Thực trạng và công tác sơ cấp cứu, dự phòng ngộ độc lá ngón tại huyện điện biên đông, tỉnh điện biên

102 14 2
Thực trạng và công tác sơ cấp cứu, dự phòng ngộ độc lá ngón tại huyện điện biên đông, tỉnh điện biên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... đề tài: ? ?Thực trạng cơng tác sơ cấp cứu, dự phịng ngộ độc ngón huyện Điện Biên Đơng, tỉnh Điện Biên" với mục tiêu: Mô tả thực trạng cơng tác sơ cấp cứu ngộ độc ngón huyện Điện Biên Đông năm 2015... 61 4.1 Thực trạng ngộ độc ngón cơng tác sơ cấp ngộ độc ngón huyện Điện Biên Đơng năm 2015 – 2017 61 4.2 Nhận thức thực hành cộng đồng dự phịng ngộ độc ngón huyện Điện Biên Đông năm... .38 3.2 Thực trạng ngộ độc ngón cơng tác sơ cấp ngộ độc ngón huyện Điện Biên Đông năm 2015 – 2017 41 3.3 Nhận thức thực hành cộng đồng dự phịng ngộ độc ngón huyện Điện Biên Đông năm

Ngày đăng: 25/11/2021, 08:37

Mục lục

  • BỘ Y TẾ

  • TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH

    • Sức khoẻ là một quyền con người cơ bản và rất quan trọng, đối với sự phát triển xã hội và kinh tế. Từ ngàn đời nay sức khoẻ được coi là vốn quý, là tài sản của mỗi con người, mỗi quốc gia. Theo tổ chức y tế thế giới định nghĩa về sức khoẻ “Sức khoẻ là một tình trạng sống hạnh phúc, đầy đủ về thân thể, tinh thần và xã hội, chứ không phải thuần tuý chỉ là không có bệnh hoặc khuyết tật”. Và theo định nghĩa trên thì tất cả chúng ta điều biết sức khoẻ bao gồm 3 mặt, (Sức khoẻ về thể chất - sức khoẻ về tinh thần - sức khoẻ về xã hội). Khi cả 3 mặt này làm thành một thể thống nhất, tác động qua lại lẫn nhau, và không thể coi nhẹ một mặt nào. Một tinh thần khoẻ mạnh chỉ có được trong một cơ thể khoẻ mạnh và trong một xã hội lành mạnh. Một con người không khoẻ mạnh nếu như họ mắc một bệnh, tật nào đó hoặc phải chịu những tác động không tốt từ gia đình, xã hội... như mâu thuẫn trong gia đình, bạn bè, công việc, kinh tế quá khó khăn... Trong khi đó lại còn rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ của mỗi con người như: Yếu tố di truyền; môi trường tự nhiên; môi trường xã hội; lối sống, phong tục tập quán;... Như vậy “ Sức khoẻ là vấn đề to lớn, toàn diện, có chiều sâu, từ thế hệ này qua thế hệ khác, dính liền với kinh tế, với xã hội, với thiên nhiên với đời sống con người, với phong tục tập quán, với truyền thống dân tộc, do đó việc GDSK phải bao hàm rất nhiều chức năng, để giải quyết rất nhiều những vấn đề sức khoẻ. Trong rất nhiều vấn đề sức khoẻ, cần được quan tâm ở huyện Điện Biên Đông. Có vấn đề về tình trạng người dân, khi có những bức xúc và những khó khăn trong cuộc sống. Đã không đủ tỉnh táo, để tìm cho mình một phương cách, hay một hướng đi tốt đẹp, mà lại nghĩ ngay tới việc sử dụng lá ngón để giải quyết mọi vấn đề của cuộc sống. Lý do thì rất nhiều, yếu tố ảnh h­ưởng thì cũng không ít, như­ng những vấn đề cốt lõi và cấp bách cần giải quyết là gì? Can thiệp vào vấn đề đó như­ thế nào? Để tỷ lệ mắc và chết do ngộ độc lá ngón trên, được kiểm soát một cách chặt chẽ và có hiệu quả.

