiêu chuẩn phân bổ có trong từng quy cách theo khoản mục

xTỷ lệ giá thành theo khoản mục

* Phương pháp tổng cộng chi phí

Được áp dụng trong các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là các bộ phận chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ, bộ phận sản xuất Giá thành sản phẩm được xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các bộ phận, chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên thành phẩm.

Giá thành sản phẩm = Z1 + Z2 +… + Zn* Phương pháp liên hợp

Phương pháp này được áp dung trong những doanh nghiệp có tổ chức sản xuất sản phẩm, mà do tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra, đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp tiếp với cộng chi phí, phương pháp tổng cộng chi phí với tỷ lệ.

* Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng

- Phương pháp này áp dụng cho các ngành doanh nghiệp sản xuất sản phẩm lao vụ, dịch vụ theo đơn đặ hàng của khách hàng.

- Đối tượng hạch toán chi hí: từng đơn đặt hàng

- Đối tượng tính giá thành: sản phẩm của đơn đặt hàng đã hoàn thành.

- Đặc điểm của việc hạch toán chi phí trong các doanh nghiệp này là toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh đều được tập hợp theo từng đơn đặt hàng đó nhiều hay ít, quy trình công nghệ giản đơn hay phức tạp Các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí phân công trực tiếp liên quan đến đơn đặt hàng nào thì hạch toán trực tiếp cho đơn đặt hàng đó Đối với chi phí sản xuất chung, sau khi tập hợp xong sẽ phân

Trang 27

- Kỳ tính giá thành: Thời điểm mà đơn đặt hàng hoàn thành

- Nếu đến cuối kỳ kế toán mà đơn đặt hàng nào chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí sản xuất dở dang và chuyển cho kỳ sau.

* Tính giá thành theo phương pháp phân bước:

Phương pháp này được áp dụng cho các doanh nghiệp mà quy trình sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục Sản phẩm được sản xuất ra trên quy trình công nghệ ché toạ sản phẩm bao gồm nhiều bước (Giai đoạn) nối tiếp nhau theo một trình độ nhất định, mỗi bước tạo ra một loại bán thành phẩm và bán thành phẩm của bứơc trước là đối tượng chế biến của bước sau.

a Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp phân bước không tính giá thành bán thành phẩm (BTP), (Phương pháp kết chuyển song song)

Phương pháp này được áp dụng phù hợp cho những doanh nghiệp có quy trình sản xuất qua nhiều giai đoạn chế biến liên tục để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh.

Bán thành phẩm chế biến ở từng bứoc không bán ra ngoài, chi phí chế biến phát sinh trong các giai đoạn công nghệ được tính nhập và giá thành sản phẩm.

- Đối tượng hạch toán chi phí: từng giai đoạn công nghệ- Đối tưọng tính giá thành: sản phẩm hoàn chỉnh

- Kỳ tính giá thành: Tháng ( Quý) phù hợp với kỳ báo cáo

Σ SP = CP NVL TT + Cp chế biến B1 + CP chế biến B2 + CP chế biến Bn hoàn chỉnh

Được thể hiện qua sơ đồ sau:

Trang 28

trong kỳKết chuyển CP b1

Kết chuyển CP B2

Kế chuyển CP B…

Kết chuyển CP Bn

Chi phí NVL TT Z bán hàng thành phẩm B1

Z bán hàng thành phẩm Bn+

Z bán thành phẩm B1

+Chi phí chế biến

B1 Chi phí chế biến B2

Z bán thành phẩm B2

Chi phí chế biến Bn

Z sản phẩm hoàn chỉnh

Trang 29

Việc tính giá thành phải tiến hành lần lượt từng bước 1, sang bước 2 đến bước cuối cùng, tính giá thành sản phẩm hoàn chỉnh, nên gọi là phương pháp kết chuyển tuần tự.

Phương pháp này có 2 cách tính như sau:

+ Kết chuyển tuần tự phân tích theo từng khoản mục

Giai đoạn 1:

- Tổng giá thành BTP ở giai đoạn 1 (Z1)

Z1 = CPSDD ĐK + CPSX PSTK – CPSX DDCK

- Tính giá thành đơn vị BTP1Giai đoạn 2:

- Tổng giá thành BTP ở giai đoạn 2 (Z2)

Theo phương pháp này, giá trị của BTP bước trước được xem là vậ liệu chính của bước sau, chứ giá trị BTP không phân tích cụ thể là CPNVL TT, CPNCTT vf CPSXC là bao nhiêu ?

1.5 Quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành:

Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành là hai khái niệm khác nhau nhưng chúng có mối quan hệ tương quan mật thiết với nhau Việc xác định được đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là điều kiện để tính giá thành theo các đối tượng tính giá thành ở doanh nghiệp.

Các trường hợp xảy ra trong thực tế.

Trang 30

Doanh nghiệp sản xuất giản đơn thì có thể một đối tượng tính giá thấnhnr phẩm có thể phù hợp với một đối tượng một hạch toán chi phí.

Doanh nghiệp sản xuất liên tục, trải qua nhiêềucông đoạn, phâ xưởng mới tạo ra một sản phẩm có thể phù hợp với nhiều đối tượng tập hợp chi phí.

Doanh nghiệp mà cùng quy trình công nghệ sản xuất ra nhiều sản phẩm khác nhau, quy cách và tính chất khác nhau thì một đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có liên quan đến nhiều đối tượng tính giá thành sản phẩm.

Tóm lại: Chi phí sản xuất liên quan đến thời kỳ sản xuất, còn giá thành sản phẩm liên quan đến khối lượng thành phẩm hoàn thành.Chi phí sản xuất trong thời kỳ liên quan đến sản phẩm hoàn thành trong kỳ và sản phẩm dở dang cuối kỳ; giá thành sản phẩm chỉ liên quan đến sản phẩm hoàn thành.

Trang 31

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU

2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU ĐUỐNG

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.Tên gọi đầy đủ: Công ty Cổ phần Cầu Đuống

Tên giao dịch quốc tế: CauDuong joint-stock CompanyTên viết tắt: CDC

Trụ sở chính: Km 14 Quốc lộ 3 – Mai Lâm – Đông Anh – Hà Nội

Tài khoản số: 0055-432-193 tại Ngân hàng Công thương Chương DươngMã số thuế: 0100104997

Điện thoại: 04.9611346Fax: 04.8800258

* Giai đoạn trước năm 1958:

Được thành lập năm 1905, tiền thân của Công ty Cổ phần Cầu Đuống chỉ là một xưởng sản xuất gạch của nhà Tư sản Hưng Ký, là một cơ sở sản xuất nhỏ nằm cách Hà Nội về phía Bắc 10km ngay cạnh bờ sông Đuống Đây là cơ sở sản xuất gạch ngói công nghiệp đầu tiên của nước ta Thời kỳ ban đầu này, cơ sở sản xuất gạch Hưng Ký với số vốn kinh doanh nhỏ, số công nhân chỉ có vài chục người, sản

Trang 32

phẩm sản xuất ra chủ yếu phục vụ cho việc xây dựng nhỏ của người dân địa phương Về chủng loại sản phẩm chủ yếu là gạch mộc được sản xuất bằng những phương tiện thô sơ và được nung chín qua lò tự tạo và những lò công nghiệp còn rất lạc hậu.

* Từ năm 1958 đến năm 1980

Ngày 05/02/1959 Nhà nước ta đã tiếp quản dây chuyền sản xuất của nhà tư sản Hưng Ký và thành lập xí nghiệp hợp doanh giữa nhà nước và nhà tư sản Hưng Ký, theo quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh với tên gọi đầu tiên là xí nghiệp gạch ngói Cầu Đuống ,có nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất các sản phâm xây dựng như gạch nung, ngói.

Vì thế quy mô của Xí nghiệp đã được mở rộng với nguồn vốn kinh doanh:1.038.691.000 đồng ,số công nhân tăng lên 200 người, mẫu mã sản phẩm cũng đa dạng hơn trước Các sản phẩm gạch ngói của công ty có ,măt khắp các tỉnh thành của miền Bắc nước ta.

Trong những năm 1960 đến năm 1970, đất nước ta còn chìm trong cảnh chiến tranh,viẹc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc gặp rất nhiều khó khăn, đế quốc Mỹ không ngừng điên cuồng phá hoại ném bom ở khắp nơi Ngoài những khó khăn về chiến tranh, Xí nghiệp còn chịu ảnh hưởng của hai cơn bão lớn xảy ra vào năm 1969 và 1971.

Ngoại cảnh đó đã tác động không nhỏ đến vận mệnh của Xí nghiệp, cơ sở vật chất của xí nghiệp bị thiệt hại nặng nề, các phân xưởng nhà kho bị tàn phá nghiêm trọng, nhưng không phải vì thế mà con đường phát triển đi lên của Xí nghiệp bị gián đoạn, với sự nỗ lực quyết tâm của cán bộ công nhân viên xí nghiệp đã khắc phục hậu quả chiến tranh tiếp tục tham gia sản xuất quyết tâm để máy móc không phải ngừng hoạt động dù chỉ trong một giờ.

Trước những khó khăn tưởng chừng như không thể đứng vững và tồn tại nhưng Xí nghiệp đã từng bước vượt qua được tất cả với tinh thần một người làm việc bằng hai và chất lượng sản phẩm ngày một nâng cao hơn để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà nhà nước đã giao.

Trang 33

* Từ năm 1989 đến năm 1995.

Với chính sách đối nội của Đảng lần thứ VI: Tình hình kinh tế đất nước chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường với sự điều tiết vĩ mô của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Trong sự đổi mới của đất nước đã làm cho không ít doanh nghiệp bị lúng túng trong cơ chế mới, song được sự giúp đỡ của Thành phố, cán bộ công nhân viên của Xí nghiệp đã nhạy cảm nắm bắt nhu cầu thị trường, tạo ra nhiều mẫu mã sản phẩm mới Năm 1993, Xí nghiệp tiếp tục mở rộng thêm xưởng sản xuất cơ khí gia công lắp đặt máy sản xuất gạch.

Sản phẩm của xí nghiệp ngày càng được ưa chuộng, thị trường được mở rộng trên cả nước đảm bảo đời sống cho trên 500 cán bộ công nhân viên và nộp ngân sách trên 1 tỷ đồng Trong giai đoạn này xí nghiệp đã góp vào công trình xây dựng thủ đô và nhân dâ trong cả nước hơn 91 triệu viên gạch ngói các loại.

Do quy mô của từng phân xưởng lớn, quy mô công nghệ của từng phân xưởng có hỗ trợ lẫn nhau, nhưng chúng hoạt động khá độc lập vì vậy năm 1995 UBND thành phố Hà Nội đã ra quyết định số 130/QĐ-UB ngày 21/1/1995 về việc đổi tên thành Công ty Vật liệu xây dựng Cầu Đuống Đồng thời đổi tên các phân xưởng thành các Xí nghiệp.

Vì thế hiện nay các xí nghiệp đã trở thành một công ty lớn, là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc Sở Xây dựng Hà Nội Là tổ chức kinh tế cơ sở có đủ tư cách pháp nhân, sản xuất kinh doanh theo nhiệm vụ Nhà nước giao, hạch toán kinh tế độc lập có tài khoản ở ngân hàng và sử dụng con dấu theo quy định.

Giai đoạn 4: Từ năm 1995 đến nay:

Trong giai đoạn này, Công ty không ngừng cố gắng và không dừng lại ở những kết quả đã đạt được Để hoà nhập và đảm bảo chất lượng của công ty trên thị trường không tụt hậu về kỹ thuật Ban giám đốc công ty đã mạnh dạn chọn phương án đầu tư chiều sâu và đạt được đại hội công nhân viên năm 1993 thông qua và triển khai đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị dây chuyền nung đốt, dây chuyền sản xuất hiện đại: 3 dây chuyền tạo hình hiện đại, lò sấy, lò tuylen, nhà cáng kính…

Trang 34

Năm 2003 được sự đồng ý của UBND thành phố Hà Nội, với chủ trương đưa các nhà máy ra xa trung tâm thành phố, Công ty được cấp 32.000m2 đất tại huyện Sóc Sơn và xây dựng Xí nghiệp gốm xây dựng Sóc Sơn với tổng vốn đầu tư 13.86 tỷ đồng.

Căn cứ quyết định số 2299/QĐ-UBND ngày 16 tháng 5 năm 2006, Công ty vật liệu xây dựng Cầu Đuống được phép chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Cầu Đuống, với số vốn điều lệ là 13.000.000.000 đồng, trực thuộc Tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị Hà Nội.

Công ty bao gồm các xí nghiệp trực thuộc:- Xí nghiệp gốm Xây dựng Cầu Đuống - Xí nghiệp gốm Xây dựng Mai Lâm- Xí nghiệp gốm Xây dựng Sóc Sơn- Xí nghiệp xây lắp I

- Xí nghiệp xây lắp II

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động của Công ty

Công ty Cổ phần Cầu Đuống là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, sản xuất kinh doanh theo nhiệm vụ Nhà nước giao, hạch toán độc lập, có tài khoản tại ngân hàng, sử dụng con dấu theo quy định.

Nhiệm vụ của công ty là:

- Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng và kết cấu bê tông vững chắc.- Chuyển giao công nghệ sản xuất ngói nung và vận hành lò tuylen.

- Nhận thầu, san ủi và xây dựng các công trình kỹ thuật hai tầng, các công trình có quy mô vừa và nhỏ.

- Liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để đầu tư phát triển công nghệ sản xuất.

- Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của công ty là sản xuất gạch ngói các loại chất lượng cao, phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội một cách tốt nhất.

- Công ty có 5 xí nghiệp:

Trang 35

+ Xí nghiệp gốm xây dựng Cầu Đuống+ Xí nghiệp gốm xây dựng Sóc Sơn+ Xí nghiệp xây lắp I

+ Xí nghiệp xây lắp II

2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất của Công ty

2.1.3.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Từ khi cổ phần hoá đến nay, để phù hợp với luật công ty (cũ), công ty đã có sự tổ chức lại bộ máy quản lý (vẫn dựa trên cơ sở bộ máy cũ) Về công ty cổ phần, bộ máy gọn nhẹ hơn, làm việc có hiệu quả hơn Ngày 16/5/2006 Công ty được cổ phần hoá với số vốn điều lệ là 13.000.000.000 đồng, trong đó:

- Vốn của Nhà nước là 5.826.000.000 đồng- Vốn của cổ đông là: 7.174.000.000 đồng.

Số lượng cổ đông của công ty là: 280 Cổ đông Mệnh giá Cổ PHầN là: 10.000 đồng Số cán bộ công nhân viên của công ty năm 2006 là 778 người Trong đó nhân viên quản lý là 95 người Thu nhập bình quân 1 CBCNV là: 1.100.000đ/tháng.

Công ty Cổ phần Cầu Đuống được tổ chức quản lý theo chế độ thủ trưởng, có Ban Giám đốc gồm: Giám đốc và hai phó giám đốc tổ chức các phòng ban giúp việc quản lý từng mặt công tác và các Xí nghiệp thành viên.

Các phòng ban trong Công ty hoạt động theo chức năng tham mưu giúp việc Giám đốc, được giao nhiệm vụ cụ thể trong các lĩnh vực công tác Mối quan hệ giữa các phòng ban là mối quan hệ phối hợp, cộng đồng trách nhiệm nhằm tham mưu giúp Giám đốc chỉ đạo sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao Quan hệ giữa các phòng ban và các Xí nghiệp thành viên là quan hệ ngang, có tính chất hữu cơ, có tác động qua lại vì vậy phải có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ nhằm tạo tạo điều kiện để các Xí nghiệp về công tác nghiệp vụ, quản lý theo chức năng đã được phân công.

Giữa Xí nghiệp xây lắp và các Xí nghiệp sản xuất cùng hình thành mối quan hệ hữu cơ Có tác động và ảnh hưởng lẫn nhau, có sự phối hợp chặt chẽ, giúp đỡ lẫn nhau cùng hoàn thiện nhiệm vụ và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về

Trang 36

những quyết định của mình có liên quan đến việc để tổ chức sản xuất và tài sản của Công ty, tính mạng người lao động tại địa bàn, nhiệm vụ được phân công.

Căn cứ vào tình hình thực tế của Công ty, cơ cấu tổ chức của công ty bao gồm như sau:

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty

* Hội đồng quản trị: có quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề

quan trọng liên quan đến phương hướng, mục tiêu của công ty (trừ những vấn đề thuộc về thẩm quyền của Đại hội cổ đông).

Ban kiểm

kế hoạch

Phòng kinh doanh

Phòng K.toán

Tài chínhPhòng

tổ chức

Phòng T.vấn & T.kế

XN xây

lắp 1 XN

gốm XD Sóc Sơn

XN xây

lắp2XN

gốm XD Cầu Đuống XN

gốm XD Mai Lâm

Trang 37

* Ban kiểm soát của công ty: hoạt động độc lập và theo nhiệm vụ quyền hạn

của mình được quy định tại điều lệ của Công ty và có quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị thực hiện và giám đốc công ty.

* Ban Giám đốc công ty:

Cơ cấu của ban giám đốc công ty bao gồm:

- Giám đốc công ty:

Là người đại diện theo pháp luật của Công ty, chịu trách nhiệm về tổ chức điều hành trực tiếp mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, thực hiện nghĩa vụ và quyền hạn của mình phù hợp với các quy định của điều lệ Công ty, quản lý chung toàn bộ Công ty.

* Phòng kế hoạch:

Có nhiệm vụ nghiên cứu và xây dựng các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn Đôn đốc các bộ phận sản xuất và phòng chức năng thực hiện tốt các công việc đó; điều độ sản xuất kịp thời, phối hợp với các bộ phận kỹ thuật chất lượng, tổ chức lao động, vật tư để đáp ứng nhanh chóng và đầy đủ các yêu cầu của sản xuất; xây dựng chiến lược phát triển mặt hàng mới, đầu tư công nghệ mới để không ngừng mở rộng, phát triển sản xuất; tiếp nhận các yêu cầu đặt hàng của khách hàng, tính toán trả lời và phối hợp với các Xí nghiệp tới bộ phận lãnh đạo công ty nhằm phục vụ cho công việc chỉ đạo sản xuất kinh doanh.

* Phòng kỹ thuật công nghệ:

- Chịu sự chỉ đạo của Ban Giám đốc công ty, có nhiệm vụ giúp giám đốc Công ty triển khai công tác kỹ thuật, công nghệ sản xuất, máy móc thiết bị, triể

Trang 38

khai công tác vệ sinh công nghiệp, chuyển giao công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng.

- Xây dựng bổ sung, hoàn thiện quy trình kỹ thuật, quy trình công nghệ cho quá trình sản xuất đối với các loại sản phẩm, vận hành thiết bị, tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quá trình đó; Xây dựng chương trình tiến bộ kỹ thuật hàng năm và phối hợp các bộ phận thực hiện tốt chương trình đã đặt ra; Xây dựng và bổ sung hoàn thiện các định mức tiêu hao vật tư và đề xuất các giải pháp để giảm định mức kỹ thuật, xác định mức tiêu hao vật tư và đề xuất các giải pháp để giảm định mức tiêu hao vật tư; Lập kế hoạch dự phòng sửa chữa máy móc thiết bị định kỳ, tham gia cùng phân xưởng để khắc phục các sự cố kỹ thuật xảy ra trong quá trình sản xuất; Đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng vận hành của các loại thiết bị máy móc trong Công ty; Nghiên cứu các biện pháp để đảm bảo môi trường sản xuất, môi trường làm việc trong các phân xưởng và an toàn trong Công ty; Tổ chức bộ phận chế thử sản phẩm để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm, mẫu mã, bao bì theo dõi quản lý phòng thí nghiệm phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và sản xuất kinh doanh, làm thường trực công tác sáng kiến của Công ty; Gia công phụ tùng chi tiết, sửa chữa thiết bị máy móc, bảo dưỡng phụ tùng chi tiết, sửa chữa thiết bị máy móc, bảo dưỡng phụ tùng chi tiết, sửa chữa thiết bị máy móc, bảo dưỡng phụ tùng chi tiết kho vật tư; thực hiện chức năng xây dựng cơ bản, sửa chữa cải tạo máy móc thiết bị tại các Xí nghiệp trong Công ty.

Ngoài ra, phòng kỹ thuật công nghệ còn có nhiệm vụ nghiên cứu soạn thảo và các văn bản liên quan tới hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO để ban hành thực hiện trong Công ty, theo dõi thực hiện các văn bản nội quy, quy trình và quản lý chất lượng; lưu trữ các văn bản, tài liệu liên quan tới hệ thống trong máy tính và bảo quản các tài liệu đó Bên cạnh đó phòng còn có nhiệm vụ tổ chức công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm, thực hiện quy trình công nghệ, đánh giá việc thực hiện quy trình công nghệ, đánh giá việc thực hiện chất lượng ở các giai đoạn sản xuất Ngoài ra còn tổ chức kiểm tra chất lượng các loại vật tư, hàng hoá mua ngoài gia công theo tiêu chuẩn của ngành và quy định của Công ty.

Trang 39

* Phòng kinh doanh:

Thực hiện chức năng tổ chức cung ứng nguyên liệu kịp thời đảm bảo chất lượng, số lượng, chủng loại với giá cả hợp lý nhất theo yêu cầu của nhà sản xuất kinh doanh; Tổ chức việc bán hàng tại Công ty, tại các cửa hàng giới thiệu sản phẩm và nhanh chóng thu hồi công nợ, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để quản lý tiền hàng không thất thoát Đồng thời tổ chức công tác bốc vác nội bộ công ty, tổ chức công tác quản lý kho hàng, bảo quản tốt vật tư hàng hoá không để hư hỏng mất mát, thực hiện chức năng xuất nhập khẩu trực tiếp các loại vật tư, sản phẩm của Công ty, quan hệ bạn hàng để không ngừng phát triển mạng lưới tiêu thụ, đẩy mạnh công tác tiếp thị quảng cáo, giới thiệu sản phẩm để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

* Phòng tổ chức:

Thực hiện việc xây dựng các quy chế, nội quy về khen thưởng, kỷ luật lao động, kỷ luật sản xuất áp dụng trong toàn công ty và theo dõi việc thực hiện các quy trình đó Xây dựng kế hoạch tiền lương, xây dựng các phương án trả lương theo sản phẩm, làm tốt công tác định mức lao động để thúc đẩy sản xuất và tiết kiệm quỹ lương Bên cạnh đó, phòng còn có nhiệm vụ sắp xếp nhân lực theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh, xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của sản xuất, thực hiện chức năng động viên thi đua sản xuất, xây dựng, tổ chức việc khen thưởng Tổ chức công tác bảo vệ Công ty đảm bảo an toàn về người, tài sản, thiết bị, phương tiện đi lại không để hỏng hóc thất thoát; Duy trình kỷ luật lao động, nội, nội quy sản xuất, thời gian làm việc theo quy định của Công ty, kiểm tra công tác an ninh an toàn, phòng chống cháy nổ, đề xuất các biện pháp khắc phục; quản lý lý hồ sơ nhân sự, thực hiện bảo hiểm xây dựng, tổng hợp công tác chấm công lao động ở các Xí nghiệp trực thuộc để thanh toán lương hàng tháng Tiếp nhận, sao lưu gửi công văn, đón tiếp khách, hội họp, tổ chức nhà ăn cho công nhân, tổ chức khám chữa bệnh, theo dõi sức khoẻ cho cán bộ.

Trang 40

* Phòng kế toán tài chính:

Có chức năng thực hiện nghiệp vụ tài chính kế toán theo đúng chế độ chính sách của nhà nước trong toàn bộ các khâu sản xuất kinh doanh của Công ty, đồng thời theo dõi kiểm tra việc tra thực hiện các quy định về chế độ chi tiêu quản lý chặt chẽ tiền hàng không để thất thoát, tham ô lãng phí; Theo dõi các khoản công nợ đảm bảo cân đối thu chi để phục vụ sản xuất kinh doanh có hiệu quả; Theo dõi kiểm tra việc kiểm tra định kỳ hàng năm để quản lý tiền hàng chặt chẽ và phục vụ công tác quyết toán tài chính; Tính toán và xây dựng giá thành.

* Phòng tư vấn thiết kế:

Là nơi tiếp nhận những ý kiến của khách hàng, các đối tác của Công ty về mẫu mã chất lượng và tính ưu việt của sản phẩm, để từ đó xây dựng nên ý tưởng về những sản phẩm mới có chất lượng tốt hơn, mẫu mã phù hợp hơn với nhu cầu thị trường.

Sau khi có được những giải pháp nhằm hạn chế những yếu kém đối với sản phẩm dịch vụ và tạo ra những mẫu thiết kế mới thì phòng tư vấn thiết kế sẽ đưa lên Giám đốc xét duyệt và chuyển xuống phòng kỹ thuật công nghệ và phòng kế hoạch những mẫu mã và những giải pháp thích hợp để kế hoạch sản xuất sản phẩm mới được diễn ra nhanh chóng và đảm bảo Chính bởi phòng tư vấn thiết kế mà sản phẩm và các dịch vụ của Công ty ngày càng có chỗ đứng trên thị trường và được khách hàng ưa chuộng.

* Xí nghiệp gốm xây dựng Mai Lâm, Cầu Đuống, Sóc Sơn

Là đơn vị sản xuất ra sản phẩm vật liệu xây dựng Căn cứ vào nhiệm vụ kế hoạch được Công ty giao cho, Xí nghiệp tổ chức tiến hành mọi hoạt động sản xuất trên cơ sở hạch toán khoán gọn tiền lương; Dưới sự điều hành của Công ty.

* Xí nghiệp xây lắp 1, 2:

Thực thi xây dựng công trình, thực thi sản xuất, gia công chế tạo máy móc thiết bị, lắp đặt máy móc thiết bị công nghệ Kết cấu thép trong xây dựng nhận xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng, công trình dân dụng, công trình công nghiệp quy mô vừa và nhỏ, nhận sản xuất, gia công lắp đặt máy móc thiết bị sản xuất vật

Ngày đăng: 19/11/2012, 15:16

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Căn cứvào tình hình thực tế của Công ty, cơ cấu tổ chức của công ty bao gồm như sau: - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
n cứvào tình hình thực tế của Công ty, cơ cấu tổ chức của công ty bao gồm như sau: (Trang 36)
Qua bảng trên ta thấy: - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
ua bảng trên ta thấy: (Trang 43)
- Tổng hợp tình hình nhập, tồn tại vật liệu các Xí nghiệp. Tổng hợp số liệu về tình hình thu mua, vật liệu chuyển vật liệu - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
ng hợp tình hình nhập, tồn tại vật liệu các Xí nghiệp. Tổng hợp số liệu về tình hình thu mua, vật liệu chuyển vật liệu (Trang 46)
Sơ đồ 2.3: Hình thức sổ kế toán tại Công ty - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Sơ đồ 2.3 Hình thức sổ kế toán tại Công ty (Trang 49)
Cuối quý dựa vào chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ, bảng tổng hợp TK đã được phân bổ cho từng sản phẩm, các sổ cái làm căn cứ tập hợp và kết chuyển để  tính giá thành - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
u ối quý dựa vào chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ, bảng tổng hợp TK đã được phân bổ cho từng sản phẩm, các sổ cái làm căn cứ tập hợp và kết chuyển để tính giá thành (Trang 52)
Căn cứ sổ cái - Lập bảng cân đối số PS -> B/c TC TK  152, 153. - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
n cứ sổ cái - Lập bảng cân đối số PS -> B/c TC TK 152, 153 (Trang 55)
- Lập bảng tổng hợp -  Phân  bổ  cho  các  đói tượng sử dụng - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
p bảng tổng hợp - Phân bổ cho các đói tượng sử dụng (Trang 56)
Từ phiếu xuất kho vào sổ chi tiết nguyên vật liệu, cuối tháng lập bảng tổng hợp chi tiết vật liệu - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
phi ếu xuất kho vào sổ chi tiết nguyên vật liệu, cuối tháng lập bảng tổng hợp chi tiết vật liệu (Trang 62)
Cuối tháng kế toán đối chiếu số liệu ở bảng tổng hợp chi tiết này với báo cáo sử dụng vật liệu của Xí nghiệp gửi lên - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
u ối tháng kế toán đối chiếu số liệu ở bảng tổng hợp chi tiết này với báo cáo sử dụng vật liệu của Xí nghiệp gửi lên (Trang 63)
Thể trích bảng chấm công tại Xí nghiệp gốm Cầu Đuống tháng 6/2007TK 334 - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
h ể trích bảng chấm công tại Xí nghiệp gốm Cầu Đuống tháng 6/2007TK 334 (Trang 68)
BẢNG TÍNH LƯƠNG CỦA CÔNG NHÂN SẢN XUẤT XÍ NGHIỆP CẦU ĐUỐNG - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
BẢNG TÍNH LƯƠNG CỦA CÔNG NHÂN SẢN XUẤT XÍ NGHIỆP CẦU ĐUỐNG (Trang 70)
Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Bảng ph ân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội (Trang 72)
Căn cứvào số liệu có trên bảng phân bổ này, kế toán sẽ phản ánh lên sổ Nhật ký chung - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
n cứvào số liệu có trên bảng phân bổ này, kế toán sẽ phản ánh lên sổ Nhật ký chung (Trang 74)
Bảng tổng hợp tài khoản - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Bảng t ổng hợp tài khoản (Trang 76)
Căn cứvào các phiếu chi, hoá đơn tiền điện, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ sử dụng tháng này, Kế toán tiến hành vào sổ chi tiết 111,214,133,6272 - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
n cứvào các phiếu chi, hoá đơn tiền điện, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ sử dụng tháng này, Kế toán tiến hành vào sổ chi tiết 111,214,133,6272 (Trang 81)
BẢNG CHẤM CÔNG - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
BẢNG CHẤM CÔNG (Trang 82)
BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG (Trang 83)
Trích bảng kê chi tiết TK1522 của Xí nghiệp Cầu Đuống - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
r ích bảng kê chi tiết TK1522 của Xí nghiệp Cầu Đuống (Trang 84)
BẢNG KÊ CHI TIẾT TK 214 - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
214 (Trang 85)
BẢNG TỔNG HỢP TÀI KHOẢN - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
BẢNG TỔNG HỢP TÀI KHOẢN (Trang 86)
BẢNG TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT (Toàn công ty) - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
o àn công ty) (Trang 91)
BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ NVLTT - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ NVLTT (Trang 93)
BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG (Trang 95)
BẢNG TÍNH GIÁ TRỊ SẢN PHẨM DỞ DANG CUỐI KỲ - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
BẢNG TÍNH GIÁ TRỊ SẢN PHẨM DỞ DANG CUỐI KỲ (Trang 98)
BẢNG CHI TIẾT GIÁ THÀNH TỪNG LOẠI SẢN PHẨM HOÀN THÀNH - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
BẢNG CHI TIẾT GIÁ THÀNH TỪNG LOẠI SẢN PHẨM HOÀN THÀNH (Trang 100)
Căn cứvào bảng tính giá thành xủa Xí nghiệp, báo cáo thành phẩm sản xuất, sản phẩm dở dang và phế phẩm kế toán tiến hành nhập kho sản phẩm hoàn thành,  kế toán định khoản: - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
n cứvào bảng tính giá thành xủa Xí nghiệp, báo cáo thành phẩm sản xuất, sản phẩm dở dang và phế phẩm kế toán tiến hành nhập kho sản phẩm hoàn thành, kế toán định khoản: (Trang 102)
BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ (Trang 109)
w