    • Đã có rất nhiều chủ trư­ơng chính sách, nghị quyết của Đảng và Nhà nước, trong đó có các chương trình dự án, ngân sách chi cho công tác tư vấn, tuyên truyền GDSK và công tác CSSKBĐ cho nhân dân, đặc biệt là nhân dân các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng biên giới hải đảo, quan tâm chăm sóc và có chế độ đãi ngộ đặc biệt cho bà con các dân tộc thiểu số, trong đó có người dân huyện Điện Biên Đông.

    • Nghiên cứu này được thiết kế theo nghiên cứu dịch tễ học mô tả kết hợp giữa hồi cứu các trường hợp ngộ độc lá ngón và cuộc điều tra cắt ngang. Nghiên cứu sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính.

    • Để phục vụ cho mục tiêu 1:

    • Tiến hành hồi cứu toàn bộ các báo cáo thống kê lưu trữ về người bệnh đến cấp cứu và điều trị ngộ độc tại bệnh viện huyện, phòng khám đa khoa khu vực, tất cả các xã trong huyện trong 3 năm (từ năm 2015 đến năm 2017); các hồ sơ bệnh án thu dung, cấp cứu, điều trị các ca bệnh ngộ độc, tử vong trong đó có bao gồm tất cả các hồ sơ bệnh án của người bệnh ngộ độc lá ngón trong khoảng thời gian trên. Với các số liệu này nhằm mô tả thực trạng về ngộ độc lá ngón tại huyện Điện Biên Đông.

    • Tiến hành điều tra phỏng vấn người thân trong gia đình của người NĐLN và cán bộ y tế xã, thôn về hoạt động sơ, cấp cứu ngộ độc lá ngón tại địa phương.

    • Để phục vụ cho mục tiêu 2:

    • Tiến hành điều tra phỏng vấn người dân về nhận thức thực hành phòng chống ngộ độc lá ngón, đồng thời tiến hành phỏng vấn sâu chính quyền và đại diện các ban ngành đoàn thể trong cộng đồng về chủ trương, đường lối cũng như các biện pháp quản lý, giáo dục người dân trong phòng chống ngộ độc lá ngón tại địa phương.

    • Chọn huyện: Chọn chủ đích huyện Điện Biên Đông là huyện có số mắc và tử vong do lá ngón cao nhất tỉnh Điện Biên.

    • Chọn xã điều tra hoạt động sơ cấp cứu và kiến thức thực hành về phòng chống NĐLN: Chọn chủ động 3 xã Húng Lìa, Phì Nhừ và Xa Dung là 3 xã có số người NĐLN cao nhất huyện.

    • * Với đối tượng ngộ độc lá ngón: Chọn mẫu toàn bộ số lượng ngộ độc lá ngón trong 3 năm 2015-2017. Việc chọn mẫu được thực hiện có chủ định. Chúng tôi tiến hành chọn toàn bộ số hồ sơ bệnh án của người bệnh có liên quan đến ngộ độc lá ngón tại các cơ sở y tế của huyện Điện Biên Đông trong khoảng thời gian từ 1/1/2015 đến 31/12/2017.

    • * Với đối tượng là người thân trong gia đình có người NĐLN của 3 xã: Chọn toàn bộ các gia đình có người NĐLN, mỗi gia đình 1 người. Tổng lượt đối tượng NĐLN của 3 xã là 155, trừ số trùng lặp qua các năm do đối tượng NĐLN nhiều lần và một số đối tượng từ chối tham gia nghiên cứu, tổng số điều tra được 124 người của 3 xã.

    • * Với đối tượng là người dân (từ 18 tuổi trở lên)

    • Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho cuộc điều tra xác định một tỷ lệ:

    • Trong đó:

    • - n: Cỡ mẫu

    • - Z2( 1-α/2) : Giá trị Z được lấy ở ngưỡng α = 0,05  z = 1,96

    • - p: là tỷ lệ hiểu biết đúng về lá ngón và ngộ độc lá ngón, ước tính là 70% (được lấy từ cuộc điều tra thử).

    • - d: Sai số tuyệt đối (d được xác định là 0,06).

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan